Bảng 3.1 Mức tiền thưởng doanh số đối với nhân viên phòng tuyển dụng
8. Cấu trúc của khóa luận
1.2. Nội dung của công tác tiền lương trong doanh nghiệp
1.2.2. Xác định quỹ tiền lương
1.2.2.1. Quỹ lương và kết cấu quỹ lương
Theo Trần Xuân Cầu: “Quỹ lương là tổng số tiền dùng để trả lương cho người lao động ở cơ quan, doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định”[4; tr364]
Có rất nhiều cách phân chia quỹ lương khác nhau:
Căn cứ vào mức độ ổn định của từng thành phần trong quỹ tiền lương, có thể
14
chia quỹ lương gồm:
Quỹ lương cố định: là quỹ lương được xác định dựa trên vào hệ thống thang bảng lương và các vị trí cơng việc mà phụ thuộc rất ít vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bộ phận tiền lương biến đổi: bao gồm phụ cấp lương, tiền thưởng. Đây là bộ phận biến đổi, tùy thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, trình độ của người lao động.
Căn cứ vào sự hình thành và tình hình sử dụng quỹ lương thì quỹ lương bao gồm quỹ lương kế hoạch và quỹ lương thực hiện. Quỹ lương kế hoạch là tổng số tiền lương dự kiến trả cho người lao động. Quỹ lương thực hiện là tổng số tiền thực tế phải chi trả, bao gồm cả các khoản khơng có trong kế hoạch.
Căn cứ vào đối tượng trả lương, quỹ lương gồm có: Quỹ lương lao động trực tiếp và quỹ lương lao động gián tiếp. Quỹ lương lao động trực tiếp thường cao hơn quỹ lương lao động gián tiếp.
Căn cứ vào đơn vị thời gian, quỹ tiền lương gồm: Quỹ tiền lương giờ; quỹ tiền lương ngày; quỹ tiền lương tháng và quỹ tiền lương năm.
Việc tiến hành phân chia quỹ lương giúp doanh nghiệp xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tổng quỹ lương. Đó là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các giải pháp sử dụng và quản lý quỹ lương một cách hiệu quả nhất..
1.2.2.2. Phương pháp xác định quỹ lương
Có hai cách để xác định quỹ tiền lương trong doanh nghiệp:
- Xác định quỹ lương theo đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm sản xuất trong năm:
QLKH = ∑ ĐGKH ∗ SLKH
- Phương pháp xác định quỹ lương căn cứ vào tỷ lệ phần trăm doanh thu:
QLKH = MKH ∗ DTKH
Trong đó: ĐGKH: Đơn giá kế hoạch
MKH: Chi phí tiền lương cho một đơn vị hàng hóa tiêu dùng QLKH, DTKH: Quỹ lương kế hoạch, Doanh thu kế hoạch
15
1.2.2.3. Phương pháp đánh giá tình hình sử dụng quỹ lương
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương, biết được tình hình sử dụng quỹ lương là tiết kiệm hay lãng phí, doanh nghiệp có thể đánh giá bằng hai cách:
Phương pháp đánh giá tình hình sử dụng tổng quỹ tiền lương giản đơn
Phương pháp này so sánh tổng quỹ lương ở năm báo cáo với tổng quỹ lương theo số tuyệt đối và số tương đối, cụ thể:
Xác định mức độ chênh lệch tương đối về tổng quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở năm báo cáo so với năm trước đó:
t = FBC * 100 % (1)
F
KH
Trong đó: t: Mức độ chênh
lệch tương đối về tổng quỹ tiền lương FBC , FKH: Tổng quỹ lương ở kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch
Xác định mức độ chênh lệch tuyệt đối về tổng quỹ tiền lương ở năm báo cáo so với năm trước đó:
∆F = FBC - FKH (đơn vị tiền tệ) (±) (2)
Trong đó: ∆F: Mức độ chênh lệch tuyệt đối về tổng quỹ tiền lương FBC , FKH: Tổng quỹ lương ở kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch
Nếu (1) > 100% và (2) > 0 (+) thì quy mơ tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo tăng hơn so với năm kế hoạch một lượng tương đối là t%, tương đương tăng một lượng tuyệt đối là ∆F đồng.
Nếu (1) < 100% và (2) < 0 (-) thì quy mơ tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo giảm so với năm kế hoạch 1 lượng tương đối là t%, tương đương giảm tổng quỹ tiền lương ở kỳ báo cáo so với kỳ kế hoạch là ∆F đồng.
Nếu (1) = 100% và (2) = 0 thì quy mơ tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp khơng thay đổi cả ở 2 năm thống kê.
Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lương có liên hệ với tình hình sản xuất
Để đánh giá, các doanh nghiệp tiến hành các bước sau:
Một là, tổng hợp các báo cáo về tổng quỹ tiền lương và tổng khối lượng hoặc
16
tổng giá trị sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp theo thời gian.
Hai là, xác định mức độ chênh lệch tương đối về tổng quỹ tiền lương có liên đới tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở năm báo cáo so với năm trước đó theo cơng thức:
=
(1)
Ba là, xác định mức độ chênh lệch tuyệt đối về tổng quỹ tiền lương của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên đới tới kết quả sản xuất kinh doanh ở năm báo cáo so với năm trước đó theo cơng thức:
QBC ∆F = FBC − FKH ∗ QKH
(2) Trong đó:
FBC , FKH : Tổng quỹ lương kỳ báo cáo và tổng quỹ lương kỳ kế hoạch. QBC, QKH :Sản lượng (giá trị sản xuất) kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch
Bốn là, dùng kết quả phân tích, nhận xét, đánh giá hiệu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp như sau:
Trường hợp 1: Nếu (1) > 100%, (2) > 0 (+) cho thấy hiệu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo kém hơn so với hiệu quả ở năm kế hoạch, kết quả sản xuất đầu ra của doanh nghiệp thấp hơn tổng quỹ lương đầu vào của doanh nghiệp, cụ thể doanh nghiệp đã lãng phí t% tổng quỹ tiền lương, tương đương với lãng phí ∆F đồng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo so với năm kế hoạch.
Trường hợp 2: Nếu (1) < 100%, (2) < 0 (–) cho thấy hiệu quả sử dụng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo tốt hơn so với năm kế hoạch, kết quả sản xuất đầu ra của doanh nghiệp cao hơn tổng quỹ tiền lương đầu vào của doanh nghiệp, cụ thể doanh nghiệp đã tiết kiệm t% tổng quỹ tiền lương, tương đương với tiết kiệm ∆F đồng tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp ở năm báo cáo so với năm kế hoạch.
Trường hợp 3: Nếu (1) = 100% và (2) = 0 thì tổng quỹ tiền lương của doanh
17
nghiệp không thay đổi ở cả 2 kỳ thống kê.