2.3. Hoạt động xây dựng kho sách địa chí của Thư viện Tỉnh Nghệ An
2.3.1. Bổ sung tài liệu địa chí
Trong suốt chặng đường phát triển của mình, Thư viện tỉnh đang cố gắng bổ sung, hoàn thiện kho tài liệu địa chí, nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về các lĩnh vực trên vùng đất xứ Nghệ của đông đảo bạn đọc.
Mỗi năm Thư viện Tỉnh Nghệ An bổ sung gần 12 nghìn bản sách tổng hợp trong đó sách địa chí cũng chiếm một phần khơng nhỏ.
Vốn tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Nghệ An gắn liền với truyền thống văn hoá và các sự kiện liên quan đến mảnh đất và con người xứ Nghệ, mặc dù cơng tác địa chí Nghệ An đã được chú ý xây dựng từ lâu, nhưng vẫn rất cần thiết phải xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh thêm một bước nữa nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng kinh tế – xã hội, giáo dục truyền thống góp phần đưa Nghệ An đạt được các mục tiêu đề ra và trở thành một tỉnh mạnh trong cả nước.
Sưu tầm bổ sung vốn tài liệu địa chí là khâu đặc biệt quan trọng trong quy trình xử lý thơng tin. Thiếu nó, các thư viện tỉnh, thành phố không thể tổ chức tốt hoạt động phục vụ thơng tin tư liệu địa chí. Tiến hành sưu tầm bổ sung có hệ thống, có cơ sở khoa học để đảm bảo sự tương quan hợp lý giữa các môn khoa học trong tất cả các phương tiện tri thức đảm bảo cung cấp cho mỗi đề tài nghiên cứu một lượng tài liệu tương đối đầy đủ để nghiên cứu khai thác, sử dụng. Điều đó giúp cho việc bổ sung tài liệu địa chí được đúng hướng, tránh trùng lặp, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của.
35
2.3.1.1. Yêu cầu bổ sung lựa chọn tài liệu địa chí
- Theo nội dung: bổ sung các tài liệu địa chí ghi chép và phản ánh về địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử, nhân vật địa phương...ở tỉnh Nghệ An
- Theo hình thức: bổ sung các tài liệu theo các loại hình khác nhau như các ấn phẩm (sách, báo), bản thảo viết tay, luận án, thần tích, thần sắc…
- Theo ngơn ngữ: bổ sung theo nhiều ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Pháp...
- Theo thời gian: thu thập, bổ sung tài liệu địa chí ở các thời kỳ lịch sử
2.3.1.2. Các hình thức bổ sung tài liệu địa chí
Có thể nói, trong q trình xây dựng kho sách địa chí Thư viện Nghệ An, có nhiều nguồn bổ sung sách bằng con đường phát hành mới, rồi lập kế hoạch xin ngân sách hàng năm để bổ sung tài liệu quý hiếm, liên kết sáu tỉnh khu vực Bắc miền Trung (Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình – Trị – Thiên) để sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí. Qua q trình phục vụ bạn đọc, nhất là bạn đọc nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, biên soạn về địa phương, Thư viện Nghệ An đã thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với họ. Nhờ đó, nhiều bạn đọc đã nhiệt tình đóng góp tư liệu q cho kho sách địa chí của Thư viện.
• Số liệu khảo sát bổ sung tài liệu địa chí
Hằng năm Thư viện cũng đã bổ sung được từ 150 đến 300 bản sách địa chí qua nguồn bổ sung phát hành, các nhà xuất bản trung ương đến địa phương, các sách biếu tặng, nộp lưu chiểu...
Sau đây là tình hình bổ sung tài liệu địa chí từ năm 2014 – 2018
Năm Số lượng bản
Bảng 2.3: Tình hình bổ sung tài liệu địa chí của thư viện tỉnh Nghệ An từ năm 2014 – 2018
( Nguồn: Trích báo cáo tổng kết cơng tác năm 2014 – 2018)
36
❖ Bổ sung hiện tại vốn tài liệu địa chí
- Tiếp nhận tài liệu nộp lưu chiểu ấn phẩm địa phương
Nguồn sách xuất bản phẩm địa phương được bổ sung thường xuyên là một nguồn chính của kho sách địa chí, tạo nền cơ bản cho sự phong phú của nội dung kho, phản ánh đầy đủ các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, lịch sử, nhân vật... của địa phương từ sau Cách mạng tháng Tám thành cơng cho đến nay.
