Phát triển chất lượng các dịch vụ thông tin – thư viện

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh yên bái (Trang 75 - 80)

- Dịch vụ đọc tại chỗ

Đây là dịch vụ chủ yếu của Thư viện và được đông đảo bạn đọc quan tâm sử dụng. Tuy nhiên, để dịch vụ đọc tại chỗ có chất lượng và phục vụ tốt hơn nhu cầu, đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, Thư viện cần thực hiện một số vấn đề sau:

+ Bổ sung thêm vốn tài liệu, các tài liệu giải trí, sách ngoại văn (đặc biệt là tiếng

Anh).

+Tăng cường thêm chỗ ngồi tại phòng đọc.

+ Tổ chức hướng dẫn cho tất cả các đối tượng NDT ngay từ buổi đầu cách làm thẻ và cách sử dụng Thư viện. Hướng dẫn cho NDT tra tìm tài liệu và cách sử dụng các loại tài liệu tại Thư viện sao cho hiệu quả nhất.

+ Khắc phục việc giá sách quá cao khiến NDT khó khăn trong q trình chọn và tìm sách với kho mở.

+ Tăng cường số lượng và đa dạng hóa các loại hình tài liệu tại phịng đọc. Bên cạnh sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án,… Thư viện cần tiến hành phục vụ thêm nhiều loại tiều liệu khác như: báo cáo khoa học, dự án nghiên cứu, kỷ yếu hội nghị, hội thảo,…

Thư viện cần thường xuyên theo dõi mức độ sử dụng tài liệu để điều chỉnh kịp thời nội dung và số lượng tài liệu phịng đọc. Đối với tài liệu ít sử dụng, Thư viện nên chuyển ra khỏi phòng đọc, dành chỗ để đưa thêm nhiều tài liệu mới vào phục vụ bạn đọc.

- Dịch vụ mượn về nhà

Hiện tại dịch vụ mượn tài liệu về nhà tại Thư viện hoạt động tương đối hiệu quả.

Để dịch vụ này ngày một hoàn thiện và phục vụ tốt hơn nhu cầu của độc giả, cần phải: + Kiểm sốt q trình mượn trả tài liệu của bạn đọc bằng phần mềm quản lý bạn đọc, quy định chế độ mượn trả đúng hạn, nếu có vi phạm thì cần có biện pháp xử lý đúng quy định.

+Hướng dẫn bạn đọc tra tìm tài liệu trên OPAC.

+ Chú trọng thực hiện công tác thu nhận thơng tin, ý kiến phản hồi từ phía người sử dụng, để làm cơ sở cho việc bổ sung tài liệu tại phịng mượn có nội dung và hình thức thích hợp, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.

+Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn, tinh thần trách nhiệm

và thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ tại hệ thống phòng mượn. Người cán bộ cần đặc biệt chú trọng rèn luyện kỹ năng thu nhận thơng tin phản hồi từ phía người sử dụng và rèn luyện kỹ năng hướng dẫn NDT khai thác thông tin trong và ngồi Thư viện.

+ Thư viện có thể điều chỉnh quy định, điều kiện cho mượn tài liệu về nhà hợp lý, phù hợp với đối tượng phục vụ của mình như: tăng thời gian cho mượn dành cho những người có nhu cầu học tập và nghiên cứu,…

- Tránh dồn tài liệu quá nhiều trên cùng một kệ để giúp người sử dụng lấy và trả tài liệu dễ dàng hơn.

- Dịch vụ Internet

+ Bảo trì thường xuyên và nâng cấp đường truyền Internet của Thư viện để giúp NDT tiết kiệm được thời gian, cơng sức trong q trình tìm kiếm tài liệu.

+Thư viện cần trang bị và cài đặt các phần mềm bảo mật máy tính, tránh bị xâm nhập bởi các tác nhân gây hại, ảnh hưởng đến thông tin và dữ liệu trên máy.

+ Tổ chức các lớp học để giúp NDT trong việc tra cứu thông tin tài liệu trên mạng một cách hiệu quả, thường xuyên mở các lớp kỹ năng tìm kiếm thơng tin.

+ Thường xuyên bảo trì, sửa chữa máy tính hỏng để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng của NDT.

3.1.2.1 Đa dạng hóa dịch vụ TT-TV

+Phát triển dịch vụ mượn liên Thư viện

Dịch vụ mượn liên thư viện cho phép NDT mượn được tài liệu của nhiều thư viện cũng như các cơ quan thông tin thư viện khác một cách dễ dàng và thuận lợi mà không

yêu cầu họ phải đăng ký sử dụng hoặc làm thẻ tại nơi họ muốn mượn ngoài đơn vị họ học tập hoặc làm việc. Hiện nay, trên thế giới vấn đề liên thông, liên kết thư viện thơng qua hình thức mượn liên thư viện đã được triển khai rất nhiều nhưng ở Việt Nam thì cịn q ít.

