Phát triển cơ sở vật chất cho Thư viện

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh yên bái (Trang 83)

3.3.1 Tăng cường nguồn lực thông tin cho Thư viện

Vốn tài liệu là nhân tố không thể thiếu cho hoạt động thư viện. Có tài liệu, các

61

khâu và hoạt động khác trong thư viện mới được tiến hành.

Việc nâng cao chất lượng tài liệu trong công tác bổ sung, làm cho kho tài liệu ngày càng phong phú hơn về mặt nội dung và chất lượng để mọi bạn đọc, mọi tầng lớp nhân dân đều thấy rằng chỉ ở Thư viện mới là nơi có tài liệu đầy đủ nhất và là nơi cần thiết nhất.

Để tăng cường nguồn lực thông tin Thư viện tỉnh Yên Bái cần phải:

- Xác định loại hình, số lượng, chất lượng tài liệu cần bổ sung.

- Qua quá trình khảo sát NDT tại Thư viện tỉnh Yên Bái, các loại hình tài liệu rất cần và cần được Thư viện tiến hành bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại về tài liệu của bạn đọc như: tài liệu chỉ đạo; báo, tạp chí chuyên ngành; tài liệu tra cứu; tài liệu khoa học thường thức; tài liệu giải trí;…

- Ngồi ra khi bổ sung tài liệu cần xác định đúng diện tránh trường hợp bổ sung thừa, lãng phí, bổ sung khơng hiệu quả do khơng đúng yêu cầu

- Trong các loại hình tài liệu truyền thống (tài liệu giấy) Thư viện còn phải chú ý bổ sung các loại tài liệu điện tử như: CD-ROM, CSDL toàn văn và một số loại tài liệu

điện tử bổ sung qua mạng. Đặc biệt đối với các tài liệu này cần phải được kiểm định, lựa chọn kĩ càng, cần phải có các chuyên gia tin học, các nhà tư vấn khi lựa chọn chúng đưa vào sử dụng.

- Đối với các tài liệu ngoại văn (tiếng Anh,...) Thư viện cần có chính sách thật rõ

ràng: cần bổ sung số lượng bao nhiêu, nội dung chất lượng như thế nào, cho lĩnh vực nào,... và phục vụ cho đối tượng nào trong thư viện.

- Xây dựng chính sách, quy trình bổ sung phù hợp.

Để quy trình chính sách bổ sung được khoa học, đúng yêu cầu, đúng diện, Thư viện cần tiến hành:

- Lên danh sách tài liệu cần bổ sung, tài liệu còn thiếu, tài liệu cần bổ sung cấp thiết và có chính sách phù hợp.

- Phịng bổ sung và xử lý tài liệu cần phải chủ động liên hệ với các nhà sách, nhà xuất bản trên địa bàn hoặc ngoài địa bàn để nắm bắt kịp thời các tài liệu mới, các tài liệu tốt.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước:

- Trong nước: Hợp tác với các Thư viện cơng cộng có cùng vị trí địa lý ở vùng núi Tây Bắc như Thư viện tỉnh Hà Giang, Thư viện tỉnh Sơn La, Thư viện tỉnh Điện

62

Biên, Thư viện tỉnh Lai Châu,...để chia sẻ nguồn tài nguyên hiện có tại từng thư viện, trao đối hợp tác với nhau, cho mượn liên thư viện giữa các thư viện. Thực hiện trao đổi cùng với một số thư viện chuyên ngành khác như: Thư viện Khoa học Tổng hợp tỉnh Thái Ngun, Trung tâm Thơng tin và Tư liệu,...

- Ngồi nước: Giao lưu mở rộng thêm quan hệ hợp tác với các tổ chức như: các

tổ chức giáo dục phi chính phủ, các quỹ từ thiện,…

- Quan tâm, đầu tư xây dựng nguồn lực thơng tin điện tử có chất lượng, đặc biệt là CSDL toàn văn về từng lĩnh vực, chủ đề.

- Thư viện cần phải đầu tư phân bố hợp lý nguồn ngân sách trên mỗi loại hình tài liệu được bổ sung.

- Thanh lý tài liệu: tiến hành loại bỏ, thanh lọc thanh lý những loại tài liệu không cịn phù hợp với Thư viện, thơng tin lỗi thời khơng cịn phù hợp, khơng cịn giá trị sử

dụng, từ đó kiểm tra và có thể bổ sung hồi cố các tài liệu có giá trị.

