Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động Marketing ngân hàng:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 74 - 76)

ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHANH NAM HÀ NỘ

3.2.6. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động Marketing ngân hàng:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, hoạt động Marketing ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng, góp phần tích cực vào thành công của hoạt động kinh doanh của NHTM, trong đó có hoạt động TTQT theo phương thức TDCT.

Hiện nay, hoạt động Marketing của Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội vẫn chưa được chú trọng đúng mức, đặc biệt là hoạt động Marketing cho hoạt động TTQT.

Vì vậy để tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng thì Chi nhánh cần đẩy mạnh Marketing, tăng cường quảng cáo và tiếp thị các sản phẩm dịch vụ của mình, có những chính

sách hình thức ưu đãi, khuyến mại phù hợp. Bên cạnh đó, phải tìm hiểu thường xuyên nhu cầu của khách hàng và tiếp xúc với các khách hàng, nhất là các doanh nghiệp XNK có nhu cầu TTQT qua Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội. Cụ thể:

Thứ nhất, cần tăng cường công tác quảng báo thương hiệu, uy tín của ngân

hàng; giới thiệu sản phẩm dịch vụ, nhất là các dịch vụ TTQT. Công việc này phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp trên nhiều phương tiện, bằng nhiều phương thức như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát hành sổ tay về hoạt động TTQT và phương thức TDCT, trực tiếp tiếp thị cho khách hàng,…

Thứ hai, Chi nhánh nên thường xuyên phát hành các báo cáo tổng kết năm gửi

tới khách hàng để khách hàng nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng vừa để tìm hiểu, nắm được nhu cầu và nguyện vọng của khách hàng vừa cho khách hàng thấy sự quan tâm của ngân hàng đến họ, tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

Thứ ba, có những hình thức ưu đãi về vốn vay tài trợ XNK, ưu đãi về tỷ lệ ký quĩ trong việc mở L/C hay chiết khấu hối phiếu trên cơ sở thẩm định chính xác tình hình khách hàng. Từ đó giúp các doanh nghiệp XNK giảm bớt khó khăn về tài chính, Chi nhánh sẽ thu hút được khách hàng.

3.2.7. Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ:

Sự đa dạng hoá dịch vụ TTQT theo phương thức L/C sẽ chứng tỏ được quy mô, chất lượng của hoạt động này của ngân hàng và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng.

Hiện nay, giá trị TTQT theo phương thức TDCT vẫn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng giá trị TTQT tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội. Nhưng lại chỉ chủ yếu tập trung vào hai loại L/C là L/C trả ngay và L/C trả chậm. Do đó, Chi nhánh có thể thực hiện đa dạng hoá các loại L/C để mở rộng thị phần TTQT của mình khi nhu cầu về TTQT là ngày càng đa dạng, với nhiều loại L/C.

- Khi quan hệ ngoại thương càng phát triển thì các hình thức kinh doanh qua trung gian ngày càng có xu hướng mở rộng. Trong TTQT cho hoạt động kinh doanh này, Chi nhánh nên áp dụng các loại L/C phù hợp như L/C giáp lưng, L/C chuyển nhượng để đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia.

- Đối với hàng gia công, hàng đổi hàng hay hàng được giao thường xuyên, nhiều lần theo chu kỳ thì nên áp dụng phương thức TDCT bằng L/C tuần hoàn.

- Đối với những sản phẩm hàng hoá mau bị hư hỏng, kém chất lượng như nông sản, thủy hải sản (những sản phẩm xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của Việt Nam), Chi nhánh cần đưa vào áp dụng L/C dự phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng ngoại thương, bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 74 - 76)