Chức năng nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Yên Bái:

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh yên bái (Trang 29)

1.6 Giới thiệu Thư viện tỉnh Yên Bái

1.6.2 Chức năng nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Yên Bái:

Thư viện tỉnh Yên Bái là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và

Du lịch tỉnh Yên Bái, chịu sự hướng dẫn và chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Thư viện Quốc gia Việt Nam, là thành viên của Liên hiệp thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc và nằm trong hệ thống thư viện cơng cộng của cả nước.

Thư viện tỉnh n Bái có chức năng và nhiệm vụ sau:

+ Thư viện tỉnh Yên Bái là thư viện trung tâm của tỉnh, có nhiệm vụ thu thập và tàng trữ các loại tài liệu xuất bản của địa phương, các loại tài liệu xuất bản trong và ngoài nước, đáp ứng đặc điểm và yêu cầu của địa phương.

+Thư viện tỉnh Yên Bái có trách nhiệm dùng sách báo, tài liệu tuyên truyền phổ

biến Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, các đường lối chính sách của Đảng - Nhà nước, của tỉnh Yên Bái; phổ biến những kiến thức về khoa học kỹ thuật, giáo dục, phục vụ cho việc phát huy truyền thống, phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương, góp phần “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc.

+ Đối tượng phục vụ của Thư viện tỉnh Yên Bái là các tầng lớp nhân dân và cán bộ các ngành, các giới của tỉnh, đặc biệt chú trọng phục vụ những cơ quan lãnh đạo của

Đảng và chính quyền, những tổ chức chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và chỉ đạo sản xuất.

+ Thư viện tỉnh Yên Bái là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trong và ngoài hệ thống nằm trên điạ bàn tỉnh Yên Bái, góp phần vào việc phát triển sự nghiệp

thư viện và công tác vận động đọc sách báo ở điạ phương.

- Cơ cấu tổ chức: sau khi kiện toàn lại bộ máy tổ chức Thư viện tỉnh n Bái có các phịng ban như sau:

+Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc, 2 phó giám đốc.

+Phịng Nghiệp vụ.

+Phịng Phục vụ.

+Phịng Hành chính - Tổng hợp.

+Phịng Tin hoc.

+Phịng Địa chí.

+Phịng Xây dựng phong trào và phục vụ lưu động.

- Mạng lưới thư viện huyện, thị trong tỉnh:

• Thư viện cấp huyện: 9 thư viện • Thư viện xã: 5 thư viện

18

• Tủ sách cơ sở: 164 tủ (82 tủ duy trì hoạt động thường xun) • Điểm ln chuyển sách tại cơ sở: 41 điểm

• Điểm bưu điện văn hóa xã: 20 điểm • Điểm phục vụ lưu động: 62 điểm • Lượt bạn đọc hàng năm: 48.000 lượt

• Lượt sách, báo luân chuyển hàng năm: 136.000 lượt

1.6.3 Trình độ chun mơn nghiệp vụ

Trình độ Thạc sĩ Cử nhân Cao đẳng Trung cấp THPT Tổng số

Bảng 1 – Nguồn nhân lực tại thư viện tỉnh Yên Bái( nguồn Thuvientinhyenbai.gov.vn)

Trong đó có 34 biên chế, 3 hợp đồng 68 và 1 hợp đồng tự do. Gồm 31 người là nữ giới và 7 người nam giới. Qua đó ta thấy trình độ của nhân lực thư viện ở đây chiếm 81% là cử nhân cho thấy trình độ này hồn tồn có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc đặt ra. Tuy nhiên sự chênh lệch nam nữ vẫn rất lớn, nhân lực nam chỉ chiếm 18% vậy nên về mảng công nghệ thơng tin tại thư viện tỉnh n Bái có thể vẫn chưa phát huy được hết khả năng do nữ giới khơng có nhiều thế mạnh về cơng nghệ thơng tin. Nhận thấy yếu tố con người là một vấn đề nòng cốt nên trong những năm qua thư viện tỉnh Yên Bái luôn cử các cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp học về chuyên ngành TV-TT, CNTT, ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ trongg quá trình cơng tác. Thư viện đặc biệt chú trọng tới đội ngũ nhân lực trẻ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa quá trình cơng tác của họ trong tình hình hiện nay, khi làm việc tự động hóa, hiện đại hóa thư viện là một vấn đề cấp bách.