- Chia sẻ nguồn tài liệu giữa các thư viện: Là phương pháp tối ưu nhằm phong phú hóa nguồn tài nguyên của thư viện. Giữa chia sẻ TT và đa dạng hóa nguồn tin có mối liên hệ tương hỗ lẫn nhau. Chia sẻ TT giúp làm phong phú nguồn tin, trong khi đó,

nguồn tin được bổ sung phong phú thì nguồn tin chia sẻ càng đa dạng.

- Đánh giá tính hiệu quả của nguồn tài liệu sau một thời gian sử dụng: Công việc đánh giá sẽ cho thấy chính sách của đơn vị mình có đi đúng hướng hay khơng.

3.3.1.1 Giải pháp về nguồn tài liệu mở

+ Học liệu mở

Ngày nay, thế giới đang bước vào một xã hội mới “xã hội thông tin”, thông tin đã trở thành nguồn tài nguyên quan trọng nhất của xã hội. Với việc xây dựng thư viện điện tử, các thư viện sẽ trở thành trung tâm thông tin điện tử. Các thư viện điện tử ở các cơ quan, viện nghiên cứu, trường học, nhà máy... là những trung tâm truy cập phân tán tới các mạng thơng tin trong và ngồi nước. Điều đó đã đặt ra cho các cơ quan thơng tin

-thư viện nhiều thách thức trong q trình phát triển các nguồn tài nguyên số, thư viện tỉnh n Bái cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Để đáp ứng được những thách thức đó, thư viện tỉnh Yên Bái cần lập kế hoạch xây dựng, khai thác học liệu mở và các nguồn tạp chí truy cập mở khác như là một giải pháp để làm giàu kho tài nguyên số cho thư viện điện tử của mình.

Hiện nay tại Việt Nam, chương trình Học liệu mở Việt Nam ra đời vào tháng

11/2005 với sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC, và Quỹ Giáo dục Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là xây dựng các phương thức để xoá bỏ các rào cản đối với người dùng Việt Nam để có thể tận dụng một cách tối đa các nguồn học liệu mở sẵn có. Ngày 12/12/2007, trang tin chính thức của chương trình, website www.vocw.edu.vn đã được bấm nút khai trương tại Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, website VOCW đã có hơn 200 courses và hơn 1.000 modules. Chủ yếu là do cán bộ thuộc các trường chủ động đưa lên.

Việc tham gia vào Hệ thống học liệu mở Việt Nam, thư viện tỉnh Yên Bái sẽ giúp độc giả của mình tiếp cận được một nguồn lực thông tin vô cùng to lớn và tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc học thuật nhằm hỗ trợ độc giả tiếp cận nhanh, dễ dàng và hiệu quả cao.

+ Truy cập mở Tài liệu

Truy cập mở là tài liệu số, trực tuyến, miễn phí và đa phần khơng địi hỏi về bản quyền và các quy định về cấp phép (Peter Suber, 2006).

Lợi ích của truy cập mở

▪ Gỡ bỏ các rào cản về giá ▪Gỡ bỏ hạn chế khi truy cập

▪Truy cập và tác động lớn hơn

Danh sách các nguồn tạp chí mở mà thư viện tỉnh Yên Bái có thể tham khảo, triển khai và tích hợp trên website, giới thiệu đến bạn đọc:

Tạp chí truy cập mở là những tạp chí sử dụng hình thức tài trợ, khơng thu phí truy cập của độc giả hay cơ quan của họ.

▪Danh mục các tạp chí truy cập mở http://www.doaj.org (Hiện có 5.505 tạp chí,

trong đó có 2.333 tạp chí có thể tìm kiếm ở cấp độ bài viết, có 456.462 bài viết truy cập miễn phí đã được kiểm sốt chất lượng khoa học và học thuật).

▪Truy cập mở các tạp chí khoa học và y tế: http://www.plos.org/

▪Truy cập mở các tạp chí trong lĩnh vực giáo dục: http://aera- cr. asu. edu/ej oumals/

▪ The Open Access Bibliography: Liberating Scholarly Literature with E-Prints and Open Access Journals cung cấp tổng quan các khái niệm truy cập mở và giới thiệu

hơn 1,300 sách và tài liệu hội nghị bằng tiếng Anh đã được lựa chọn (gồm một số thuyết trình video số), hội thảo, bài xã luận, tài liệu điện tử, các bài báo và tạp chí, các bài viết

64

mới, báo cáo kỹ thuật, và các tài liệu in và điện tử khác giúp hiểu về các cố gắng của phong trào truy cập mở để cung cấp truy cập miễn phí và sử dụng khơng bị rằng buộc tài liệu khoa học.

