Các đặc trưng phi trực quan

Một phần của tài liệu Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần bất động sản big land hà nội (Trang 29 - 33)

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1.4. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp

1.4.2. Các đặc trưng phi trực quan

Các đặc trưng phi trực quan của của VHDN về cơ bản có thể bao gồm: - Lý tưởng:

Là những động lực, ý nghĩa, giá trị cao cả,căn bản, sâu sắc giúp con người cảm thông chia sẻ, và dẫn dắt con người trong nhận thức, cảm nhận và xúc động trước sự vật, hiện tượng. Lý tưởng cho phép các thành viên trong DN thống nhất với nhau trong cách lý giải các sự vật, hiện tượng xung quanh họ, giúp họ xác định được cái gì là đúng, cái gì là sai, định hình trong đầu họ rằng cái gì được cho là quan trọng, cái gì được khuyến khích cần phát huy. Tóm lại, lý tưởng thể hiện định hướng căn bản, thống nhất hoá các phản ứng của mọi thành viên trong DN trước các sự vật, hiện tượng. Cụ thể hơn, lý tưởng của một DN được ẩn chứa trong triết lý kinh doanh, mục đích kinh doanh, phương châm hành động của DN đó.

- Niềm tin và thái độ:

22

Về bản chất, giá trị là khái niệm liên quan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết con người cho rằng họ cần phải làm gì. Niềm tin là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai. Niềm tin của người lãnh đạo dần dần được chuyển hoá thành niềm tin của tập thể thông qua những giá trị. Một khi hoạt động nào đó trở thành thói quen và tỏ ra hữu hiệu, chúng sẽ chuyển hoá dần thành niềm tin, dần dần chúng có thể trở thành một phần lý tưởng của những người trong tổ chức này. Thái độ là chất kết dính niềm tin và giá trị thơng qua tình cảm. Thái độ chính là thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách thức nhất quán mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng.

- Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi

Peter Senge từng nói rằng: “Tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Một nền văn hóa vĩ đại ln bắt đầu với một tầm nhìn đa diện. Từ tầm nhìn đó có thể bao qt ra những mục tiêu xa hơn, rồi từ mục tiêu ấy lại giúp định hướng bước đi rõ ràng hơn. Một doanh nghiệp khi xác định được hướng đi, họ sẽ tiến hành thực hiện từng bước một.

Điều này dễ dàng nhận thấy nhất là ở các tổ chức phi lợi nhuận, đa phần tầm nhìn của họ khá đơn giản nhưng đầy nhân văn nên sẽ nổi trội hơn doanh nghiệp kinh doanh. Đơn cử như Hiệp hội Alzheimer có tầm nhìn “Vì một thế giới khơng có bệnh Alzheimer” hay như Oxfam lại có tầm nhìn “Vì một thế giới khơng có đói nghèo”.

Một tun bố tầm nhìn tuy là yếu tố đơn giản nhưng lại là nền tảng của cả một văn hóa. Tầm nhìn như là một kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động. Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp. Mặc dù tầm nhìn cho thấy mục tiêu của doanh nghiệp nhưng nhờ những giá trị ấy làm thước đo, làm tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn đó. Và nhiều doanh nghiệp cũng tìm thấy các giá trị của họ xoay quanh

23

vài chủ đề đơn giản như: nhân viên, khách hàng, tính chuyên nghiệp,…chính sự độc đáo của những giá trị đó góp phần làm nên một văn hóa doanh nghiệp.

McKinsey & Company là một minh chứng, nơi đây có hẳn một bộ giá trị rõ ràng dành cho tất cả nhân viên và cả công ty liên quan đến cách cơng ty hết lịng phục vụ khách hàng, đối xử tốt với đồng nghiệp và luôn chuyên nghiệp. Hoặc chúng ta cũng có thể thấy một cơng ty lớn như Google, giá trị của họ đơn giản chỉ là câu slogan nhưng đó cũng là quy tắc nổi tiếng "Đừng trở thành cái ác - Don't be evil”, dĩ nhiên ngồi ra họ cũng có bộ giá trị riêng mang tên “Điều chúng tơi biết là đúng” như là các điều luật lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp của họ.

- Triết lý kinh doanh

Khái niệm: “Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là lý tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh, nhằm làm cho doanh nghiệp đạt kết quả cao trong kinh doanh”. [21;tr.24]

Triết lý doanh nghiệp là triết lý kinh doanh chung của tất cả các thành viên của một doanh nghiêp cụ thể. Khi một chủ thể kinh doanh trở thành nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, họ sẽ cố gắng vận dụng các tư tưởng triết học về kinh doanh, tổ chức quản lý của mình và phát triển nó thành triết lý chung của doanh nghiệp đó. Triết lý phát triển doanh nghiệp chính là sự cụ thể hóa triết lý phát triển kinh doanh vào trong hoạt động sống của một tổ chức kinh doanh.

Con đường chung của sự hình thành các triết lý phát triển kinh doanh là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học về kinh doanh bằng triết lý kinh doanh. Tác giả của các triết lý phát triển kinh doanh thường là những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nhân từng trải.

Triết lý kinh doanh rất phong phú và nhiều loại khác nhau. Có thể phân loại triết lý phát triển kinh doanh theo hai tiêu chí cơ bản: Lĩnh vực hoạt động, nghiệp vụ và quy mô của chủ thể kinh doanh.

24

+ Theo lĩnh vực hoạt động, nghiêp vụ chuyên ngành: có các triết lý phát triển kinh doanh về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, triết lý về marketing, quản trị chất lượng hàng hóa…

+ Theo quy mơ của chủ thể kinh doanh: triết lý phát triển kinh doanh bao gồm triết lý phát triển kinh doanh của các cá nhân và triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo cá nhân là dạng hành vi người đó thể hiện khi thực hiện các nỗ lực ảnh hưởng đến những người khác theo nhận thức của đối tượng. Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý, nó khơng chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà cịn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo. Trong lãnh đạo, kết quả công việc phụ thuộc vào phương thức, phương pháp và cách thức làm việc. Nghệ thuật của người lãnh đạo được thể hiện ở chỗ họ biết lựa chọn cho mình phương thức, phương pháp và cách thức làm việc tối ưu. Phong cách lãnh đạo khoa học sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, ngược lại nó sẽ cản trở q trình đạt đến mục tiêu và hiệu quả hồn thành nhiệm vụ.

Phân loại các phong cách lãnh đạo:

Các nhà tâm lý học đã dựa trên những nét đặc trưng chung của từng nhóm người lãnh đạo – phong cách lãnh đạo để chia ra 3 kiểu người lãnh đạo sau:

• Phong cách lãnh đạo độc đốn, chun quyền; • Phong cách lãnh đạo dân chủ, tự do;

• Phong cách lãnh đạo mệnh lệnh, tháp tùng.

Mỗi phong cách lãnh đạo trên đều có những điểm tích cực và hạn chế nhất định song chúng khác nhau ở một số điểm cơ bản như: cách truyền đạt mệnh lệnh; cách thiết lập mục tiêu; ra quyết định; q trình kiểm sốt và sự ghi nhận kết quả.

25

Một phần của tài liệu Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần bất động sản big land hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w