Dịch vụ mượn liên thư viện (Interlibrary Loan Services - ILL) có thể mơ tả tóm tắt như sau: khi NDT có nhu cầu mượn một tài liệu từ thư viện khác khơng thuộc thư viện mà NDT có thẻ mượn/ đọc thì có thể u cầu mượn bằng cách điền vào phiếu yêu cầu (Request Form) trên giấy hoặc trực tuyến trên OPAC. Thư viện sẽ tìm và gửi yêu cầu mượn đến thư viện có tài liệu cho mượn. Thư viện được yêu cầu sẽ xem xét yêu cầu, gửi tài liệu cho thư viện yêu cầu, kèm một phiếu/thư điện tử “Mượn liên thư viện” trong đó có ghi ngày trả hoặc gởi phúc đáp nếu không cho mượn tài liệu (tài liệu gốc, tài liệu tra cứu...). Mỗi thư viện có một sổ mượn riêng và các thư viện thanh toán theo các quy định giữa các bên. Dịch vụ mượn liên thư viện ở nhiều nước thường là dịch vụ có thu phí.

Mượn liên thư viện được ra đời là một nhu cầu tất yếu trong quá trình hoạt động của các thư viện bởi vì khơng một thư viện nào có thể đáp ứng được hầu hết các nhu cầu về tài liệu của NDT. Bên cạnh đó, TT khơng ngừng gia tăng và giá thành tài liệu cũng liên tục tăng, trong khi nguồn tài chính và kho tàng của thư viện có hạn. Điều này khiến các thư viện chịu một sức ép: một bên phải đáp ứng nhu cầu của NDT, một bên khơng làm phát sinh thêm nguồn kinh phí vốn đã hạn hẹp. Sức ép này đã đưa thư viện lại với nhau trên cơ sở hợp tác tự nguyện, các bên đều có lợi và hình thành nên dịch vụ mượn liên thư viện. Dịch vụ này dựa trên cơ sở NDT phải trả tiền, như vậy sẽ giảm sức ép về mặt tài chính cho thư viện nhưng vẫn đảm bảo việc đáp ứng NCT của NDT. Hầu hết các yêu cầu về tài liệu mượn liên thư viện đều là các tài liệu quý hiếm, độc bản hoặc có giá thành cao.

Cùng với sự phát triển của Internet và CNTT, dịch vụ mượn liên thư viện không chỉ dừng lại ở tài liệu in ấn, mà còn bao gồm cả tài liệu điện tử (Digital Interlibrary Loan). Khi NDT yêu cầu một tài liệu trong thư viện, họ sẽ nhận được thư thông báo kèm theo đường liên kết (Link) đến tài liệu. Theo liên kết tài liệu này, NDT sẽ truy cập đến biểu ghi thư mục mô tả ngắn gọn về tài liệu (nhan đề, tác giả, thông tin xuất bản) và liên kết đến tài liệu đó được số hóa ở dạng PDF. NDT có thể xem trực tiếp, in hoặc tải về để sử dụng. Với việc cho mượn tài liệu dạng điện tử, các kho lưu trữ, bảo quản của tài liệu

58

của mỗi thư viện sẽ bảo vệ được tài liệu gốc và mở rộng khả năng truy cập đến tài liệu này cho những nhu cầu hiện tại và trong tương lai.

Để thực hiện dịch vụ này, các thư viện cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau thông qua việc ký kết văn bản quy định rõ ràng và các chính sách cụ thể, điều kiện, thủ tục, chi phí cho mượn tài liệu giữa các thư viện. Đồng thời các thư viện cần tăng cường giới thiệu nguồn lực thơng tin của mình thơng qua hệ thống mục lục, thư mục, trang web thư viện và tạo các đường dẫn liên kết để giúp NDT lựa chọn được tài liệu nhanh chóng, phù hợp và chính xác. Ngồi ra, để có thể liên kết mượn liên thư viện được, các đơn vị liên kết phải thống nhất và chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, xây dựng phân hệ mượn liên thư viện theo tiêu chuẩn quốc tế ISO ILL 10160/10161 (The International Standard for Interlibrary Loan) về chế độ mượn liên thư viện qua mạng Internet.

Việc tổ chức dịch vụ mượn liên thư viện giữa Thư viện tỉnh Yên Bái và các đơn vị khác sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn mới triển khai. Do vậy cần phải có sự phối kết hợp và thống nhất cao trước khi triển khai dịch vụ. Mặc khác, đây là dịch vụ địi hỏi phải có sự đầu tư và sự quan tâm của cả Ban Giám đốc Thư viện, nhân lực thư viện, các phòng chức năng và sự quan tâm sâu sát của tỉnh Yên Bái trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư viện nói riêng và phát triển Thư viện nói chung. Như vậy, Thư viện tỉnh Yên Bái mới thực sự triển khai được dịch vụ này để mở rộng nguồn lực thơng tin, tiết kiệm kinh phí bổ sung tài liệu, giảm thời gian, công sức trong việc xử lý tài liệu và tạo điều kiện thuận lọi cho NDT khai thác nguồn tài liệu một cách có hiệu quả nhất.

Như vậy, xây dựng dịch vụ mượn liên thư viện là nhiệm vụ lâu dài của Thư viện tỉnh Yên Bái, bởi muốn xây dựng dịch vụ này cần nhiều thời gian và yêu cầu về dịch vụ này rất phức tạp, cũng cần có sự hợp tác chặt chẽ của các thư viện khác nhau và Thư viện tỉnh Yên Bái phải có kế hoạch xây dựng mượn liên thư viện rõ ràng thi mới có thể hồn thành được. Như vậy, trong một tưong lai không xa, nhu cầu về tài liệu và thông tin của sinh viên ngày càng cao, Thư viện tỉnh Yên Bái với dịch vụ mượn liên thư viện sẽ nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng tối đa yêu cầu của đông đảo mọi đối tượng bạn đọc.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh yên bái (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w