Chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở bắc ninh hiện nay (Trang 55 - 58)

Tỉnh ủy Bắc Ninh là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh giữa hai kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh, có chức năng chính là lãnh đạo tồn diện, tất cả các hoạt động trên địa bàn tỉnh thông qua việc đề ra các chủ trương, định hướng, chỉ thị, nghị quyết; lãnh đạo, tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong quá trình thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh ủy. Sơ kết, tổng kết rút ra bài học, kinh nghiệm. Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy là lãnh đạo chính trị, tức là Tỉnh ủy lãnh đạo các tổ chức, các lĩnh vực đời sống xã hội chủ yếu bằng các chủ trương, định hướng, quyết định đảm bảo cho các tổ chức, lĩnh vực đó theo Cương lĩnh, đường lối, quan điểm,

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đạt chất lượng và hiệu quả cao. Tỉnh ủy không can thiệp quá sâu, không bao biện làm thay công việc cụ thể của tổ chức, nhất là đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Theo Điều lệ Đảng, hướng dẫn của Trung ương, trên cơ sở chức năng của Tỉnh ủy, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, Tỉnh ủy Bắc Ninh có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên trong Đảng bộ tỉnh, trước hết là các tổ chức đảng trực thuộc, các đảng viên là cán bộ diện Ban Thường vụ quản lý. Công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy là toàn bộ các hoạt động kiểm tra, giám sát của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Thường trực Tỉnh uỷ, bao gồm các hoạt động lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát, các hoạt động tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và các hoạt động chấp hành sự kiểm tra, giám sát của Ban Chấp hành, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Về lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát: Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh

uỷ có nhiệm vụ lãnh đạo cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ tỉnh. Nội dung lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát gồm:

Căn cứ vào nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương (Ban Chấp hành, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng) và của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Tỉnh uỷ xây dựng và chỉ đạo tổ chức đảng cấp dưới xây dựng phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm công tác kiểm tra, giám sát trong từng thời gian (1 năm, 6 tháng); chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức đảng cấp dưới thực hiện phương hướng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát.

Triển khai, quán triệt sâu, rộng các quy định của Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Trung ương và của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác kiểm tra, giám sát đến tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp mình.

Định kỳ nghe các tổ chức đảng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo quy chế làm việc đã được Tỉnh uỷ ban hành; có biện pháp theo dõi thường xun (thơng qua nắm tình hình, qua nghiên cứu văn bản, qua yêu cầu của tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trực tiếp báo cáo; qua phản ánh của đảng viên, quần chúng nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng,...) kết quả hoạt động công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng, nhất là những nội dung quan trọng.

Qua báo cáo và theo dõi nắm tình hình các tổ chức đảng cấp dưới, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ hoặc Tỉnh uỷ uỷ cho ý kiến nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; xem xét, giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức đảng về công tác lãnh đạo và công tác kiểm tra, giám sát.

Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng, quy định và hướng dẫn của Trung ương Đảng, hướng dẫn của Uỷ ban kiểm tra Trung ương và trong việc thực hiện nhiệm vụ cấp uỷ giao; định kỳ nghe Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ báo cáo những vấn đề cần giải quyết về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng và trình duyệt các vụ kỷ luật thuộc thẩm quyền của Tỉnh uỷ hoặc Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; xây dựng, kiện toàn Uỷ ban Kiểm tra và cơ quan Uỷ ban kiểm tra Tỉnh uỷ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra.

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy định về sự phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ với các ban đảng, ban cán sự đảng đoàn, các cơ quan Thanh tra, cơ quan pháp luật để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát.

Định kỳ sơ kết tổng kết công tác kiểm tra, giám sát; báo cáo đề xuất với Ban Chấp hành, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát.

Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát: Tỉnh uỷ, Ban thường

vụ tỉnh uỷ, Thường trực Tỉnh uỷ tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng của tỉnh, Tỉnh uỷ xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cơng tác kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời gian, trong đó xác định rõ nội dung, đối tượng, thời gian, phương pháp tiến hành, tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát hoặc phân công cụ thể cho từng cấp uỷ viên và các ban, ban cán sự đảng, đảng đồn của cấp mình tiến hành kiểm tra, giám sát, rút ra những vấn đề cần thiết cho việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng. Khi cần thiết Tỉnh uỷ tiến hành các mặt công tác kiểm tra, giám sát. Kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra, giám sát thường xuyên, kiểm tra, giám sát theo kế hoạch và kiểm tra, giám sát đột xuất, trong đó đặc biệt coi trong hình thức kiểm tra, giám sát thường xuyên.

Về chấp hành việc kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng cấp trên: Khi

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra và các ban đảng của Trung ương tiến hành kiểm tra, giám sát. Tỉnh uỷ có nhiệm vụ chấp hành nghiêm túc, đề cao ý thức tự kiểm tra, giám sát, gắn việc tự kiểm tra, giám sát với quá trình kiểm tra, giám sát của cấp trên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở bắc ninh hiện nay (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w