Yếu tố cấu thành VHDN

Một phần của tài liệu Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần bất động sản big land hà nội (Trang 33 - 36)

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1.5. Yếu tố cấu thành VHDN

So với nền văn hoá dân tộc, VHDN được coi là một trong những tiểu văn hoá (subcultures), là lối sống của một cộng đồng. Vì thế để xây dựng VHDN, cần phân tích cơ cấu của nó như là cơ cấu của lối sống cộng đồng, khi ấy VHDN được cấu thành bởi năm yếu tố:

- Hệ thống ý niệm (thế giới quan, nhân sinh quan và xã hội quan), gồm tập hợp những khái niệm và biểu tượng mà dựa vào đó các thành viên DN lý giải chính mình và giải thích thế giới, đi tìm đạo lý sống.

- Hệ thống giá trị liên quan đến các chuẩn mực cho phép phân biệt thực giả, đánh giá tốt xấu, nhận định đúng sai trong những tình huống hoạt động cụ thể (lý tưởng của DN).

- Hệ thống biểu hiện, bao gồm thể thức, hình thức trình bày, ký hiệu, biểu tượng, nghệ thuật, phong tục tập qn, lễ hội, nhà cửa… mà qua đó các tình cảm, ý niệm bộc lộ ra và có thể cảm nhận một cách cụ thể, tạo nên sự đồng nhất hoá về văn hoá (Cultural Identification) trong DN.

- Hệ thống hoạt động, gồm hệ thống các tri thức công nghệ học (gồm cả công nghệ quản lý). Nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu cho các hoạt động thực tiễn của DN.

- Nhân cách văn hóa doanh nghiệp (văn hóa doanh nhân)

Theo một cách tiếp cận khác, H. Schein đã chia sự tác động của VHDN theo ba tầng khác nhau. Khái niệm “tầng” ở đây được hiểu là mức độ cảm nhận được các giá trị văn hố trong DN, hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn hố đó. Đây là một cách tiếp cận khá độc đáo, từ hiện tượng đến bản chất của văn hoá, phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành nên nền văn hố đó. [21;tr.36]

- Tầng thứ nhất: bao gồm những yếu tố hữu hình là những yếu tố có thể quan sát được, là cơ sở vật chất của VHDN.

26

- Tầng thứ hai: là những gía trị được thể hiện, bao gồm những nguyên tắc, quy tắc của hành vi ứng xử, thể chế lãnh đạo, tiêu chuẩn hoá hoạt động của DN, niềm tin, giá trị và cách cư xử (văn hoá “quy phạm”).

- Tầng thứ ba: là những giả thiết cơ bản được ngầm định có liên quan đến mơi trường xung quanh, thực tế của DN, đến hoạt động và mối quan hệ giữa con người trong DN, là trụ cột tinh thần của DN (văn hố tinh thần).

Hay nói cách khác, VHDN được cấu thành bởi ba yếu tố:

- Cấu trúc hữu hình của VHDN: logo, đồng phục, cách sắp xếp, thiết kế, kiến trúc…

- Những giá trị được công nhận: chiến lược, quan điểm, phong tục, tập quán kinh doanh, những quy tắc, quy định chung, mục tiêu…

- Những quan niệm ẩn: Quan niệm chung, niềm tin, nhận thức,... được mặc nhiên công nhận.

27

Tiểu kết

Trong chương 1, em đã trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp như: Khái niệm, chức năng, vai trị, đặc trưng và yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Tất cả những nội dung được thể hiện trong chương

1 sẽ giúp em có được cơ sở thực tiễn để triển khai thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần Bất động sản Big Land Hà Nội ở chương 2 một cách tốt hơn.

28

Chương 2

THỰC TRẠNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN BIG LAND HÀ NỘI

Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO là bước tiến quan trọng để Việt Nam tiếp tục hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Đây là sự kiện có ý nghĩa mở đường cho Việt Nam tham gia một cách bình đẳng trong thể chế thương mại tồn cầu. Nâng cao vị thế về kinh tế phải gắn liền với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tồn diện trong tiến trình hội nhập. Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng một doanh nghiệp nào mà là sứ mệnh chung của cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Và tại Công ty Cổ phần Bất động sản Big Land Hà Nội cũng vậy. Chương 2, em xin trình bày thực trạng về văn hóa doanh nghiệp tại cơng ty thơng qua q trình tìm hiểu và khảo sát thực tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần bất động sản big land hà nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w