1.6.4 Nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin của Thư viện tỉnh Yên Bái bao gồm tài liệu in, tài liệu điện tử

và các CSDL.

19

Tính đến ngày 31/12/2018, nguồn lực thơng tin của thư viện tỉnh Yên Bái gồm có: - Tài liệu in: Gồm các loại sách giáo trình, sách tham khảo, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu, kỷ yếu, các loại bách khoa toàn thư, từ điển chuyên ngành, cẩm nang tra cứu, niên giám, Nguồn tài liệu địa lý,... Trong đó:

+ Sách in: 274.101 bản(hàng năm bổ sung khoảng 3000 tên với trên 10000 bản) riêng năm 2018 bổ sung 10.500 bản.

+Báo, tạp chí: 200 tên.

+ Sách cổ(Hán – Nơm, Thái cổ, Dao cổ): có trên 400 bản, trong đó có những cuốn sách có tuổi thọ cách đây từ 80 – 300 năm.

- Tài liệu điện tử, số hóa: Quản lý vốn tài liệu và phục vụ bạn đọc trên phần mềm quản lý thư viện Dspace với 217.042 trang tài liệu số hóa( Nguồn: Báo cáo phịng đa phương tiện – thư viện tỉnh Yên Bái năm 2018)

Sách số hóa: 26.706 biểu ghi.

+ Bài trích báo, tạp chí về địa phương: 13.180 biểu ghi

+Địa chí: 1.248 biểu ghi.

+Thiếu nhi: 2.607 biểu ghi

+Lưu động: 5.740 biểu ghi

- Hiện có 8 CSDL( Nguồn: Báo cáo phòng đa phương tiện – thư viện tỉnh Yên Bái năm 2018): + CSDL SACH bao gồm: + CSDL TNHI bao gồm: + CSDL LDONG bao gồm: + CSDL NVAN bao gồm : + CSDL DCHI sách bao gồm:

+ CSDL NVAN DCHI bao gồm: 859 biểu ghi + CSDL BTCHI bao gồm:

+ CSDL DIEN TU bao gồm:

-Có 8 Bộ sưu tập số trên danh mục của trang web thư viện : + Bộ sưu tập số tài liệu cổ

+Bộ sưu tập số Luận án - Luận văn

+Bộ sưu tập số Đảng bộ tỉnh Yên Bái

+Bộ sưu tập số Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái

+Bộ sưu tập số Tác phẩm văn học Yên Bái

+Bộ sưu tập số Tài liệu tiểu học

+Bộ sưu tập số Tài liệu Trung học cơ sở

+Bộ sưu tập số Tài liệu Trung học phổ thông

1.6.5 Mức độ chuẩn nghiệp vụ

Nhận thức rõ được vấn đề trên nên Thư viện tỉnh Yên Bái đã tiến hành tin học hóa, áp dụng các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến trên thế giới vào khâu xử lý tài liệu nhằm nâng cao chất lượng biên mục cũng như công tác phục vụ của Thư viện.

Về công tác biên mục mô tả: Thư viện tỉnh Yên Bái sử dụng khổ mẫu MARC21

trong biên mục đọc máy trên phần mềm Dspace phiên bản 5.0. Cơ sở để cán bộ xử lý làm cơng tác biên mục mơ tả đó là : nhan đề, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, tùng thư,... Công tác biên mục mô tả được tiến hành trên phân hệ biên mục của phần mềm Dspace. Các dữ liệu biên mục được thực hiện trên các vùng mô tả của khổ mẫu MARC21. Đây là cơng cụ hữu ích cho cơng tác biên mục, nó cho phép tạo mới cũng như chỉnh sửa các biểu mẫu biên mục.

Về công tác phân loại tài liệu: Thư viện áp dụng Khung phân loại thập phân

Dewey - Ấn bản 23 (DDC 23) để phân loại tài liệu, thể hiện nội dung chính của tài liệu

bằng kí hiệu phân loại. Công cụ mà cán bộ Thư viện tỉnh Yên Bái sử dụng để phân loại là Khung phân loại thập phân Dewey - Ấn bản 23 tiếng Việt, ấn bản đầy đủ.