▪Kho truy cập mở. Các bộ tài liệu số của các bài nghiên cứu do các tác giả của

chúng đưa vào. Đối với các bài của tạp chí, việc này có thể được thực hiện trước hoặc sau khi xuất bản.

▪Danh sách các kho truy cập mở http://www.opendoar.org

▪ Danh sách liên quan đến phong trào truy cập mở http://www.earlham.edu/ ~peters/fos/lists.htm

▪ Danh sách tài nguyên có lựa chọn: Hướng dẫn truy cập nhanh tới các lưu trữ

khoa học công nghệ và sức khoẻ:

http://www.loc.gov/rr/scitech/selectedinternet/eprints.html

▪ Kho lưu trữ mở của các trường đại học California http://repositories.cdlib.org/ escholarship/

+ Đề xuất hướng phát triển nguồn tài liệu mở tại thư viện tỉnh Yên Bái:

- Bổ sung/tích hợp nguồn tin điện tử thơng qua việc mua, trao đổi tài liệu điện tử đang được xuất bản (bản tin, tạp chí điện tử, các chế bản điện tử trước khi in ra trên giấy). Đặc biệt là việc tích hợp, liên kết các nguồn học liệu mở của các đơn vị trong và ngoài nước.

- Xây dựng các liên kết (tạo khả năng truy cập) đến các nguồn tài liệu trên internet (tạp chí truy cập mở, các kho lưu trữ mở).

3.3.2 Phát triển hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất

Thư viện ngày nay không thể tách rời khỏi CNTT. Hiện đại hóa thư viện chính là trang bị cho thư viện đầy đủ những giải pháp CNTT. CNTT là một trong những nhân tố cần thiết thúc đẩy dịch vụ TT-TV phát triển. Nhờ có các hỗ trợ của CNTT mà việc chia sẻ TT mới diễn ra thuận lợi, bạn đọc mới truy cập được nhiều loại hình tài liệu, sử dụng Internet và dịch vụ liên quan khác.

Thư viện đã được tỉnh Yên Bái quan tâm sâu sát, đầu tư cả vật chất và con người để phát triển. Kết quả tích cực của việc đầu tư trên, Thư viện đã có được:

- Trang Web riêng để đăng tải tin và phổ biến thông tin.

- Công cụ tra cứu mục lục trực tuyến (OPAC) trên mạng đã được hình thành.

- Phần mềm quản lý thư viện điện tử Libol cùng các Module quản lý được đưa

vào sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong việc chuyển đổi phương thức quản lý và phục vụ từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử.

- Xây dựng thư viện điện tử, phát triển hệ thống mạng thơng tin Intranet/Internet nhằm mục đích liên kết, chia sẻ, trao đổi, tham khảo tài nguyên thông tin - tư liệu giữa

các thư viện phục vụ vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, Thư viện tỉnh Yên Bái vẫn còn những hạn chế nhất định:

- Chưa có phần mềm quản lý bạn đọc tới thư viện.

- Kho mở các giá sách q cao khó cho việc bạn đọc tìm và chọn tài liệu.

-Một số máy tính hỏng nhưng thư viện chưa kịp thời sửa chữa, thay thế. Hiện tại Thư viện Yên Bái cần phải:

- Thư viện cần thiết lập một cơ sở hạ tầng CNTT luôn đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, nhất là lúc nhu cầu khai thác TT của bạn đọc ngày càng cao, nhất là ở bộ phận thanh thiếu niên.

- Bảo trì thiết bị CNTT là cơng việc quan trọng không kém việc khai thác sử dụng, mua mới thiết bị. Vì vậy, Thư viện cần các giải pháp bảo trì vững chắc và kinh phí dự phịng để có đủ máy móc, thiết bị thay thế.

- Thư viện cần năng động trong việc tìm tịi, học hỏi những công nghệ mới nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng SP&DV TT-TV.

- Thư viện cần phải tập huấn cho cán bộ của minh khi áp dụng những ứng dụng mới để nâng cao hiệu quả khi ứng dụng vào thực tiễn.

