Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỂ TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân lực
1.4.1. Các yếu tố bên ngoài tổ chức
- Bối cảnh văn hóa, xã hội:
Mỗi vùng miền có đều có những đặc trưng riêng về văn hóa, xã hội. Mỗi nơi với những quan điểm khác nhau về lối sống, phong tục tập quán,…
Văn hóa – xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người, đến sự thay đổi về thái độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, sự thay đổi về lối sống, sự thay đổi nhận thức đối với lao động nữ,… Tất cả các yếu tố đó đã ảnh hưởng đến thị trường lao động nói chung. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tuyển dụng nhân lực.
- Bối cảnh kinh tế, chính trị:
Điều kiện kinh tế - chính trị ảnh hưởng rất nhiều tới q trình tuyển dụng. Trong thời kỳ kinh tế suy thối hoặc khơng ổn định, tổ chức sẽ giảm số lượng nhân viên, giảm giờ làm việc… Và xu hướng tuyển thêm lao động kéo theo sẽ giảm xuống. Và ngược lại nếu nền kinh tế phát triển ổn định, có xu hướng đi lên các tổ chức mong muốn mở rộng SXKD đòi hỏi phải tuyển thêm nhân sự cùng với các chính sách đãi ngộ khác.
- Các yếu tố chính sách, pháp luật:
Yếu tố chính sách pháp luật ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động tuyển dụng của tổ chức. Mỗi một quốc gia đều có những quy định về pháp luật riêng. Pháp luật có liên quan trực tiếp đến các vấn đề như quy định về lương, độ tuổi, đãi ngộ, …. Vì vậy, các nhà tuyển dụng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định này tại địa bàn nơi tổ chức có trụ sở và thực hiện hoạt động tuyển dụng nhân lực. Ngoài ra, yếu tố pháp luật liên quan trực tiếp đến tuyển dụng nhân lực là nhân tố ảnh hưởng buộc tổ chức phải tuân thủ để đảm bảo không
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. - Khoa học kỹ thuật:
Khoa học kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển dụng nhân lực. Khi khoa học ngày càng phát triển như hiện nay thì cũng đặt ra rất nhiều thách thức đó là địi hỏi nâng cao trình cao độ, đào tạo lại và thu hút NNL mới có kỹ năng và phẩm chất tốt.
- Đối thủ cạnh tranh:
Nguồn nhân lực là một trong ba yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Quá trình hội nhập, phát triển kinh tế khiến cho sự cạnh tranh nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, giữa các tổ chức ngày càng gay gắt. Nếu các đối thủ cạnh tranh có chính sách quản trị nhân lực tốt sẽ là thách thức đối với công tác tuyển dụng của tổ chức, địi hỏi phải chú ý hơn đến cơng tác truyền thơng tuyển dụng cũng như xây dựng chính sách thu hút nhân tài [8, tr39].
- Dân số và thị trường lao động:
Thị trường lao động được thể hiện qua cung và cầu lao động. Nếu cung lao động lớn hơn cầu lao động thì việc tuyển dụng của tổ chức sẽ thuận lợi và ngược lại. Khi đó, tổ chức khơng chỉ tuyển được đủ số lượng lao động theo
21
chỉ tiêu mà cơ hội tuyển được những ứng viên có chun mơn, năng lực tốt là rất lớn. Mặt khác, khi nói đến thị trường lao động khơng thể khơng nói đến chất lượng lao động, nếu chất lượng lao động trên thị trường cao và dồi dào thì sẽ giúp DN nâng cao chất lượng tuyển dụng.
- Các yếu tố khác:
Ngồi các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác tuyển dụng đã nêu ở trên thì cịn có các yếu tố như: Khoa học cơng nghệ, môi trường sống, định kiến của xã hội về ngành nghề, yếu tố giáo dục,…
1.4.2. Các yếu tố bên trong tổ chức
- Sứ mệnh, mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của tổ chức:
Mỗi tổ chức đều có sứ mệnh và mục đích riêng của mình. Để theo đuổi mục tiêu và sứ mệnh đó các bộ phận phải căn cứ vào đó để bố trí cơng việc, bố trí nhân sự sao cho phù hợp. Do vậy cơng tác tuyển dụng nhân sự cũng phụ thuộc vào từng bộ phận, từng loại mục tiêu mà đưa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cho đúng.
- Thương hiệu và uy tín của tổ chức trên thị trường:
Thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của NLĐ. Chính vì vậy, các tổ chức lớn thường sẽ thu hút được số lượng nhiều hơn so với các tổ chức nhỏ.
Ngồi ra năng lực truyền thơng cũng là yếu tố quan trọng trong tuyển dụng. Bởi khi tổ chức lựa chọn được kênh truyền thông phù hợp sẽ truyền tải được thông tin tuyển dụng đến đúng đối tượng mà tổ chức hướng tới [8, tr40].
- Chính sách tuyển dụng nhân lực của tổ chức:
Chính sách tuyển dụng sẽ quyết định được việc thu hút ứng viên đến làm việc cho tổ chức. Nếu tổ chức có các chính sách tuyển dụng nhân lực tốt
về các vấn đề như: Chế độ lương thưởng thu hút, môi trường làm việc tốt, đãi ngộ, có thể deal lương,..sẽ thu hút được nhiều ứng viên nộp đơn ứng tuyển và ngược lại.
- Nhận thức và năng lực đội ngũ lãnh đạo, quản lý:
Đội ngũ lãnh đạo quản lý có vai trị và trách nhiệm liên quan rất lớn đến việc bổ sung nhân sự sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Quan điểm và năng lực của đội ngũ lãnh đạo cũng tác động đến hoạt động tuyển dụng nhân lực. Năng lực của đội ngũ lãnh đạo sẽ tác động trực tiếp đến quy trình tuyển dụng, kết quả tuyển dụng và việc lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển [8, tr42].
- Mức độ đầu tư của tổ chức cho hoạt động tuyển dụng:
Mức độ đầu tư vào hoạt động tuyển dụng của tổ chức đóng một vai trị rất quan trọng trong tuyển dụng, nó được phản ánh ngay trong việc lập kế hoạch tuyển dụng, từ phân tích cơng việc đến xây dựng các yêu cầu tuyển dụng. Các nguồn lực mà tổ chức đầu tư cho hoạt động tuyển dụng bao gồm: Chi phí tuyển dụng, sự quan tâm sát sao của lãnh đạo, thời gian,…Nếu giải quyết tốt các yếu tố thì hiệu quả tuyển dụng sẽ rất cao.
- Tiềm lực tài chính của tổ chức:
Tiềm lực tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác tuyển dụng. Chi phí mà tổ chức đầu tư cho cơng tác tuyển dụng có liên quan đến chất lượng cơng tác tuyển dụng. Chi phí tuyển dụng càng cao chứng tỏ cơng tác chuẩn bị cho tuyển dụng càng tốt thì hiệu quả của tuyển dụng càng cao. Ở một số công ty nhỏ năng lực tài chính thấp đã thực hiện cơng tác tuyển dụng không kỹ dẫn đến chất lượng của công tác này rất thấp.
- Các yếu tố khác:
23
Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố như khoa học cơng nghệ, chính sách đãi ngộ, văn hóa tổ chức… cũng ảnh hưởng đến tuyển dụng nhân lực của tổ chức.