Về công tác định chủ đề: Hiện tại thư viện định chủ đề theo Bộ Từ khóa của Thư

viện Quốc gia Việt Nam. Cấu trúc của Bộ Từ khóa gồm có 6 phần (Từ khóa chủ đề, từ khóa nhân vật, từ khóa địa danh, từ khóa viết tắt tên cơ quan tổ chức, bảng phân chia các thời kỳ trong tác phẩm văn học nghệ thuật và lịch sử, hướng dẫn sử dụng Bộ Từ khóa). Bộ Từ khóa của Thư viện Quốc gia Việt Nam có 35.000 thuật ngữ, với nội dung phản ánh vốn tài liệu đa ngành, đa lĩnh vực.

1.6.6 Hạ tầng CNTT

Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, hầu hết các thư viện sử dụng máy tính điện tử vào cơng tác thư viện để lưu trữ thông tin, giúp cho việc to chức hoạt động của thư viện được thực hiện dễ dàng hơn và Thư viện tỉnh Yên Bái cũng khơng nằm ngồi mục tiêu đó. Bên cạnh đó, việc ứng dụng CNTT vào xử lý tài liệu bằng cách sử dụng các thiết bị viễn thông như mạng LAN, WAN, kết nối Internet để phục vụ công tác xử lý tài liệu.

21

Việc ứng dụng CNTT hiện đại giúp cho việc xử lý tự động hóa cơng tác nghiệp vụ trên máy dễ dàng và thuận lợi hơn đồng thời việc lưu trữ dữ liệu được đảm bảo. Nó cho phép hạn chế tối đa chi phí và cơng sức của cán bộ biên mục trong phân loại, biên mục tài liệu cũng như tạo ra các SP&DV TT theo yêu cầu.

Hiện Thư viện tỉnh Yên Bái đang sử dụng phần mềm Dspace để quản lý các hoạt động tại Thư viện. Thư viện có 3 máy chủ và 81 máy trạm phục vụ cho công tác nghiệp vụ, tra cứu thông tin và các dịch vụ bạn đọc. Ngồi ra, Thư viện cịn có các thiết bị phục vụ cho hoạt động của thư viện như : thiết bị ngoại vi : 3 máy chiếu, 1 máy ảnh kĩ thuật số, 1 camera hiện đại, 6 máy in, 2 máy photo, ti vi, máy đọc dành cho người khiếm thị, 4 máy scanner,…

Các trang thiết bị hiện đại của Thư viện góp phần làm thay đổi hoạt động TT-TV tại Thư viện, từ chỗ thủ công truyền thống từng bước được hiện đại hóa, làm tăng hiệu quả trong việc đáp ứng NCT đồng thời cũng góp phần tích cực vào cơng tác xây dựng và phát triển hệ thống SP&DV TT-TV.

1.6.7 Tác động của phát triển kinh tế - xã hội với thư viện tại tỉnh Yên Bái

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam có thế mạnh kinh tế về du lịch với các huyện nổi bật như: Nghĩa Lộ, Mù Căng Chải, Văn Chấn,… nhờ gìn giữ được những văn hóa truyền thống tạo sự thu hút khách du lịch.

Ở nơi đây, truyền thống và bản sắc văn hố tốt đẹp của đồng bào các dân tộc được gìn giữ và phát huy ở mức rất cao. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời

sống văn hố” được phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Các thiết chế văn hố, chính

sách xã hội cũng được quan tâm đầu tư và phát huy hiệu quả tích cực giúp cho đời sống của các đối tượng chính sách được cải thiện và nâng lên đáng kể. Mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân ngày càng được cải thiện mạnh mẽ.

Với những tiềm năng này, trong thời gian tới Yên Bái sẽ sớm vươn lên trở thành mũi nhọn kinh tế của Tây Bắc.

