Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 33 - 37)

thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại:

Để đánh giá hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, người ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu. Và để thấy rõ tình hình hoạt động này thì ta sẽ xem xét trên ba nhóm chỉ tiêu là: Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập và nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro.

 Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ:

Khái niệm: Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là tổng giá trị các khoản thanh toán quốc tế đã thực hiện theo phương thức này tại ngân hàng.

Công thức tính: Doanh số TTQT theo phương thức L/C = Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu + Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu Trong đó:

Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu: là giá trị thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu: là doanh số báo có hàng xuất khẩu từ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu doanh số TTQT theo phương thức TDCT phản ánh khả năng của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức này. Doanh số cao cho thấy số món TTQT theo phương thức TDCT nhiều và trị giá các món L/C lớn. Từ đó chứng tỏ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của Ngân hàng có quy mô lớn, được mở rộng.

Chỉ tiêu này cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến doanh thu của ngân hàng trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Vì phần lớn doanh thu thu được từ hoạt động dịch vụ này là phí thanh toán L/C, mà phí này lại được tính bằng một số phần trăm nhất định nào đó của trị giá L/C. Do đó, để tăng doanh thu, thu được nhiều lợi nhuận, thì các ngân hàng luôn cố gắng để đạt doanh số TTQT theo phương thức TDCT cao.

 Số món thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ:

Khái niệm: Số món thanh toán quốc tế thương phương thức tín dụng chứng từ là tổng số lượng L/C đã được thực hiện tại ngân hàng.

Công thức tính:

Số món TTQT theo

phương thức L/C = Số món L/C nhập khẩu + Số món L/C xuất khẩu

Ý nghĩa: Như đã phân tích ở trên, để đạt được doanh số TTQT theo phương thức TDCT cao thì ngân hàng cần tăng số món thanh toán L/C và giá trị các món thanh toán L/C lớn. Giá trị món thanh toán thì phụ thuộc vào hợp đồng mua bán

hàng hóa giữa nhà nhập khẩu và xuất khẩu. Số món thanh toán L/C tăng chứng tỏ khả năng thu hút khách hàng, tạo niềm tin cho khách hàng của ngân hàng.

 Mạng lưới ngân hàng đại lý:

Khái niệm: Ngân hàng đại lý là các ngân hàng tại nước ngoài có liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại, tại đó ngân hàng có tài khoản Nostro (tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có số dư bằng ngoại tệ).

Ý nghĩa: Để hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức L/C nói riêng được mở rộng, phát triển và đạt hiệu quả cao thì yêu cầu ngân hàng phải có mạng lưới ngân hàng đại lý có uy tín, đáng tin cậy rộng khắp tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới.

Điều này không chỉ đảm bảo cho hoạt động TTQT theo phương thức L/C diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, phục vụ mọi nhu cầu về TTQT của khách hàng tại bất kỳ quốc gia nào mà còn giúp ngân hàng tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo hoạt động TTQT theo phương thức L/C được an toàn, có hiệu quả vì các ngân hàng đại lý còn cung cấp cho ngân hàng những thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về tình hình tài chính của khách hàng đối tác.

Mạng lưới ngân hàng đại lý càng rộng khắp và đáng tin cậy thì cho thấy quy mô hoạt động TTQT theo L/C của ngân hàng càng lớn. Đồng thời, nó cũng thể hiện vị trí và uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.

1.2.7.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập:

 Doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ:

Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là số tiền thực tế ngân hàng thu được từ hoạt động thanh toán này.

Doanh thu TTQT theo phương thức TDCT bằng tổng số phí ngân hàng thu được từ khách hàng khi thực hiện hoạt động thanh toán này. Nó bao gồm:

- Phí phát hành L/C, phí sửa đổi L/C, phí hủy L/C, phí thanh toán L/C, phí phát hành bảo lãnh nhận hàng, phí ký hậu vận đơn,…

- Phí thông báo L/C, phí thông báo sửa đổi L/C, phí xác nhận L/C, phí thông báo xác nhận L/C, phí thanh toán L/C, phí chuyển nhượng L/C,…

 Lợi nhuận từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ:

NHTM cũng là một tổ chức kinh tế, chính vì vậy mục tiêu hoạt động của nó là lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận, trong đó có lợi nhuận từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, chính là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức L/C nói riêng.

Khái niệm: Lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là số tiền ngân hàng thu được từ hoạt động này sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động.

Công thức tính: Lợi nhuận thu được từ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động TTQT theo phương thức L/C

=

Doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương

thức L/C

-

Chi phí cho hoạt động TTQT theo phương

thức L/C Trong đó, chi phí cho hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT là tất cả các khoản chi phí mà NHTM phải bỏ ra để phục vụ cho việc thực hiện và phát triển hoạt động thanh toán này.

Chi phí này bao gồm các khoản: Phí điện SWIFT, chi phí cho nhân viên TTQT, chi phí mua sắm, tu sửa máy móc thiết bị, hệ thống mạng điện tử phục vụ cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, ,…

Ý nghĩa: Lợi nhuận từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT phản ánh rõ nhất tình hình của hoạt động dịch vụ này. Lợi nhuận cao chứng tỏ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của ngân hàng là có hiệu quả, từ đó còn thúc đẩy các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng phát triển.

1.2.7.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro:

Bất kỳ một hoạt động kinh tế nào cũng đều gặp phải những rủi ro nhất định. TTQT lại là một hoạt động kinh tế quốc tế, liên quan đến các bên tại những quốc gia khác nhau nên nguy cơ xảy ra rủi ro càng lớn hơn. Chính vì thế hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT theo phương thức TDCT nói riêng luôn tồn tại những rủi ro nhất định mà đã được phân tích kỹ ở các phần trước đây.

Để đánh giá hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, chúng ta cũng cần đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động này tại ngân hàng. Có nhiều loại rủi ro cho NHTM trong hoạt động TTQT theo phương thức L/C, tuy nhiên, để đánh giá thì ta có thể xét trên hai chỉ tiêu là: Số vụ tranh chấp trong TTQT theo phương thức TDCT và chi phí phát sinh do rủi ro mà NHTM phải chịu trong hoạt động này.

 Số vụ tranh chấp trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT:

Số vụ tranh chấp trong TTQT theo phương thức L/C phản ánh được chất lượng và hiệu quả của hoạt động này tại NHTM. Chưa cần xét kết quả ngân hàng có phải chịu bồi thường, làm tăng chi phí, giảm doanh thu của hoạt động TTQT theo phương thức TDCT hay không nhưng các vụ tranh chấp này có thể làm giảm vị thế và uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.

 Chi phí phát sinh do rủi ro trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT:

Những rủi ro xảy ra khi nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, thậm chí không thể thanh toán cho ngân hàng không chỉ làm giảm doanh thu mà còn làm phát sinh các chi phí khác, từ đó làm giảm lợi nhuận của hoạt động TTQT theo phương thức L/C.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 33 - 37)