Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 56 - 64)

VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘ

2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh:

chứng từ tại Chi nhánh:

2.2.2.1. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh:

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động dịch vụ Ngân hàng đối ngoại ngày càng được các Ngân hàng quan tâm, mở rộng phát triển. Và tiêu biểu là hoạt động TTQT. Nắm bắt rõ tình hình này, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nói chung và Chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng đã luôn không ngừng cố gắng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng hoạt động; từ đó từng bước hoàn thiện, phát triển hoạt động TTQT.

Tuy nhiên, hoạt động Ngân hàng đối ngoại nói chung và TTQT nói riêng lại chịu những ảnh hưởng trực tiếp và không nhỏ từ tình hình kinh tế - tài chính thế giới. Thực tế là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu 2008-2009 đã dẫn tới sự giảm sút của hoạt động XNK và gây ra những biến động thất thường trong tỷ giá, từ đó ảnh hưởng lớn tới hoạt động TTQT của hệ thống NHTM nói chung và Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội nói riêng. Chính vì thế, hoạt động TTQT tại chi nhánh trong giai đoạn 2008-2010 có xu hướng biến động, tăng giảm không ổn định.

 Điều này trước hết được thể hiện ở doanh số thanh toán quốc tế tại chi nhánh trong giai đoạn 2008-2010 theo bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Doanh số thanh toán quốc tế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Trị giá Biến động Trị

giá Biến động Trị giá Biến động

TĐ TgĐ TĐ TgĐ TĐ TgĐ

Thanh toán L/C 38,5 18,3 90,6% 50 11,5 29,9% 44 -6 -12% Thanh toán Nhờ thu 5,85 1,95 50% 2,5 -3,35 -57,3% 2,5 0 0% Thanh toán TT 15,4 4,2 10,7% 11 -4,4 -28,6% 10 -1 -9,1%

Tổng 59,75 24,45 60,8% 63,5 3,75 6,3% 56,5 -7 -11,2%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp – Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động TTQT tại Chi nhánh có sự biến động tăng giảm giữa các năm. Tổng doanh số TTQT năm 2008 là 59,75 triệu USD, tăng 60,8% so với năm 2007 trước đó. Sang năm 2009, doanh số TTQT tăng nhẹ ở mức 6,3% và đạt kết quả 63,5 triệu USD. Và năm 2010 vừa qua thì doanh số này lại chỉ là 56,5 triệu USD, giảm 7 triệu USD (tương đướng 11,2%).

Trong các phương thức TTQT thì doanh số thanh toán Nhờ thu và TT đều có xu hướng giảm. Còn doanh số thanh toán L/C thì biến động tăng giảm, nhưng nếu nhìn lại con số này ở giai đoạn trước thì có thể thấy, xét trung bình trong giai đoạn 2008-2010 thì doanh số thanh toán L/C đã có những sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Nguyên nhân của tình hình biến động doanh số TTQT như trên chủ yếu là do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu từ năm 2008, gây ra những biến động trong nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế.

 Doanh số TTQT biến động tăng giảm đương nhiên cũng khiến cho lợi nhận thu được từ hoạt động TTQT trong tình trạng như vậy. Biểu đồ lợi nhuân TTQT dưới đây cho ta thấy điều này:

Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận Thanh toán quốc tế

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp – Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội)

Khi mà lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh trong 3 năm qua đều đạt mức tăng trưởng ổn định đến 39% thì lợi nhuân từ hoạt động TTQT, chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, không thể có được mức tăng trưởng ổn định.

Hơn nữa, ta cũng có thể thấy, lợi nhuận từ hoạt động TTQT vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong toàn bộ lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh và tỷ trọng này còn đang có xu hướng giảm. Điều này đề ra yêu cầu cho Chi nhánh phải hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng.

2.2.2.2. Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh:

Số món thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ:

Số món TTQT theo phương thức TDCT là chỉ tiêu mô tả quy mô cũng như khả năng thu hút khách hàng của Ngân hàng trong hoạt động này. Số món TTQT theo phương thức TDCT là tổng số món thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu.

Nắm bắt được tầm quan trọng và vai trò ngày càng cao của hoạt động TTQT theo L/C, Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội đã luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng, hoàn thiện hoạt động. Kết quả là so với các giai đoạn trước thì nhìn chung giai đoạn 2008-2010 đã đạt được sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động TTQT theo L/C, thể hiện ở số món TTQT theo L/C tăng hơn hẳn. Tuy nhiên, tình hình cụ thể của từng năm trong giai đoạn vừa qua như thế nào thì được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.7. Số món thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số món Tỷ trọng Số món Tỷ trọng Số món Tỷ trọng

L/C nhập khẩu 196 96,6% 186 98,4% 149 97,4%

L/C xuất khẩu 7 3,4% 3 1,6% 5 2,6%

Tổng 203 100% 189 100% 154 100%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp – Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số món TTQT theo phương thức L/C có xu hướng giảm giữa các năm trong giai đoạn qua. Điều này một phần do những nguyên nhân khách quan nhưng cũng thể hiện năng lực cạnh tranh, khả năng thu hút khách hàng của Chi nhánh trong hoạt động này là chưa tốt và hiệu quả và sự tăng trưởng của cả giai đoạn so với những năm trước đó là chưa bền vững, ổn định.

Số món TTQT theo L/C năm 2008 là 203 món, trong đó L/C nhập khẩu là 196 món, L/C xuất khẩu là 7 món. Năm 2009, số món TTQT theo L/C giảm xuống còn 189 món (tức giảm 14 món, trong đó, L/C nhập khẩu giảm 10 món, L/C xuất khẩu giảm 4 món). Sang năm 2010, tình hình này vẫn chưa được cải thiện mà còn bị sụt giảm nghiêm trọng hơn, chỉ đạt mức 154 món, trong đó L/C nhập khẩu là 149 món.

Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do những nhân tố bất lợi đến từ nền kinh tế thế giới, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đã ảnh hưởng tới hoạt động XNK. Bên cạnh đó là do những chính sách quản lý vĩ mô, mà chủ yếu chính sách XNK của Nhà nước. Những yếu tố trên làm biến động tình hình

XNK, từ đó tác động đến tình hình TTQT nói chung và TTQT theo L/C nói riêng mà thể hiện trước tiên là ở số món TTQT theo L/C.

Tuy nhiên mức giảm này cũng có thấy khả năng thu hút khách hàng thực hiện TTQT của Chi nhánh là chưa cao, bị những nhân tố khách quan chi phối nhiều mà chưa có những chính sách Marketting, chính sách khách hàng hợp lý.

Cơ cầu mặt hàng số món thanh toán theo L/C nhập khẩu tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trong thời gian qua được thấy rõ qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu mặt hàng số món thanh toán theo L/C nhập khẩu

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp – Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội)

Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các mặt hàng thanh toán L/C nhập khẩu tại Chi nhánh là những mặt hàng như máy móc thiết bị, hạt nhựa, kim loại, hóa chất, giấy. Chủng loại là chưa đa dạng, phong phú, cho thấy chi nhánh mới chỉ thực hiện hoạt động TTQT cho những khách hàng truyền thống và chưa có các chính sách thu hút những thàh phần khách hàng tiềm năng khác.

Có thể thấy, tại Việt Nam, khi nền kinh tế gặp khó khăn thì mức độ nhập siêu lại càng gia tăng. Cụ thể như năm 2008, khi khủng hoảng đã bắt đầu xảy ra, nhưng nhập khẩu ô tô (cả thiết bị và nguyên chiếc) của nước ta vẫn tăng cao và lập kỷ lục. Sang năm 2009, tình hình có giảm nhiệt nhưng khi nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng mạnh mẽ thì giá các máy móc trang thiết bị hiện đại giảm tương đối. Trước cơ hội này, dù cũng gặp những khó khăn nhất định nhưng các doanh nghiệp Việt Nam với nhu cầu về MMTB hiện đại là rất lớn và cần thiết đã đẩy mạnh nhập khẩu mặt hàng này.

Những tình trạng trên khiến trong 2 năm 2008-2009, nhập siêu của nước ta tăng cao. Điều này lại làm hoạt động TTQT có nhiều cơ hội phát triển, thể hiện ở số món TTQT theo L/C tại Chi nhánh đạt mức cao. Năm 2008 có đến 21 món thanh toán L/C nhập khẩu về mặt hàng ô tô. Và năm 2009 thì số món thanh toán L/C nhập khẩu về máy móc thiết bị tăng vọt lên con số 75 món.

Bước sang năm 2010, khi nền kinh tế thế giới cũng như trong nước bắt đầu có dấu hiệu hồi phục, tình hình nhập siêu được kiểm soát, do chính sách của nhà nước như chính sách hạn chế nhập khẩu ô tô và xuất phát từ chính sự giảm nhu cầu trong nhiều loại mặt hàng, nên số món thanh toán L/C nhập khẩu giảm mạnh.

Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ:

Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là chỉ tiêu cho thấy quy mô của hoạt động này và được tính trên cơ sở trị giá L/C xuất khẩu và trị giá L/C nhập khẩu. Doanh số TTQT theo phương thức L/C tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội trong giai đoạn qua được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.8. Doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhanh Nam Hà Nội

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Trị giá Biến động Trị giá Biến động Trị giá Biến động

Doanh số L/C 38,5 90,6% 50 29,9% 44 -12%

- L/C nhập khẩu 32,8 100% 48 46,3% 41 - 14,6%

- L/C xuất khẩu 5,7 50% 2 - 64,9% 3 50%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp – Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội)

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, doanh số TTQT theo phương thức L/C tại Chi nhánh trong ba năm qua là có sự tăng giảm qua các năm, cho thấy tình hình tăng trưởng chưa ổn định. Doanh số TTQT theo phương thức L/C năm 2008 là 38,5 triệu USD, tăng đến 90,6% so với năm 2007. Năm 2009, doanh số này tiếp tục đà tăng trưởng, đạt mức 50 triệu USD (ứng với mức tăng 39,9%). Nhưng sang năm 2010 vừa qua, doanh số lại bất ngờ tụt giảm xuống con số 44 triệu USD, tuy vẫn cao hơn năm 2008 nhưng so với năm 2009 đã giảm 12%.

