Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 28 - 31)

chứng từ:

1.2.5.1. Các bên tham gia:

 Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho người thụ hưởng theo L/C này. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu mở L/C thường là nhà nhập khẩu. Người yêu cầu mở L/C còn có thể được gọi bằng: Opener, Accountee hay Principal.

 Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C): là người được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C. Người thụ hưởng L/C có thể có những tên gọi khác nhau như: Seller, Exporter, Drawer hay Contractor.

 Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank) hay ngân hàng mở L/C (Opening Bank): là ngân hàng thực hiện việc phát hành L/C theo đơn của Người yêu cầu, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho Người yêu cầu. Ngân hàng phát hành (NHPH) thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồng mua bán. Nếu không có sự thỏa thuận trước thì nhà Nhập khẩu được phép tự chọn NHPH.

 Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng được ngân hàng phát hành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng thông báo (NHTB) thường là một ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu.

 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình vào L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH. Thông thường ngân hàng xác nhận (NHXN) là một ngân hàng lớn có uy tín và trong nhiều trường hợp NHTB được đề nghị là NHXN L/C.

 Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Đối với L/C có giá trị tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng đều có thể trở thành ngân hàng được chỉ định (NHđCĐ). Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của NHđCĐ là giống như NHPH khi nhận bộ chứng từ.

 Với L/C có giá trị tại NHPH (available with Issuing Bank): (4) (6’) (7) (6) (3) (6’) (1) (5) (8) (2) Giải thích:

(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

(2) Căn cứ các điều khoản và điều kiện hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu làm đơn theo mẫu gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng này phát hành một L/C cho nhà xuất khẩu hưởng.

(3) Căn cứ đơn mở L/C, nếu đồng ý, NHPH lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình ở nước nhà xuất khẩu để thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.

(4) Khi nhận được L/C, NHTB thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.

(5) Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng, nếu không phù hợp thì đề nghị sửa đổi, bổ sung L/C.

Nhà xuất khẩu Exporter

Ngân hàng chuyển chứng từ Remitting Bank Ngân hàng thông báo

Advising Bank

Ngân hàng phát hành L/C Issuing Bank

Nhà nhập khẩu Importer

(6) và (6’) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất trình (qua NHTB hoặc một ngân hàng khác) cho NHPH để được thanh toán.

(7) NHPH sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy xuất trình phù hợp thì tiến hành thanh toán; nếu thấy không phù hợp thì từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ và nguyên vẹn bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

(8) NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Chú ý rằng việc thể hiện hai ngân hàng là NHTB và ngân hàng chuyển chứng từ trong sơ đồ trên không có nghĩa là hai ngân hàng này phải hoàn toàn khác nhau, mà nhằm mục đích làm rõ:

- Nghiệp vụ thông báo L/C và việc chuyển chứng từ thanh toán là hai nghiệp vụ hoàn toàn độc lập với nhau. Nghĩa là NHTB L/C không nhất thiết phải đồng thời là ngân hàng chuyển chứng từ.

- Trong thực tế, NHTB L/C thường đồng thời là ngân hàng chuyển chứng từ thanh toán.

 Với L/C có giá trị tại NHđCĐ (available with Nominated Bank): NHPH L/C Issuing Bank NHđCĐ Nominated Bank NHTB Advising Bank Nhà nhập khẩu Importer Nhà xuất khẩu Exporter (4) (6’) (6)

(3) (7’) (7)

(7’)

(1) (5)

(8) (2)

Giải thích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các bước từ (1) – (5) giống như trường hợp khi L/C có giá trị tại NHPH.

(6) và (6’) Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lạp bộ chứng từ theo yêu cầu L/C và xuất trình cho NHđCĐ để được thanh toán.

(7) và (7’) NhđCĐ xuất trình chứng từ cho NHPH và đòi hoàn trả.

(8) NHPH đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã được nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.

Chú ý là việc thể hiện NHTB và NHđCĐ trên sơ đồ không có nghĩa là hai ngân hàng này phải hoàn toàn khác nhau, mà nhằm mục đích làm rõ:

- Việc thông báo L/C và việc được ủy quyền thanh toán hay chiết khâu L/C là hai nghiệp vụ độc lập với nhau. Nghĩa là NHTB và NHđCĐ không nhất thiết phải là cùng một ngân hàng.

- Trong thực tế, NHTB thường đồng thời là NHđCĐ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 28 - 31)