phòng chống tham nhũng
Bản chất của tham nhũng là sử dụng sai lệch quyền lực nhà nước và quyền lực công để trục lợi bất chính. Tham nhũng gắn liền với quyền lực nhà nước và những hình thức quyền lực chính trị khác, hành vi tham nhũng chỉ có thể xảy ra ở một số người có chức, có quyền nhưng đã thối hố, biến chất, không thắng nổi chủ nghĩa cá nhân luôn tiềm ẩn trong mỗi con người. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và tồn xà hội bằng chỉ thị, nghị quyết, bằng công tác cán bộ và cán bộ, đảng viên..., nên hiện nay hầu hết những người có chức, thực sự có quyền là đảng viên đều chịu sự kiểm tra,
giám sát của Đảng, nghĩa là cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng có tác dụng rất quan trọng trong việc phòng chống tham nhũng (sử dụng sai lệch quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước).
Để cơng tác kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy góp phần tích cực trong đấu tranh phịng, chống tham nhũng trong tỉnh nói chung và trong Đảng bộ nói riêng, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức cho cấp uỷ nhất là người đứng đầu cấp ủy
các cấp trong Đảng bộ tỉnh trong việc xác định rõ vai trị, trách nhiệm của mình, từ đó có quyết tâm chính trị cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của cấp mình.
Hai là, đẩy mạnh chỉ đạo, kiểm tra các ban của Tỉnh uỷ thực hiện tốt
công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên thuộc phạm vi phụ trách, góp phần thực hiện tốt cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng tăng cường công tác quản lý, giáo dục, giám sát, kiểm tra cán bộ, đảng viên, kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình để chủ động phịng ngừa, ngăn chặn vi phạm tham nhũng; đưa nội dung chống tham nhũng thành một nội dung của tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ, đảng viên từ khi mới manh nha, từ trong chi bộ, ngay từ cơ sở để nhắc nhở, uốn nắn, ngăn chặn kịp thời; nếu phát hiện có vi phạm thì tiến hành kiểm tra hoặc báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra, kết luận và xử lý nghiêm minh.
Ba là, tăng cường chỉ đạo Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy bám sát các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, của Tỉnh uỷ để chủ động có chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện có kết quả công tác kiểm tra, giám sát trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
mình bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung thực hiện tốt việc giám sát các tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, trước hết là cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý để nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm từ khi còn manh nha để uốn nắn, nhắc nhở, cảnh báo, chủ động phòng ngừa vi phạm, nếu có dấu hiệu vi phạm thì tiến hành kiểm tra, xem xét, xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh. Trong điều kiện cán bộ kiểm tra cịn thiếu, tình hình vi phạm về tham nhũng xảy ra nhiều, phức tạp, Tỉnh ủy lãnh đạo Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy cần xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, lĩnh vực, địa bàn, nội dung, đối tượng cần tập trung giám sát, kiểm tra để đấu tranh phịng, chống tham nhũng có hiệu quả.
Chỉ đạo Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy tăng cường cơng tác kiểm tra tài chính đảng đối với cấp uỷ cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp uỷ cùng cấp để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra tham nhũng trong nội bộ Đảng. Các vi phạm về tham nhũng rất tinh vi, phức tạp, liên quan nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tượng có chức, có quyền, do đó, Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong Đảng bộ tỉnh cần chủ động phối hợp với các tổ chức đảng và các ngành có chức năng (Thanh tra, điều tra...) để thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Chủ động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, trước hết là cấp uỷ viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cùng cấp quản lý, nhất là có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng.
