Hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 64 - 69)

VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘ

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế.

Thứ nhất, quy mô của hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT vẫn

còn hạn chế. Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh. Doanh số và số món thanh toán L/C trong ba năm qua lại có xu hướng sụt giảm, cho thấy khả năng thu hút khách hàng trong hoạt động TTQT của Chi nhánh còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, hoạt động TTQT theo phương thức TDCT chưa đa dạng.

Việc cung ứng các dịch vụ TTQT mới chỉ dừng lại ở việc thanh toán theo một số phương thức truyền thống như thanh toán chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán L/C. Việc đưa vào sử dụng các loại hình L/C mới như L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng, L/C có điều khoản đỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi do quy trình khá phức tạp .

Hoạt động TTQT theo phương thức TDCT cũng chưa mở rộng được đối tượng khách hàng phục vụ và mặt hàng thanh toán L/C, chủ yếu vẫn là các mặt hàng máy móc thiết bị, các doanh nghiệp nhập khẩu hạt nhựa, giấy, kim loại và hóa chất.

Thứ ba, tình trạng mất cân đối giữa L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu là khá

nghiêm trọng khi doanh số và số món thanh toán L/C xuất khẩu quá ít (chỉ chiếm trung bình khoảng 9% doanh số thanh toán L/C) mà lại chưa có xu hướng sẽ tăng trưởng rõ rệt trong tương lai.

Thứ tư, biểu phí TTQT theo phương thức TDCT còn khá cao so với các

phương thức TTQT khác và cũng cao hơn so với các NHTM khác. Điều này làm giảm tính cạnh tranh của phương thức TDCT và tính cạnh tranh của ngân hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể lựa chọn các phương thức TTQT khác với chi phí rẻ hơn hoặc có thể đến với những NHTM khác có mức phí thấp hơn.

2.3.2.2. Nguyên nhân:

Những hạn chế trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội là do tác động của cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Thứ nhất, quy trình nghiệp vụ (Quy định về nghiệp vụ tác nghiệp tài trợ

thương mại) tuy mới được sửa đổi bổ sung vào năm 2009 cho phù hợp với các điều kiện mới và nội dung của UCP 600 nhưng vẫn còn một số hạn chế. Quy trình vẫn còn khá rườm rà, phức tạp. Chưa có những quy định cụ thể trong việc giao dịch một số loại L/C đặc biệt như L/C điều khoản đỏ, L/C giáp lưng, L/C dự phòng, L/C đối ứng nên chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu thanh toán của khách hàng.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức cho hoạt động TTQT chưa hợp lý. Bộ phận TTQT

thuộc phòng Kế hoạch – Tổng hợp và việc thực hiện TTQT còn liên quan đến nhiều phòng ban khác như: Phòng QHKH, Phòng Quản trị tín dung, Phòng Quản lý rủi ro,... mà sự phối hợp giữa cá phòng ban đôi lúc còn lỏng lẻo, chồng chéo, gây mất thời gian. Bên cạnh đó, thủ tục xin cấp tín dụng cho khách hàng vẫn phải qua nhiều khâu và liên quan đến nhiều phòng ban với quy trình thẩm định phức tạp, khắt khe làm giảm khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

Thứ ba, công nghệ ngân hàng còn chưa thực sự linh hoạt và đáp ứng được nhu

cầu thực tế. Việc triển khai đưa vào ứng dụng chương trình TF-SIBS đã là một kết quả đáng khen ngợi của Chi nhánh. Tuy nhiên, chương trình trong hoạt động TTQT theo phương thức TDCT còn chưa được khai thác hết, mức độ tự động hóa của chương trình chưa cao. Khía cạnh thu thập thông tin cũng còn có hạn chế nhất định.

Thứ tư, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên vẫn

còn hạn chế. Mặc dù Chi nhánh đã thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ bằng việc tạo điều kiện đi khảo sát và trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ cũng như học tập nghiệp vụ ngân hàng hiện đại song vẫn còn thua kém những ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất tốt thì họ còn có chiến lược khách hàng hợp lý, theo dõi khách hàng sát sao, áp dụng triệt để Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên tác phong của họ phần nào cũng năng động hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ TTQT đều còn trẻ, tuy năng động, nhiệt tình nhưng lại thiếu kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương.

Thứ năm, hoạt động tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng mới chỉ dừng ở việc

giới thiệu, giải thích từng bước trong quy trình nghiệp vụ TTQT theo phương thức L/C; còn việc tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức TTQT, lựa chọn NHTB, thậm chí bạn hàng hầu như là không đáng kể.

