Vị trí địa lý, hành chính
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đơ Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng n, phía Đơng giáp tỉnh Hải Dương. Tỉnh Bắc Ninh có 8 huyện, thị xã, thành phố với 126 xã, phường, thị trấn; diện tích tự nhiên 822,7 km2, mật độ dân số trung bình 1.214 người/km2.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; hệ thống đường thủy sơng Cầu, sơng Đuống, sơng Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển khác. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngồi.
Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 7 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Kể từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, kinh tế của Bắc Ninh không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao. Tổng sản phẩm (GDP) tăng bình qn 15,3%/năm, trong đó cơng nghiệp - xây dựng tăng 18,3%, dịch vụ tăng 19,1%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,2%. Năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt 2.125USD/ người; thu nhập bình quân đầu người đạt 2000 USD [10, tr.4].
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết cấu hạ tầng giao thơng được tăng cường. Quy hoạch điện lực đi trước một bước phục vụ cho sự phát triển kinh tế và dân sinh. Hệ thống hạ tầng công nghệ thơng tin, viễn thơng tiếp tục hiện đại hố. Hạ tầng nông nghiệp và nông thôn được ưu tiên đầu tư và phát huy hiệu quả. Hệ thống đơ thị đầu tư theo hướng hiện đại.
Tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế có bước phát triển mới, an ninh, quốc phòng được giữ vững, ổn định. Tỉnh ngày càng phát triển theo hướng đơ thị hóa, bộ mặt nơng thơn ngày càng đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp được đổi mới hướng về cơ sở, tôn trọng và phát huy quyền dân chủ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Cải cách hành chính được đẩy mạnh tập trung vào những thủ tục đang gây vướng mắc, phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp. Chế độ “một cửa” và “một cửa liên thơng” được áp dụng, bảo đảm thuận lợi, góp phần chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đội ngũ cán bộ, cơng chức trong bộ máy hành chính nhà nước cơ bản đáp ứng u cầu, nhiệm vụ. Chính vì vậy, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính quyền. Tuy nhiên, việc phát hiện và kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng và đảng viên cịn ít, một số nơi xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên còn hữu khuynh, chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, việc giải quyết đơn thư ở một số nơi cịn chậm. Do đó, có nơi, có lúc vẫn cịn tình trạng dân khiếu kiện đơng người.
Cơng tác quản lý nhà nước về trật tự xã hội có chuyển biến tích cực; chương trình quốc gia phịng chống tội phạm đã được triển khai đồng bộ, có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa tội phạm. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc đã được phát động mạnh mẽ với nhiều hình thức hoạt động phong phú.
Là vùng đất có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, hàng năm ngành văn hoá của tỉnh đã triển khai nhiều hình thức sinh hoạt văn hố bổ ích, góp phần vào việc giữ gìn, phát triển văn hố truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trong tỉnh. Phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư tiếp tục được đẩy mạnh. Phong trào thể dục thể thao quần chúng có bước phát triển với nhiều loại hình đa dạng.
Bắc Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo và y tế. Năm 2000, tỉnh đựợc Bộ Giáo dục và Đào tạo cơng nhận hồn thành chương trình phổ cập giáo dục Tiểu học và chương trình giáo dục phổ cập Trung học cơ sở vào năm 2002. Chất lượng đội ngũ giáo viên ở các ngành học, cấp học không ngừng được nâng cao.
Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được chú trọng. Hệ thống bệnh viện, phòng khám được đầu tư với trang thiết bị hiện đại. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện.