Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 43 - 51)

VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘ

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây:

Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội hoạt động trên địa bàn phía Nam Hà Nội, chủ yếu gồm quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì và nay được mở rộng thêm địa bàn một phần Hà Tây cũ sáp nhập. Khu vực hoạt động là khá rộng lớn, dân cư đông đúc, tình hình kinh tế của khu vực đang có những tăng trưởng tích cực. Đây là những điều kiện thuận lợi nhất định cho Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trong việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên địa bàn hoạt động tiềm năng cũng tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt khi nhiều NHTM khác cũng thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch tại địa bàn nhằm khai thác thị trường này.

Bên cạnh đó, giai đoạn 2008-2010 cũng chứng kiến nhiều biến động lớn của nền kinh tế thế giới: cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ bắt nguồn từ việc cho vay bất động sản dưới chuẩn kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt NHTM, hậu quả là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Không nằm ngoài vòng tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới này, Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng nhất định. 9 tháng đầu năm 2008, lạm phát không ngừng tăng cao, cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM diễn ra vô cùng khốc liệt. Đến cuối năm thì tăng trưởng kinh tế giảm sút mạnh, thâm hụt cán cân thương mại ở mức cao. Sang năm 2009,

suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế nước ta, khiến tình hình kinh tế Việt Nam càng nên khó khăn hơn bao giờ hết. Năm 2010, kinh tế thế giới cũng như Việt Nam bắt đầu hồi phục nhưng còn rất chậm chạp và vẫn còn đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng tiếp theo. Có thể nói, 2008- 2010 là một giai đoạn có rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh của các NHTM nói riêng.

Tuy nhiên, với việc thực hiện nghiêm túc chính sách, quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn, chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc chi nhánh cùng sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, trong 3 năm qua, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội vẫn đạt được cũng kết quả kinh doanh khả quan.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn:

Huy động vốn là một nghiệp vụ có chức năng vô cùng quan trọng đối với hoạt động của NHTM. Nó là tiền đề quyết định đến quy mô và khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như khẳng định vị thế và năng lực cạnh tranh của NHTM đó. Hoạt động huy động vốn càng được mở rộng với cơ cấu hợp lý sẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM.

Nắm bắt rõ điều này, ban lãnh đạo Ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Nam Hà Nội luôn chủ trương đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức, bằng nhiều biện pháp. Kết quả, trong những năm qua, nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn ở mức cao và tăng qua các năm.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn qua các năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng vốn huy động

- Kế hoạch 1860 2500 3200

- Thực hiện 2044 2570 3500

Tốc độ tăng trưởng 40% 25,7% 36,2%

Thực hiện so với kế hoạch

- Mức tăng tuyệt đối 184 70 300

- Tương đối 110% 103% 110%

Huy động vốn bình quân 1626 2376 3164

Tốc độ tăng trưởng 25,6% 46,1% 33,2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008-2010 của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội)

Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy được rằng, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội có sự tăng trưởng rõ rệt, đều vượt mức kế hoạch đề ra qua các năm 2008-2010.

Cụ thể, trong năm 2008, tổng vốn huy động thực hiện được là 2044 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch đề ra và tăng trưởng 40% so với năm 2007. Sang năm 2009, mức vốn huy động thực hiện đạt 2570 tỷ đồng, tăng 25,7% so với năm 2008. Năm 2010

là năm chứng kiến mức tăng cao của nguồn vốn huy động tại chi nhánh. So với năm 2009, lượng vốn huy động năm 2010 tăng 930 tỷ đồng (tương ứng với 36,4%), đạt tới con số 3500 tỷ đồng và vượt mức kế hoạch đề ra là 300 tỷ đồng .

Qua những con số trên, ta thấy được một sự tăng trưởng cao và mở rộng liên tục trong hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội. Việc mở rộng các phòng giao dịch, điểm giao dịch; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ về tiền gửi, thẻ ATM; ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn, năng động, tận tình, chu đáo đã đem lại những kết quả rất khả quan như trên cho Chi nhánh trong hoạt động huy động vốn.

Về cơ cấu của nguồn vốn huy động

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động qua các năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Theo loại tiền 2044 2570 3500

VNĐ Tỷ trọng 1856 90,8% 2351 91,5% 3187 91,1%

Ngoại tệ quy đổi VNĐ

Tỷ trọng 188 9,2% 219 8,5% 313 8,9%

2. Theo nguồn huy động TCKT Tỷ trọng 914 44,7% 1305 50,8% 1900 54,3% Dân cư Tỷ trọng 1130 55,3% 1265 49,2% 1600 45,7% 3. Theo thời hạn Không kỳ hạn Tỷ trọng 297 14,5% 472 18,4% 694 19,8% Dưới 12 tháng Tỷ trọng 1328 65% 1588 61,8% 2205 63% Trên 12 tháng Tỷ trọng 419 20,5% 510 19,8% 601 17,2% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008-2010 của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội)

