Lịch sử kho địa chí của Thư viện Tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Xây dựng kho sách địa chí của thư viện tỉnh nghệ an (Trang 26 - 29)

Ở Thư viện tỉnh Nghệ An, kho tài liệu địa chí đã được hình thành và phát triển từ khá lâu, đã, đang và sẽ đóng một vai trị cực kì quan trọng đối với việc sưu tầm, bảo lưu và phát huy vốn tri thức xa xưa của cha ông ngay trên mảnh đất Nghệ An.

Xứ Nghệ bao gồm hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử mang sẵn trong nó cả kho tàng văn hóa – văn học dân gian đồ sộ và đầy bản sắc. Tài liệu địa chí trên địa bàn Nghệ – Tĩnh từ xưa tới nay, ngồi mảng sách nói trên, cịn có nhiều tài liệu quý nữa như sách lá cây chữ Thái cổ, chữ Hán nôm, ván khắc in chữ Hán và các bản tài liệu chép tay trong cuộc kháng chiến chống Pháp…

Nhân dân Nghệ An vốn có truyền thống dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu, chịu khó trong lao động, sản xuất và hiếu học... Địa linh và văn

hiến xứ Nghệ đã để lại cho Nghệ An một vốn di sản văn hoá vật thể và phi vật

thể đồ sộ, phong phú, trong đó vốn sách và tài liệu địa chí giữ một vai trị hết sức quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân cư. Vốn di sản ấy, cũng được hình thành từ truyền thống hiếu học, khoa bảng. Nghệ An có nhiều làng, xã, nhiều nhân vật khoa bảng nổi tiếng.

Thấy được tầm quan trọng của công tác địa chí, Thư viện tỉnh Nghệ An đã có ý thức xây dựng kho sách địa chí từ những năm đầu mới thành lập. Thư viện đã tiếp nhận một cán bộ lưu dung thời Pháp (cụ Phạm Mạnh Phan, nguyên Giám đốc Đài Phát thanh Bắc kỳ của Pháp) để chuyên sưu tầm và dịch các tài liệu chữ Pháp có liên quan đến địa phương. Số tài liệu này, được đánh máy chữ và chép tay, cả nguyên văn chữ Pháp và phần dịch với khoảng

150 cuốn. Thư viện đã thuê các bác giỏi về chữ Hán ở Thư viện KHXH và Thư viện Quốc gia, như Nguyễn Đình Khang, Nguyễn Trọng Phú, Ngơ Đức Thọ sưu tầm, sao chép, dịch thuật các sách Hán Nôm liên quan đến địa phương có ở các kho lưu trữ lớn ở trung ương. Số sách này, cả đánh máy và

18

chép tay khoảng 150 cuốn. Số sách chữ Pháp và Hán Nôm, cả nguyên văn và dịch thuật này đặc biệt quý và cịn có giá trị nghiên cứu cho bạn đọc ngày nay. Cụ Nguyễn Thúc Chuyên ở Huế đã ra đọc tài liệu viết tay Những nhân vật

trong Phong trào Đông Du Phan Bội Châu để viết thành công cuốn sách 157 nhân vật Phong trào đông Du đã xuất bản ... Thư viện cũng đã chú trọng

tập hợp tất cả các sách xuất bản phẩm địa phương với khoảng 4.000 cuốn. Hàng năm, Thư viện cũng đã bổ sung được từ 150 đến 300 bản sách địa chí qua nguồn bổ sung phát hành, các nhà xuất bản trung ương đến địa phương, các sách biếu tặng...

Vốn tài liệu địa chí của một vùng gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội, với thuần phong mĩ tục của con người trên vùng đất đó. Vốn tài liệu địa chí Nghệ An gắn liền với truyền thống nhiều mặt của mảnh đất, con người xứ Nghệ, bởi vậy, cái vốn này có bề dày, chiều sâu, phong phú và nhiều tiềm ẩn chưa thể khai phá hết.

Từ những năm 60 của thế kỉ XX, việc sưu tầm vốn tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Nghệ An đã được đặt ra để thu gom, xây dựng thành kho. Cho đến gần đây, kho sách địa chí này là kho sách độc lập. Theo báo cáo của Thư viện thì hiện nay kho đã trên khoảng 10.000 bản, trong đó, ngồi vốn lưu chiểu xuất bản phẩm địa phương từ trước những năm 1954, cịn “có trên 200 cuốn chép tay, 100 cuốn chép tay chữ Pháp, 80 cuốn chữ Hán, một số sách ghi trên lá cọ, bản khắc trên ván, rất nhiều bản hương ước, văn bia, gia phả, tộc phả, thần phả, tài liệu lịch sử quý ở địa phương, sách về kinh tế, tài nguyên, về huyện chí, xã chí, nhân vật chí”...

Có được kho sách q này, là do Thư viện tỉnh Nghệ An đã chú trọng nguồn đầu tư kinh phí để sưu tầm, thuê dịch nhiều tài liệu quý hiếm ở các kho sách Hà Nội như Thư viện quốc gia, Thư viện viện Khoa học Xã hội, Viện nghiên cứu Hán Nơm. Các cụ các bác Phan Văn Tích, Nguyễn Hữu Chuyên, Phan Thị Ái, Nguyễn Văn Danh, Đào Tam Tỉnh, nguyên là lãnh đạo Thư viện

19

Nghệ An qua các thời kì và đều là những người có cơng lớn tổ chức sưu tầm, dịch thuật, lưu giữ nhiều tài liệu có giá trị. Đa số các tài liệu đó được đánh máy, đóng bìa cứng như Nghệ An kí, Địa chí dư Nghệ An, tác phẩm của các nhà thơ lớn trên quê hương như Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh,...

Trong suốt chặng đường phát triển của mình, Thư viện tỉnh đang cố gắng bổ sung, hồn thiện kho tài liệu địa chí, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về các lĩnh vực trên vùng đất xứ nghệ của đông đảo bạn đọc.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua chương 1 tôi đã nêu lên những lý luận chung về tài liệu địa chí và khái quát về TVTNA như : một số khái niệm, đặc trưng và các loại hình tài liệu địa chí; vai trị của cơng tác xây dựng xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí đối với địa phương; khái quát về Thư viện Tỉnh Nghệ An như nhiệm vụ,…và đặc biệt là giới thiệu về lịch sử của kho sách địa chí của Thư viện tỉnh Nghệ An. Những vấn đề trình bày trong chương một sẽ làm nền tảng cho việc phân tích về thực trạng ở chương hai để giúp khóa luận mang tính khoa học và chặt chẽ hơn.

20

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KHO SÁCH ĐỊA CHÍ CỦA THƯ VIỆN TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu Xây dựng kho sách địa chí của thư viện tỉnh nghệ an (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w