Nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh yên bái (Trang 32 - 35)

1.6 Giới thiệu Thư viện tỉnh Yên Bái

1.6.4 Nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin của Thư viện tỉnh Yên Bái bao gồm tài liệu in, tài liệu điện tử

và các CSDL.

19

Tính đến ngày 31/12/2018, nguồn lực thơng tin của thư viện tỉnh Yên Bái gồm có: - Tài liệu in: Gồm các loại sách giáo trình, sách tham khảo, luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu, kỷ yếu, các loại bách khoa toàn thư, từ điển chuyên ngành, cẩm nang tra cứu, niên giám, Nguồn tài liệu địa lý,... Trong đó:

+ Sách in: 274.101 bản(hàng năm bổ sung khoảng 3000 tên với trên 10000 bản) riêng năm 2018 bổ sung 10.500 bản.

+Báo, tạp chí: 200 tên.

+ Sách cổ(Hán – Nơm, Thái cổ, Dao cổ): có trên 400 bản, trong đó có những cuốn sách có tuổi thọ cách đây từ 80 – 300 năm.

- Tài liệu điện tử, số hóa: Quản lý vốn tài liệu và phục vụ bạn đọc trên phần mềm quản lý thư viện Dspace với 217.042 trang tài liệu số hóa( Nguồn: Báo cáo phịng đa phương tiện – thư viện tỉnh Yên Bái năm 2018)

Sách số hóa: 26.706 biểu ghi.

+ Bài trích báo, tạp chí về địa phương: 13.180 biểu ghi

+Địa chí: 1.248 biểu ghi.

+Thiếu nhi: 2.607 biểu ghi

+Lưu động: 5.740 biểu ghi

- Hiện có 8 CSDL( Nguồn: Báo cáo phòng đa phương tiện – thư viện tỉnh Yên Bái năm 2018): + CSDL SACH bao gồm: + CSDL TNHI bao gồm: + CSDL LDONG bao gồm: + CSDL NVAN bao gồm : + CSDL DCHI sách bao gồm:

+ CSDL NVAN DCHI bao gồm: 859 biểu ghi + CSDL BTCHI bao gồm:

+ CSDL DIEN TU bao gồm:

-Có 8 Bộ sưu tập số trên danh mục của trang web thư viện : + Bộ sưu tập số tài liệu cổ

+Bộ sưu tập số Luận án - Luận văn

+Bộ sưu tập số Đảng bộ tỉnh Yên Bái

+Bộ sưu tập số Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái

+Bộ sưu tập số Tác phẩm văn học Yên Bái

+Bộ sưu tập số Tài liệu tiểu học

+Bộ sưu tập số Tài liệu Trung học cơ sở

+Bộ sưu tập số Tài liệu Trung học phổ thông

1.6.5 Mức độ chuẩn nghiệp vụ

Nhận thức rõ được vấn đề trên nên Thư viện tỉnh Yên Bái đã tiến hành tin học hóa, áp dụng các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến trên thế giới vào khâu xử lý tài liệu nhằm nâng cao chất lượng biên mục cũng như công tác phục vụ của Thư viện.

Về công tác biên mục mô tả: Thư viện tỉnh Yên Bái sử dụng khổ mẫu MARC21

trong biên mục đọc máy trên phần mềm Dspace phiên bản 5.0. Cơ sở để cán bộ xử lý làm cơng tác biên mục mơ tả đó là : nhan đề, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, tùng thư,... Công tác biên mục mô tả được tiến hành trên phân hệ biên mục của phần mềm Dspace. Các dữ liệu biên mục được thực hiện trên các vùng mô tả của khổ mẫu MARC21. Đây là cơng cụ hữu ích cho cơng tác biên mục, nó cho phép tạo mới cũng như chỉnh sửa các biểu mẫu biên mục.

Về công tác phân loại tài liệu: Thư viện áp dụng Khung phân loại thập phân

Dewey - Ấn bản 23 (DDC 23) để phân loại tài liệu, thể hiện nội dung chính của tài liệu

bằng kí hiệu phân loại. Công cụ mà cán bộ Thư viện tỉnh Yên Bái sử dụng để phân loại là Khung phân loại thập phân Dewey - Ấn bản 23 tiếng Việt, ấn bản đầy đủ.

Về công tác định chủ đề: Hiện tại thư viện định chủ đề theo Bộ Từ khóa của Thư

viện Quốc gia Việt Nam. Cấu trúc của Bộ Từ khóa gồm có 6 phần (Từ khóa chủ đề, từ khóa nhân vật, từ khóa địa danh, từ khóa viết tắt tên cơ quan tổ chức, bảng phân chia các thời kỳ trong tác phẩm văn học nghệ thuật và lịch sử, hướng dẫn sử dụng Bộ Từ khóa). Bộ Từ khóa của Thư viện Quốc gia Việt Nam có 35.000 thuật ngữ, với nội dung phản ánh vốn tài liệu đa ngành, đa lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện tỉnh yên bái (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w