Cơ cấu huy động bằng tiền VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng rất cao, đều chiếm trên 90% tổng nguồn. Lượng ngoại tệ quy đổi VNĐ huy động được đều tăng qua 3 năm. Mức tăng ở năm 2009 là 31 tỷ đồng và năm 2010 mức tăng này vượt lên mạnh: 94 tỷ đồng (ứng với tốc độ tăng 42,9%). Tỷ trọng ngoại tệ huy động quy đổi VNĐ

trong năm 2009 cũng là thấp nhất trong 3 năm. Từ cuối năm 2008, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã gặp nhiều khó khăn, điều này làm giảm nguồn thu ngoại tệ của doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng thu hút nguồn vốn ngoại tệ của ngân hàng bị sụt giảm. Nhưng ngay sau khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, năm 2010 lượng ngoại tệ huy động của chi nhánh đã tăng trở lại.

Tiền huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đều tăng nhưng có sự thay đổi về cơ cấu khi trong năm 2008, nguồn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn (55,3%) như các năm trong giai đoạn trước. Nhưng sang năm 2009, tỷ trọng nguồn huy động từ tổ chức kinh tế đã vượt lên, tuy chênh lệch chưa rõ rệt, chỉ 1,6%. Và đến năm 2010 thì sự chênh lệch đã tăng lên 8,6% (nguồn huy động từ tổ chức kinh tế chiếm 54,3% tổng nguồn). Nguyên nhân là do từ giữa năm 2008, lãi suất huy động của chi nhánh không còn cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn, khi nhiều NHTM nhỏ lao vào cuộc chạy đua lãi suất nhằm “giành giật” vốn. Và nguồn huy động từ dân cư là nguồn nhạy cảm với lãi suất, đã bị giảm tỷ trọng đáng kể.

Trong năm 2010, Chi nhánh tiếp tục tiếp cận được những khách hàng là các tổ chức tín dung, tổ chức tài chính, doanh nghiệp và đã huy động được một lượng tiền lớn từ các TCKT này. Nguồn huy động từ TCKT tăng cao và vẫn tập trung vào một số tổ chức lớn như Bảo hiểm, Công ty mua bán nợ và một số doanh nghiệp như Công ty Tasco, Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển, Tổng công ty Lâm nghiệp.

Đặc điểm nguồn huy động từ TCKT là tuy cao nhưng kỳ hạn lại ngắn, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn do yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh lãi suất cũng khiến cho các cá nhân gửi tiền với kỳ hạn ngắn, do mặt bằng lãi suất là như nhau giữa ngắn và trung, dài hạn. Các yếu tố này đã khiến cho tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng đều tăng. Còn tỷ trọng tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng thì giảm 3,3% từ năm 2008-2010. Năm 2010, tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng cao, từ 1588 tỷ đồng năm 2009 lên 2205 tỷ đồng (ứng với 617 tỷ đồng và tốc độ tăng là 38,9%).

Trong năm 2010, Chi nhánh đã mở thêm 2 điểm giao dịch, bên cạnh 3 phòng giao dịch đã có, nhằm mở rộng và phát triển thị trường, tạo điều kiện tiếp cận khách hàng ; từ đó phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác huy động vốn. 2.1.3.2. Hoạt động tính dụng:

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Đây là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho NHTM. Ở các nước phát triển là khoảng 60% tổng lợi nhuận của ngân hàng. Còn ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay là khoảng 90% lợi nhuận của ngân hàng. Điều này thể hiện rõ hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng bậc nhất của một NHTM.

Xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, ban lãnh đạo Chi nhánh đã không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng. Là đơn vị kinh doanh nên mục tiêu lợi nhuận luôn được ưu tiên. Nhưng không vì thế mà Chi nhánh bỏ qua những quy định an toàn. Với nguyên tắc tín dụng “Chất lượng, an toàn, hiệu quả”, tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua là khá tích cực. Điều này được thể hiện một cách tổng quan qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.3. Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ tín dụng cuối kỳ

- Kế hoạch 1160 1400 1650

- Thực hiện 1159 1410 1700

Tốc độ tăng trưởng 48,7% 21,7% 20,6%

Thực hiện so với kế hoạch

- Mức tăng tuyết đối -1 10(*) 50

- Tương đối 100% 100% 103%

Dư nợ tín dụng bình quân 933 1386 1628

Tỷ lệ nợ xấu 2,95% 1,71% 1,35%

Tỷ lệ nợ quá hạn 2,96% 2,14% 1,88%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008-2010 của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội)

Về tổng dư nợ tín dụng:

Dư nợ tín là chỉ tiêu xác thực để đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Tuy trong giai đoạn phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dư nợ tín dụng của Chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng và hoàn thành kế hoạch được giao.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng dư nợ tính đến hết năm 2010 là 1700 tỷ đồng (đạt 103% so với kế hoạch). Năm 2009, do biến động tỷ giá USD và EUR vào cuối năm nên dư nợ ngoại tệ quy đổi VNĐ của chi nhánh tăng 14 tỷ đồng. Do vậy, dư nợ cuối năm 2009 là 1396 tỷ đồng.