Thứ sáu, công tác Marketing cho hoạt động TTQT nói chung và phương thức

hàng truyền thống, chưa tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Các chương trình giới thiệu sản phẩm, khuyến mại, tặng thưởng cho khách hàng tham gia hoạt động TTQT chưa được chú trọng bằng các hoạt động khác như hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng. Ngoài ra, với ý thức là một trong những ngân hàng lớn và có uy tín nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam, nên chính sách giá trong Marketing của ngân hàng vẫn chưa được linh hoạt, mức phí TTQT theo phương thức TDCT là chưa có sức cạnh tranh so với nhiều NHTM khác.

Thứ bảy, hoạt động tài trợ thương mại XNK chưa được tăng cường, mở rộng.

Việc xét duyệt và thủ tục tín dụng tài trợ XNK còn rườm rà, chồng chéo giữa các bộ phận, gây khó khăn cho các doanh nghiệp XNK.

 Nguyên nhân khách quan:

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan đến từ chính nội tại Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội như nêu trên, thì hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của Chi nhánh vẫn tồn tại nhiều hạn chế còn do những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ chính sách vĩ mô của Nhà nước, tình hình kinh tế thế giới, khách hàng và các đối thủ cạnh tranh.

Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp lý quy định cho hoạt động TTQT, đặc

biệt là cho phương thức còn chưa đầy đủ và đồng bộ. Việt Nam chưa có Luật quốc gia cho hoạt động TTQT. Hiện nay, các NHTM Việt Nam đều áp dụng UCP 600 làm căn cứ cho hoạt động TTQT theo phương thức TDCT. Tuy nhiên, UCP 600 chỉ là quy tắc theo thông lệ quốc tế, không phải là luật áp dụng; do đó các NHTM còn có những hiểu biết khác nhau về những quy tắc, điều khoản trong UCP 600. Thêm vào đó lại không có văn bản hướng dẫn chung nào cho việc áp dụng UCP 600 vào hoạt động TTQT theo phương thức TDCT cho các NHTM. Điều này rất dễ dẫn đến những nhầm lẫn, tranh chấp. Đối với ngân hàng còn vậy thì đối với những khách hàng có nhu cầu TTQT bằng L/C thì việc nắm bắt các quy tắc này càng gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Thứ hai, cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại còn nhiều

bất cập. Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép XNK, biếu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng. Thời gian kể từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành lại thường ngắn, không đủ để các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, Chính phủ chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp XNK. Trong hoạt động

XNK, các thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa có sự liên kết phối hợp giữa các ban ngành, các quy định còn chồng chéo gây phiền toái cho khách hàng, tốn kém thời gian và chi phí. Hoạt động XNK bị ảnh hưởng như vậy sẽ tác động đến hoạt động TTQT và phương thức L/C của các NHTM.

Thứ ba, quy chế quản lý ngoại hối của NHNN còn tồn tại một số vấn đề. Trong

thời gian qua, NHNN đã đưa ra những chính sách nhằm làm tỷ giá hối đoái trên thị trường liên ngân hàng và trên thị trường tự do sát nhau hơn, phần nào phản ánh cung cầu trên thị trường, nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa phát triển, nguồn ngoại tệ không ổn định, gây khó khăn cho hoạt động TTQT.

Thứ tư, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh

những cơ hội có được thì những thách thức mà một nền kinh tế còn nhỏ bé như Việt Nam phải đối mặt cũng không phải là ít. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng KT-TC toàn cầu từ năm 2008 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nhiều quốc gia, và Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Các nền kinh tế Mỹ, EU – thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam gặp khủng hoảng đã làm giảm kinh ngạch xuất khẩu, từ đó tác động đến hoạt động TTQT và phương thức L/C.

Thứ năm, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các NHTM trên địa bàn thành

phố Hà Nội cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động TTQT của Chi nhánh Nam Hà Nội. Sự cạnh tranh trong hoạt động TTQT nói chung và phương thức L/C nói riêng không chỉ đến từ các NHTM Việt Nam mà còn cả các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng nước ngoài thường có lợi thế về thông tin hiện đại, thủ tục tín dụng đơn giản, có kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách ngân hàng.

Thứ sáu, các doanh nghiệp XNK Việt Nam còn rất hạn chế trong việc nắm rõ

luật pháp, công ước, thông lệ quốc tế, quy trình TTQT, nhất là phương thức L/C – một phương thức khá phức tạp. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ còn kém, kinh nghiệm làm ăn buôn bán với đối tác nước ngoài còn thiếu. Do đó các doanh nghiệp XNK Việt Nam thường thiếu tự tin trong các giao dịch, đàm phán quốc tế, dễ gặp phải bất lợi, bị đối tác nước ngoài lừa đảo và gặp những rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch, ảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của ngân hàng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 64 - 69)