Phát huy vai trò của nhân dân trong kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở bắc ninh hiện nay (Trang 101 - 107)

Điều lệ Đảng quy định một trong những nguyên tắc cơ bản là Đảng “gắn bó mật thiết với nhân dân”, đồng thời Đảng “chịu sự giám sát của nhân dân”. Thực hiện đúng quan điểm phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là nhằm thực hiện tốt năm phương pháp cơ bản của cơng tác kiểm tra, giám sát của đảng, góp phần đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này trong tình hình mới.

Nghị quyết Trung ương 5 khố X về tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng đã chỉ rõ một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng thời gian qua là chưa có cơ chế trong Đảng và giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và của nhân dân đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên. Đồng thời Nghị quyết đã đề ra một trong những quan điểm về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là: “Đề cao trách nhiệm của tổ chức đảng và đảng

viên; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân trong cơng tác kiểm tra, giám sát”.

Để khắc phục tình trạng trên, từng bước đổi mới phương thức phối hợp giữa cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp và chi bộ với nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, cần thực hiện đồng bộ một số nội dung:

Thứ nhất, Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí tăng cường tuyên

truyền, phổ biến bằng nhiều hình thức thích hợp về việc phát huy vai trị, trách nhiệm của nhân dân trong cơng tác xây dựng Đảng nói chung, cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng nói riêng theo Thơng báo kết luận số 226 - TB/TW, ngày 3 - 3- 2009 của Ban Bí thư về tăng cường phổ biến cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng là: Bảo đảm quyền của cán bộ, đảng viên và nhân dân được thơng tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định của Đảng, nhà nước về chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp, kết quả kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; trong đó thực hiện tốt việc đưa tin, bài phản ánh về gương người tốt, việc tốt của nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát của đảng, vừa phê phán những trường hợp lợi dụng dân chủ, tố cáo để vu cáo tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên nhằm mục đích vụ lợi hoặc gây phức tạp tình hình.

Thứ hai, Tỉnh ủy lãnh đạo các cấp uỷ, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong

Đảng bộ tỉnh bằng nhiều hình thức tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng: tổ chức hòm thư, tổ chức tiếp dân, thơng qua các đồn thể chính trị - xã hội...). Cần nghiên cứu, tổ chức các hình thức tiếp nhận thơng tin phản ánh, tố giác của nhân dân thông qua hộp thư điện tử, internet, phản ánh trực tiếp của nhân dân để thu nhận nhanh chóng, kịp thời và có cơ chế xử lý các thơng tin đó chuẩn xác phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lấy ý kiến góp ý, phản ánh của nhân dân về tình hình cán bộ, đảng

viên và tổ chức đảng, trong đó có dấu hiệu vi phạm để xem xét, giải quyết từ trong chi bộ, ngay tại cơ sở. Thực hiện tốt quy chế dân chủ là điều kiện để quần chúng kiểm tra, hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên, là hình thức hữu hiệu để nâng cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, tăng cường sự gắn bó giữa tổ chức đảng, chính quyền với nhân dân. Các cấp uỷ thực hiện tốt quy định của Bộ Chính trị về định kỳ tổ chức cho quần chúng nhân dân trong cơ quan, nơi cư trú đóng góp ý kiến, phê bình đối với cán bộ, đảng viên; kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ, đảng viên trong việc tiếp thu ý kiến phê bình, đóng góp, sửa chữa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm phấn đấu vươn lên.

Thứ ba, Tỉnh ủy chỉ đạo các ban tham mưu của Tỉnh uỷ, tổ chức đảng

thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân. Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân theo quy định; kịp thời chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến cán bộ, đảng viên diện cấp uỷ quản lý. Bố trí nơi tiếp cơng dân theo đúng quy định và cán bộ làm công tác tiếp dân bảo đảm năng lực, trình độ; khắc phục tình trạng tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơng dân lịng vịng hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức.

