Vị trí, đặc trưng kiểm tra, giám sát của Đảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở bắc ninh hiện nay (Trang 38 - 40)

- Vị trí của kiểm tra, giám sát của Đảng

Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Công tác

kiểm tra, giám sát gắn liền một cách tất yếu với sự lãnh đạo của Đảng, vì lãnh đạo khơng chỉ là việc xây dựng đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; là việc tổ chức thực hiện và bố trí cán bộ, mà lãnh đạo cịn là kiểm tra, giám sát; khơng những kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, Cương lĩnh chính trị, chủ trương chính sách, mà kiểm tra, giám sát ngay bản thân Cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách đó và kiểm tra, giám sát cả các tổ chức tiến hành kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm đường lối, chính sách được xác định đúng, được quán triệt và tổ chức thực hiện thắng lợi trong thực tiễn. Đó là vấn đề có tính ngun tắc, vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là trách nhiệm, phương pháp, quy trình lãnh đạo của Đảng.

Kiểm tra, giám sát là bộ phận quan trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng Đảng. Sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo cách mạng của Đảng bắt nguồn

từ sự đồn kết, thống nhất về chính trị, tư tưởng, được bảo đảm bằng sự thống nhất vật chất về tổ chức. Để đạt được điều đó, Đảng phải coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát bảo đảm không ngừng nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Mặt khác, có tiến hành tốt cơng tác kiểm tra, giám sát mới góp phần thiết thực và có hiệu quả vào việc phịng ngừa và khắc phục những nguy cơ có thể nảy sinh của đảng cầm quyền.

Qua thực tiễn Đảng ta đã kết luận: “ Công tác kiểm tra là một bộ phận quan trọng trong tồn bộ cơng tác xây dựng đảng”, “ một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện”, là “ biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu”.

Ở Việt Nam, Đảng kiểm soát quyền lực nhà nước trong các vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, Đảng kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên đang hoạt động, nắm giữ những vị trí trong bộ máy nhà nước thơng qua sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan lãnh đạo, cơ quan chức năng của Đảng từ Trung ương đến cơ sở nhằm điều chỉnh hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên, trước hết là đội ngũ lãnh đạo (các đảng viên - quan chức nhà nước) hoạt động theo định hướng của Đảng, tuân theo đường lối, mục tiêu của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, Đảng kiểm tra, giám sát việc thể chế hố đường lối, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Nhà nước.

Đặc trưng của kiểm tra, giám sát của Đảng

Đảng kiểm tra, giám sát với những đặc trưng chủ yếu sau đây:

Một là, Đảng kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước vừa theo cơ chế từ

bên trong, lại vừa theo cơ chế từ bên ngoài. Nghĩa là, với tư cách là người thay mặt cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ đối với nhà nước, Đảng kiểm soát quyền lực Nhà nước theo cơ chế từ bên ngoài nhà nước. Với tư cách là người cầm quyền, lãnh đạo nhà nước Đảng đã thực hiện cơ chế tự kiểm sốt mình.

Hai là, việc kiểm tra, giám sát của Đảng, và việc đảng kiểm sốt quyền

lực nhà nước có mối quan hệ thống nhất, gắn bó với nhau. Điều đó xuất phát từ chỗ mọi cơ quan quyền lực ở nhà nước ta đều có các tổ chức đảng và hầu hết các vị trí trọng trách của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều do đảng viên của Đảng nắm giữ. Do vậy, viêc thực hiện kiểm tra, giám sát của Đảng tức là Đảng đồng thời thực hiện kiểm soát quyền lực nhà nước, và ngược lại, Đảng kiểm soát quyền lực nhà nước có nghĩa là thực hiện thơng qua kiểm tra, giám sát của Đảng.

Ba là, ở nước ta, Đảng thực hiện kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước

theo hai kênh chủ yếu. Kênh thứ nhất là, Đảng kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước thông qua các cơ quan lãnh đạo, cơ quan chức năng của Đảng, và đảng viên trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan của bộ máy nhà nước. Kênh thứ hai là, Đảng kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước thông qua việc Đảng thực hiện vai trị lãnh đạo của mình đối với việc kiểm sốt quyền lực nhà nước. Đảng xây dựng đường lối, nghị quyết, định hướng xây dựng cơ chế cho các chủ thể thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở bắc ninh hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w