Tổng dư nợ của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của năm 2009 và 2010 cùng ở khoảng 20%, đã hạ nhiệt so với mức 48,7% của năm 2008. Đây là kết quả của việc thực hiện nghiêm túc chính sách của NHNN và chỉ đạo của Tổng giám đốc về việc thực hiện giới hạn tăng trưởng tín dụng.

Về chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đều ở mức an toàn và có xu hướng giảm dần là một dấu hiệu tốt. Năm 2010, tổng nợ xấu là 22,9 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,35% tổng dư nợ. Đạt được kết quả này là do chính sách tín dụng linh hoạt cùng với sự hoạt động, phối hợp hoạt động hiệu quả của các Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản trị tín dụng và Phòng Quản lý rủi ro.

Về cơ cấu tín dụng:

Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng qua các năm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Theo loại tiền 1159 1410 1700

- VNĐ

Tỷ trọng 78,7%912 82,4%1162 83,7%1423

- Ngoại tệ quy đổi VNĐ

Tỷ trọng 247 21,3% 248 17,6% 277 16,3% 2. Theo thời hạn - Ngắn hạn Tỷ trọng 710 61,3% 630 44,7% 700 41,2% - Trung, dài hạn Tỷ trọng 39,7%449 55,3%780 58,8%1000 3. Theo thành phần kinh tế - Kinh tế quốc doanh

Tỷ trọng 25%290 19%268 17,9%305

- Kinh tế ngoài quốc doanh

Tỷ trọng 75%869 114281% 82,1%1395 4. Theo mức độ TSĐB - Có TSĐB Tỷ trọng 69%799 67%944 68,4%1162 - Không có TSĐB Tỷ trọng 360 31% 466 33% 538 31,6% (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008-2010 của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội)

Tính đến 31/12/2010, dư nợ tín dụng ngắn hạn là 700 tỷ đồng, tăng 70 tỷ so với năm 2009 và xấp xỉ mức của năm 2008. Tỷ trọng của dư nợ tín dụng ngắn hạn có sự giảm mạnh, đến 20,1% trong 2 năm. Dư nợ tín dụng trung dài hạn đến cuối năm 2010 là 1000 tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm 2009 và đạt 104% kế hoạch đề ra. Trong đó, cho vay trung dài hạn thương mại là 490 tỷ đồng, cho vay đồng tài trợ dài hạn là 474 tỷ đồng và cho vay TCTD (Công ty Tài chính công nghiệp Tàu thủy) 36 tỷ đồng.

cao và tăng qua các năm. Năm 2010, chỉ tiêu này đạt 1395 tỷ đồng, chiếm 82,1% tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh. Điều này là phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động của chi nhánh. Quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì tập trung chủ yếu các hộ gia đình, công ty tư nhân có quy mô nhỏ. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng thực hiện tốt và hiệu quả Chính sách khách hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam theo phương châm sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.

Nhằm đảm bảo công tác an toàn cho hoạt động tín dụng bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, tỷ trọng dư nợ tín dụng có TSĐB của Chi nhánh luôn ở mức tốt và ổn định. Tính trong năm 2010, dư nợ tín dụng có TSĐB đạt 1162 tỷ đồng, tương ứng với mức tỷ trong 68,4% tổng dư nợ.

Với việc chủ động và tích cực tiếp cận khách hàng, không ngừng nỗ lực, cố gắng, gắn mục tiêu tăng trưởng với đảm bảo an toàn, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi trong hoạt động tín dụng những năm qua, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác của Chi nhánh.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Với những cố gắng và nỗ lực không ngừng trong thời gian qua, Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận không chỉ trong hoạt động huy động vốn và tín dụng như trên mà các hoạt động dịch vụ khác cũng có những sự tăng trưởng đáng kể. Chính vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua là rất khả quan. Dưới đây là bảng số liệu cho thấy những nét tổng quan nhất về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội trong giai đoạn 2008-2010:

Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Nam Hà Nội

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 TH Năm 2009 TH Năm 2010 TH 2010 KH 2010 % HTKH % TT so 2009 Thu dịch vụ ròng 12,6 18,9 24,7 24 103% 30,7%

Chênh lệch thu chi 53 46,9 65,3 62 105,3% 39,2%

Trích DPRR 23 5 10 10 100% 100%

Định biên lao động 102 112 121 120 100,8% 8% Lợi nhuận trước thuế BQĐN 0,294 0,374 0,457 0,433 105,5% 22,2%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008-2010 của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội đã có những sự tăng trưởng rõ rết. Các khoản thu từ dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w