- Tăng thêm số lượng chỗ ngồi tại phòng đọc để phục vụ bạn đọc tốt hơn vào các

giờ cao điểm và vào mùa hè.

- Nhanh chóng bổ sung phần mềm quản lý bạn đọc.

3.3.3 Chiến lược phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện

Hiện tại thư viện chưa xây dựng được chiến lược phát triển các SP&DV thông tin – thư viện, vì thế mà số lượng các SP&DV vẫn cịn hạn chế và chưa đa dạng phong phú.

Nội dung cơ bản để xây dựng chiến lược phát triển các SP&DV bao gồm các bước sau:

- Phân tích xu thể phát triển của các SP&DV thông tin – thư viện trên thế giới và

ởViệt Nam.

- Điều tra NCT của NDT.

- Phân tích thực trạng của Thư viện: tìm hiểu năng lực tổ chức và quản lý (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực).

- Phải có quan điểm chiến lược đúng đắn: xây dựng các SP&DV thông tin – thư

viện mới phải mang tính hiện đại, phù hợp với xu thế chung của thế giới và phù hợp với NCT của NDT tại Thư viện.

- Thư viện cần đưa ra mục tiêu cụ thể khi xây dựng các SP&DV như: có mốc thời gian, từng con số cụ thể để đối chiếu và kiểm nghiệm.

3.3.4 Tăng cường hợp tác, chia sẻ với các cơ quan đơn vị khác

Bernard Shaw đã dùng hình tượng sau đây để nói lên tầm quan trọng của việc chia sẻ TT: “Giữa hai người, nếu mỗi người có một quả táo trao đổi với nhau thì kết cục mỗi người cũng chi có một quả táo. Nhưng nếu mỗi người có một ý tưởng và trao đổi với nhau thi kết quả mỗi người sẽ có hai ý tưởng”.

Hiện tại, Thư viện tỉnh Yên Bái chưa mở rộng hợp tác với cơ quan thư viện nào, tuy nhiên trong tương lai thì Thư viện có thể sẽ hợp tác với các thư viện cùng cấp và các thư viện chuyên ngành, đa ngành. Sự hợp tác chia sẻ này cần phải được duy trì và mở rộng hơn nhằm tạo điều kiện cho NDT có thể tiếp cận được nhiều nguồn tin khác nhau.

Việc hợp tác chia sẻ cần phải thỏa mãn một số yêu cầu như:

- Trước hết, để đảm bảo việc chia sẻ, thư viện tỉnh Yên Bái cần phải đảm bảo thống nhất về mặt chun mơn, nghiệp vụ. Đây là cơ sở có tính chất nền tảng. Dù cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ nhưng khơng có tiếng nói chung về mặt chun mơn (như: quy trình bổ sung, biên mục, các chuẩn kỹ thuật, chuẩn cấu trúc dữ liệu,...) thì các cơ quan TT-TV khó có thể cùng nhau thiết lập một hệ thống thống nhất.

- Trang bị được hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng CNTT đồng bộ, chất lượng

đảm bảo tính liên kết khi chia sẻ TT. Đồng thời phải có kế hoạch bảo trì hệ thống trong quá trình sử dụng.

- Đội ngũ nhân lực thư viện phải là những chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thông tin - tư liệu, quản lý tri thức với các kỹ năng chun mơn, nghiệp vụ vững và trình độ tin học, ngoại ngữ đủ để đảm bảo cơng việc. Ngồi ra họ phải có những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng diễn thuyết,...

- Đảm bảo tính cam kết bằng những văn bản pháp lý cụ thể, rõ ràng nhằm tránh những yếu tố phát sinh trong quá trình hợp tác.

Tiểu kết

SP&DV thông tin - thư viện tỉnh Yên Bái mặc dù đã có sự phát triển khơng ngừng, tuy nhiên vẫn cịn một số hạn chế chưa được quan tâm nhiều. Vì vậy, chương 3 nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp nhằm giúp thư viện nâng cao chất lượng SP&DV thơng tin - thư viện, từ đó thư viện từng bước phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động, cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của NDT. Ngoài nâng cao chất lượng SP&DV TT-TV thì thư viện tỉnh Yên Bái còn nên đầu tư nâng cao chất lượng,năng lực về nguồn nhân lực phục vụ thư viện. Không chỉ vậy, tăng cường hợp

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh yên bái (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w