- Mua bằng kinh phí bổ sung hằng năm của thư viện
Thấy được tầm quan trọng của hoạt động thơng tin địa chí, thư viện đã rất chú trọng đầu tư kinh phí để bổ sung tài liệu địa chí. Cơng tác bổ sung, thu thập tài liệu địa chí ở Thư viện tỉnh Nghệ An chủ yếu là mua ở các nhà sách, siêu thị sách trong nước. Kinh phí bổ sung hàng năm do Nhà nước cung cấp khơng đáng kể.
Thư viện mỗi năm cịn dành khoảng 35 triệu để sưu tầm, biên dịch tài liệu Hán Nôm và dành 20 triệu để sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí, các luận án tiến sỹ về Nghệ An tại các thư viện trong cả nước.
- Trao đổi, biếu tặng
Nguồn tài liệu địa chí đáng kể và có giá trị là nhờ các cá nhân, tác giả địa phương trong và ngoài tỉnh biếu, tặng...
Nghệ An là quê hương của nhiều tác giả, các nhà nghiên cứu khoa học có tâm huyết. Họ cũng đã quan tâm gửi tặng sách, tác phẩm, bản thảo, cơng trình khoa học... để xây dựng cho kho sách địa chí q hương. Tiêu biểu như có giáo sư Phan Huy Lê, Chương Thâu, Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Trương, Võ Quý, Ninh Viết Giao, Nguyễn Huy Mỹ... Các nhà văn, nhà thơ Sơn Tùng, Hoàng Ngọc Anh, Trần Hữu Thung, Nguyễn Bùi Vợi, Đặng Văn Ký, Ơng Văn Tùng, Đồn Tử Huyến... Các nhà nghiên cứu như Hà Huy Giáp, Hồ Sĩ Giàng, Hồ Bá Quỳnh, Thái Doãn Hiểu, Đặng Anh Đào, Nguyễn Khắc Bảo... Trong số các sách tặng, có những bản rất quý, như Nhật ký thò lò (bản
37
photo Nhật ký của Luật sư Phan Anh, ghi tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954);
Thơ Hồ Xuân Hương chữ Pháp và xuất bản ở Pháp, Kim Vân Kiều chữ Pháp
(ông Hồ Sĩ Bằng tặng); tập bản thảo kịch bản chèo nổi tiếng Cô gái sông Lam của Nguyễn Trung Phong...[17, tr.29]
Tăng cường công tác thông tin liên kết sáu tỉnh (Thanh – Nghệ – Tĩnh – Bình – Trị – Thiên) khu vực Bắc miền Trung để sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí trao đổi giữa các kho sách địa chí của thư viện trong khu vực để phát hiện, sao chụp những tài liệu (ảnh, tranh, bản vẽ) có liên quan đến địa phương.
- Bổ sung theo hình thức trích báo, tạp chí, sao chụp tài liệu gốc.
Có rất nhiều tài liệu quan trọng dưới dạng bài trích, báo, tạp chí. Đặc biệt là những bài có tính văn kiện, hồi ký, bút ký về các nhân vật địa phương… mang nội dung thơng tin lớn, có ý nghĩa trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội, văn học nghệ thuật. Số lượng tài liệu gốc cịn ít chỉ có một vài bản. Vì thế Thư viện đã tiến hành photo, sao chụp tài liệu gốc thành nhiều bản để cùng một lúc có thể phục vụ nhu cầu của nhiều bạn đọc cũng như nhiều đối tượng người dùng tin.