Thứ tư, quá trình kiểm tra, giám sát, giải quyết tố cáo, cấp uỷ, tổ chức

đảng, Tỉnh ủy lãnh đạo các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh một mặt nêu cao trách nhiệm, thái độ ứng xử đúng đắn, thiện chí với nhân dân hoặc người tố cáo; mặt khác, phải làm tốt công tác tư tưởng để nhân dân cộng tác tốt, cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu mà họ có, chịu trách nhiệm về nội dung mà mình cung cấp liên quan đến vụ việc kiểm tra, giám sát hoặc nội dung, đối tượng mà mình tố cáo; khơng tố cáo mang tính vu cáo, bịa đặt; tin tưởng vào quá trình giải quyết của cấp uỷ, tổ chức đảng. Sau khi giải quyết tố cáo, phải kịp thời thông báo kết quả giải quyết cho người tố cáo biết bằng hình thức thích hợp.

Thứ năm, sớm ban hành quy chế về bảo vệ, động viên, khen thưởng

người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, người tố cáo đúng. ban hành quy chế Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên; quy chế công khai việc tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên tiếp thu ý kiến đóng góp, phê bình của nhân dân và kết quả sửa chữa, khắc phục khuyết điểm của cán bộ, đảng viên.

KẾT LUẬN

Quyền lực nhà nước khơng phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà đó là quyền lực được nhân dân ủy quyền. Trong quá trình vận động, phát triển, quyền lực nhà nước có xu hướng bị tha hóa, dẫn đến hậu quả vơ cùng tai hại cho xã hội, cho nhân dân. Vì vậy, từ lý luận cũng như thực tiễn lịch sử rút ra một ngun tắc có tính tất yếu là quyền lực nhà nước cần phải được kiểm soát. Kiểm soát quyền lực nhà nước để đảm bảo quyền lực nhà nước được sử dụng đúng mục đích, được thực thi hiệu quả, để hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền.

Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước ta đã tạo thành một cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm sát,... từ Trung ương đến cơ sở, trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương mọi mặt của đời sống xã hội và là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Ở nước ta hiện nay đang tồn tại nhiều cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, do nhiều chủ thể tiến hành, với phạm vi, đối tượng, tính chất khác nhau đó là: hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân các cấp; hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước thẩm quyền chung (thanh tra, kiểm tra của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp); kiểm tra, giám sát của Đảng; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện Kiểm sát nhân dân; kiểm tra báo cáo quyết toán ngân sách của kiểm toán nhà nước;

kiểm tra, kiểm sốt của lực lượng cơng an nhân dân; thanh tra nhân dân,... Hoạt động của mỗi cơ quan đều dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống này còn nhiều bất cập.

Từ khi tái lập tỉnh (1997) đến nay, Tỉnh ủy, các cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh rất coi trọng công tác kiểm tra, giám sát; đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đạt được một số kết quả quan trọng góp phần ngăn ngừa, hạn chế sự lạm quyền, lộng quyền của cán bộ, đảng viên; thúc đẩy nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của tỉnh. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, các cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh cịn khơng ít yếu kém, hạn chế cần phải khắc phục. Những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ở tỉnh là bài học quý báu cho công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh trong thời gian tới.

Luận văn đã khái quát những nét cơ bản nhất về công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Bắc Ninh trong hơn 10 năm qua. Có thể thấy rằng, kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy hơn 10 năm qua đã khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Tỉnh ủy Bắc Ninh; là kết quả của quá trình phát huy cao độ năng lực, lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, ý chí, quyết tâm của cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Thành công trong công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy đã tạo cơ sở vững chắc cho sự ổn định chính trị, trật tự an ninh trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển của tỉnh.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thức XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ: Phấn đấu đến năm 2015

cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Việc tổ chức thực hiện mục tiêu và nhiệm

những cũng khơng ít khó khăn, thách thức. Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đó, Tỉnh ủy, các cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh cần phải tăng cường hơn nữa cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng, coi đó là một khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị và các chương trình, kế hoạch cơng tác của cấp uỷ.

Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng đang đặt ra những yêu cầu hết sức nặng nề đối với công tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy, các cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh. Công tác kiểm tra, giám sát cần phải được tăng cường và đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng Đảng hiện nay. Tỉnh ủy, các cấp uỷ, tổ chức đảng, Uỷ ban kiểm tra các cấp, cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ tỉnh cần nhận thức thức sâu sắc, có quyết tâm chính trị cao và tích cực hơn nữa về cơng tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa sai phạm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, cơng chức, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, sớm đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ chính trị học-kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở bắc ninh hiện nay (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w