Tổ chức thuận lợi việc tiếp dân, cán bộ, đảng viên và bố trí các hịm thư thích hợp để nhân dân, cán bộ, đảng viên nhanh chóng cung cấp, phản ánh các thơng tin vi phạm về tham nhũng của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng. Giải quyết khẩn trương những đơn thư tố cáo tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước, có tính chất phức tạp, nghiêm trọng, liên quan đến cán bộ chủ chốt ở các cấp, nhất là những trường hợp liên quan đến nhân sự cấp uỷ và đại biểu dự đại hội đảng bộ các cấp. Kịp thời xem xét, kết luận và xử lý
nghiêm minh đối với nhũng trường hợp có vi phạm đến mức phải xử lý. Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận đơn, thư phản ánh, tố cáo các hành vi tham nhũng của cán bộ, đảng viên để xử lý kịp thời. Có cơ chế khen thưởng, bảo vệ , khuyến khích người dũng cảm tố cáo các hành vi tham nhũng của cán bộ, đảng viên.
Bốn là, Thường xuyên kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan Uỷ ban Kiểm
tra Tỉnh ủy theo hướng vừa tinh gọn vừa đủ mạnh, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cán bộ kiểm tra để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Với thực tế cán bộ kiểm tra các cấp cịn “thiếu” như hiện nay thì có thể tổ chức theo hướng cán bộ kiểm tra vừa làm công tác giám sát, vừa làm công tác kiểm tra; từng bước bổ sung, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra cho Uỷ ban kiểm tra các cấp. Qua giám sát phát hiện có dấu hiệu vi phạm tham nhũng thì tiến hành kiểm tra, kết luận và xử lý kịp thời và nghiêm minh về kỷ luật Đảng; nếu có vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan pháp luật điều tra, truy tố, xét xử theo pháp luật, kiên quyết không để lại xử lý nội bộ. Về lâu dài, cần tăng cường đội ngũ cán bộ làm cơng tác giám sát có đủ phẩm chất, năng lực, kỹ năng nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hoá và tổ chức bộ máy đơn vị làm công tác giám sát ở uỷ ban kiểm tra từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên độc lập với công tác kiểm tra theo hướng: lập phòng giám sát của Uỷ ban Kiểm tra cấp tỉnh, thành phố và tương đương; tổ (hoặc đội) giám sát ở Uỷ ban Kiểm tra cấp huyện, thị và tương đương, có cán bộ chun trách làm cơng tác kiểm tra, giám sát ở Uỷ ban Kiểm tra đảng uỷ cơ sở xã, phường, thị trấn.
Năm là, chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát trong tỉnh bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp, đảm bảo cho cán bộ kiểm tra có đủ bản lĩnh, kinh nghiệm, kỹ năng, nghiệp vụ tinh thông, thuồn thục, không bị chi phối bởi mặt trái của cơ chế thị trường, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao,
đặc biệt là kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống tham nhũng để thực hiện có hiệu quả việc đấu tranh chống tham nhũng trong nội bộ Đảng. Tăng cường nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các đảng bạn và các nước trên thế giới về phòng, chống tham nhũng để vận dụng vào đấu tranh, phòng, chống tham nhũng của Đảng ta.
Sáu là, chỉ đạo Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy và cấp dưới thuộc phạm vi
lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về cán bộ, đảng viên vi phạm, trong đó có dữ liệu về cán bộ, đảng viên vi phạm về tham nhũng. Chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ động phối hợp với các cơ quan Thanh tra, điều tra, giám sát, truy tố, xét xử để thu thập, cập nhật kịp thời thông tin, tài liệu về cán bộ, đảng viên tham nhũng để phục vụ công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, chủ động phòng ngừa tham nhũng.
Bảy là, để triển khai thực hiện có kết quả Nghị quyết Trung ương 3
khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết Trung ương 5 khố X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng, Tỉnh ủy cần xem xét, ban hành các quy định để làm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong Đảng, bao gồm: Quy chế chất vấn trong Đảng; Quy chế thực hiện dân chủ trong Đảng; Quy chế giám sát trong Đảng và Quy chế về Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia giám sát tổ chức đảng và đảng viên; Quy chế về bảo vệ, khen thưởng người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, tố cáo đúng...