❖ Bổ sung hoàn bị vốn tài liệu
Thư viện Tỉnh Nghệ An không chỉ chú trọng bổ sung những tài liệu địa chí mới xuất bản mà còn đặc biệt chú ý tới những tài liệu từ trước đây. Thư viện còn sưu tầm hoặc sao chụp lại các tài liệu cổ, quý hiếm có giá trị nghiên cứu lịch sử và địa chí văn hóa làng xã như gia phả, thần phả, văn bia, sắc phong…hiện nay còn được lưu giữ nhiều trong nhân dân.
Một điểm rất đáng chú ý, mà không phải địa phương nào cũng làm được, là trong nhiều chục năm qua, để đóng góp phần xây dựng và phát triển kho địa chí của tỉnh nhà, Thư viện Nghệ An đã có nhiều nỗ lực tham gia biên soạn hoặc cung cấp nhiều tư liệu cho các nhà biên soạn, từ đó cho ra đời nhiều bộ sách tốt, có giá trị tổng kết, có ý nghĩa lâu dài. Có thể kể tới các
38
cuốn đã xuất bản như: Tác giả Nghệ - Tĩnh thể kỷ XX (2 tập), Khoa bảng
Nghệ An, Nghề và làng nghề thủ công truyền thống Nghệ An, Lễ hội ở Nghệ An, Câu đối xứ Nghệ, Diễn Châu - địa chí làng xã, Địa chí văn hóa Quỳnh Lưu, Tục thờ thần và thần tích ở Nghệ An, Văn hóa ẩm thực xứ Nghệ, Di tích danh thắng ở Nghệ An, Danh sĩ vịnh Kiều, Báo chí cách mạng trong nhà lao thực dân Pháp, Thơ Nghệ An thể kỷ XX, Văn xuôi Nghệ An thể kỷ XX, Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình Nghệ An thế kỷ XX, Thơ nữ Nghệ An, Hương ước Nghệ An,...[16]
Các tài liệu di sản Hán Nôm ở Thư viện cũng đã được tổ chức khai thác, dịch thuật, biên soạn thành các bộ sách quý, như: Văn bia Nghệ An;
Câu đối xứ Nghệ; Thanh Chương huyện chí; Nghệ Tĩnh sơn thuỷ vịnh; Xứ Nghệ với Hoàng đế Quang Trung; Thơ La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp; Nguyễn Trường Tộ; Thơ Hồ Chí Minh; Tục thờ thần và thần tích Nghệ An.
Sắp tới sẽ có thêm một số cơng trình đồ sộ như Nghệ An tồn thư... Để giúp cho việc sưu tầm, khai thác tốt vốn sách Hán Nôm, Thư viện đã xin phép thành lập CLB Hán Nôm Nghệ An, trực thuộc Thư viện tỉnh (QĐ thành lập: tháng 1 năm 2003 của Sở Văn hố Thơng tin). CLB có trên 40 hội viên, là lực lượng quan trọng, cộng tác viên tích cực của kho tài liệu địa chí Thư viện. [16]
Ngồi ra, trong kho tài liệu địa chí cịn có một số tài liệu có giá trị, mang tính chất địa chí có nội dung tổng hợp tổng quát phản ánh mọi hoạt động của địa phương, đáng chú ý như một số tài liệu Hán Nôm, tài liệu tiếng Pháp, sách chép tay... Chẳng hạn Địa chí Nghệ An, Nghệ An qua báo chí
Trung ương…
Như vậy, sưu tầm và bổ sung vốn tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Nghệ An được thực hiện qua hai phương pháp: bổ sung hiện tại và bổ sung hoàn bị. Thư viện vẫn đang nỗ lực thu thập, bổ sung đầy đủ các tài liệu địa chí cần thiết, ưu tiên những tài liệu q hiếm để hồn thiện vốn tài liệu địa chí
39
của mình, giúp cho việc phục vụ các yêu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Nghệ An vùng đất “ địa linh nhân kiệt”.
Trong thời gian tới, Thư viện tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác sưu tầm tài liệu địa phương và các nguồn thông tin liên quan đến địa phương để xây dựng kho tài liệu địa chí ngày càng đầy đủ và phong phú, tổ chức đa dạng các hình thức phục vụ bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu các thơng tin về địa phương tại kho địa chí Thư viện tỉnh.