Nguyên nhân của tình trạng này cũng bao gồm những nguyên nhân tác động đến số món TTQT theo L/C như phân tích ở trên. Tuy nhiên ta có thể thấy rằng, số món TTQT theo L/C tuy có tác động nhưng chưa chắc đã làm cho doanh số TTQT giảm. Vì doanh số còn phụ thuộc vào trị giá của L/C thanh toán.

Nếu so sánh tình hình biến động giữa số món và doanh số TTQT theo L/C ta sẽ nhận thấy xu hướng gia tăng trị giá của món L/C. Năm 2009, số món có giảm nhưng doanh số lại tăng đến 29,9%. Năm 2010, số món giảm mạnh, nhưng doanh số chỉ giảm 12% và vẫn cao hơn năm 2008. Đây là một tín hiệu đáng mừng và thể hiện phần nào nỗ lực của Chi nhánh trong việc hoàn thiện hoạt động TTQT theo L/C.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức L/C

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp – Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội)

Qua biểu đồ trên, ta thấy, chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh số TTQT theo L/C vẫn là L/C nhập khẩu. Con số này trong ba năm qua lần lượt là 85,2% - 96% - 93,2%. Điều này thể hiện sự mất cân đối trong L/C xuất khẩu và nhập khẩu. Việc thực hiện L/C xuất khẩu là rất ít từ số món cho đến doanh số và còn có xu hướng giảm, chưa thấy dấu hiệu tăng trưởng.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ chính nhu cầu và sự hiểu biết của khách hàng. Các doanh nghiệp XNK của Việt Nam khi tham gia mua bán trên thị trường quốc tế còn rất thiếu kinh nghiệm, họ chưa nắm rõ về các phương thức TTQT. Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu lại chưa có tầm nhìn khi hầu như chỉ thấy rằng phương thức L/C có chi phí cao hơn khá nhiều so với các phương thức TTQT khách mà chưa nhìn ra được những điểm ưu việt của phương thức này. Vì thế họ lựa chọn những phương thức TTQT đơn giản hơn, chi phí thấp hơn, nhưng điều đó cũng tiềm ẩn những rủi ro cao hơn. Ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài, do có sự am hiểu về trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm trên trường quốc tế, họ chủ yếu sử dụng phương thức TTQT theo L/C. Chính sự đối ngược này đã dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu. Bên cạnh đó cũng nên nhìn nhận rằng hoạt động tư vấn cho khách hàng của các NHTM nói chung và chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội nói riêng là chưa tốt.

Về cơ cấu doanh số thanh toán quốc tế:

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu doanh số thanh toán quốc tế

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp – Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội)

Từ biểu đồ trên ta nhận thấy TTQT theo L/C vẫn là một phương thức chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động TTQT tại chi nhánh. Năm 2008, tỷ trọng doanh số TTQT theo L/C là 64,4%. Sang năm 2009 và 2010, con số này còn tăng cao hơn, đều đạt mức khoảng 78%. Điều này khẳng định vị trí và vai trò ngày càng quan trọng của phương thức TTQT tho L/C trong hoạt động TTQT. Chính những ưu điểm vượt trội, dung hòa được lợi ích và rủi ro cho các bên nên phương thức này ngày càng được sử dụng phổ biến. Tuy các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự hiểu biết đúng đắn về

tầm quan trọng này nhưng do Việt Nam vẫn luôn là một nước nhập siêu mà như đã nói trên thì các đối tác xuất khẩu nước ngoài đã nắm bắt được những ưu điểm của phương thức L/C nên họ chủ yếu sử dụng phương thức này khi xuất khẩu hàng sang nước ta.

Lợi nhuận từ hoạt động TTQT theo phương thức TDCT:

Lợi nhuận từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất tình hình của hoạt động dịch vụ này. Lợi nhuận cao chứng tỏ hoạt động TTQT theo phương thức L/C của ngân hàng là có hiệu quả, từ đó còn thúc đẩy các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng phát triển. Vậy trước những tình hình về hoạt động TTQT theo L/C như đã phân tích ở trên thì lợi nhuận mà Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Việt Nam thu được từ hoạt động này là ra sao? Kết quả được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.9. Lợi nhuận từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Lợi nhuận TTQT theo

phương thức L/C 1553 93,7% 1762 95,6% 1423 95,2% Lợi nhuận TTQT theo

phương thức khác

105 6,3% 82 4,4% 72 4,8%

Tổng 1658 100% 1844 100% 1495 100%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp – Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Nam Hà Nội)

Qua bảng số liệu này ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động TTQT theo L/C của Chi nhánh qua các năm cũng có sự biến động tăng giảm trong giai đoạn qua, cũng như chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động TTQT đã phân tích ở mục trên. Năm 2008, lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo L/C là 1553 triệu đồng. Năm 2009, con số này tăng 13,5% và đạt 1762 triệu đồng. Năm 2010 vừa qua, lợi nhuận từ hoạt động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w