Trước sự hình thành và phát triển của xã hội thơng tin, trong đó thơng tin và tri thức ngày càng có vai trị quan trọng hơn trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Nhiều người cho rằng khả năng khai thác và sử dụng thông tin là tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trong thời đại ngày nay. Hoạt động thông tin – thư viện, nhất là thư viện công cộng cơ sở, với mục tiêu cuối cùng là đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của bạn đọc ở các cấp huyện, xã phường vùng sâu, vùng xa vì thế có vai trị

22

đặc biệt quan trọng trong sự phát triển xã hội, trong đó có sự nghiệp xây dựng nơng thơn mới, Thư viện tỉnh Yên Bái cũng không nằm ngồi xu thế đó.

Tiểu kết

Trong chương 1 tơi đã đưa ra các khái niệm liên quan đến đề tài, Mối quan hệ chặt chẽ giữa SP & DV TT-TV; vai trò quan trọng của SP&DV TT-TV trong hoạt động thư viện; cùng với các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến SP&DV TT-TV Đây chính là nền tảng để tơi triển khai và làm rõ thực trạng về SP & DV TT – TV tại Thư viện tỉnh Yên Bái.

23

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH YÊN BÁI

2.1. Chính sách phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh Yên Bái viện tỉnh Yên Bái

Là một thư viện công cộng, một thư viện năng động, thư viện tỉnh Yên Bái luôn chủ động mang các sản phẩm và đa dạng các loại hình dịch vụ tại thư viện đến với đơng đảo và sâu rộng trong quần chúng nhân dân, hoạt động một cách tích cực nhằm hướng một mục tiêu chung một xã hội học tập, một xã hội văn minh và lành mạnh.

2.1.1 Chính sách của địa phương đối với hoạt động thư viện

Nhằm hướng tới một môi trường văn minh, một xã hội học tập, tỉnh Yên Bái cũng như các ban ngành của tỉnh nhiệt liệt tham gia hưởng ứng, phối hợp với thư viện tỉnh Yên Bái để cùng thực hiện mục tiêu chung.

Cụ thể hóa những mục tiêu đó tỉnh Yên Bái đã đề ra những kế hoạch dài hạn, kế hoạch ngắn hạn để tất cả các nhân, đoàn thể cùng thực hiện. Đó đều là những quyết định, chính sách được tỉnh triển khai thường xuyên và hằng năm. Cùng với Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo thì thư viện tỉnh là một yếu tố giữ vị trí quan trọng trong việc thực hiện hóa các nhiệm vụ mà tỉnh đã đề ra. Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 07/6/2018 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái triển khai thực hiện Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của thư viện tỉnh Yên Bái; nhằm góp phần cùng tồn xã hội, các cơ quan trường học trên địa bàn xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ; bồi dưỡng và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Đồng thời xây dựng phổ biến kiến thức về các lĩnh vực tri thức của khoa học và đời sống đến đông đảo quần chúng nhân dân nhất là đối tượng thanh thiếu niên, các em học sinh, hướng tới một xã hội học tập, học tập suốt đời.

Để tất cả mọi người dân đều được tiếp cận với tri thức, đều được học tập, tỉnh cũng đã có những chỉ đạo các ban ngành như Sở Giáo dục và Đào tạo và Phịng phổ thơng Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với hệ thống trường học trong tỉnh phối hợp với thư viện tiến

24

hành tổ chức hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách báo và phục vụ bạn đọc một cách sâu rộng thông qua xe ô tô thư viện lưu động của thư viện.

Hoạt động của xe ô tơ thư viện lưu động là một hình thức phục vụ đọc sách, báo lưu động đến mọi đối tượng bạn đọc trong đó là các em học sinh. Hoạt động của xe ô tô thư viện lưu động tạo cơ hội cho tất cả các em được tiếp cận, sử dụng những thơng tin hữu ích có trong sách, báo, trong tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử được lưu giữ tại thiết bị hiện đại có trong xe, giúp các em học sinh nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. Từ đó góp phần cùng tồn xã hội nâng cao dân trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần, khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng. [18]

Bên cạnh đó, tỉnh cũng thường xuyên quan tâm tạo điều kiện giúp cho thư viện được hoạt động một cách tốt nhất, đầy đủ nhất và còn cung cấp kinh phí giúp thư viện bổ sung thêm vốn tài liệu, hiện đại hóa và nâng cấp cơ sở vật chất, kinh phí triển khai các dự án, kế hoạch mà thư viện xây dựng,…

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh yên bái (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w