Kho sách quý hiếm

Một phần của tài liệu Xây dựng kho sách địa chí của thư viện tỉnh nghệ an (Trang 34 - 40)

2.2. Nguồn tư liệu tại kho sách địa chí của Thư viện Tỉnh Nghệ An

2.2.1. Kho sách quý hiếm

Hiện nay tại Thư viện Tỉnh Nghệ An có một số tài liệu quý hiếm được lưu giữ cẩn thận như:

- 2 cuốn sách lá cây chữ Thái cổ

- 2 bộ ván khắc in chữ Hán (50 tấm)

- 200 bản chép tay (100 bản chép tay chữ Pháp, 80 bản chép tay chữ Hán)

- 300 cuốn xuất bản trong kháng chiến chống Pháp

- 400 cuốn tài liệu Hán Nôm, chữ Pháp

- Rất nhiều bản văn bia, hương ước, gia phả, tộc phả...

- Báo, tạp chí: trên 450.000 tên

- Và một số các loại khác…

Nghệ An có truyền thống xây dựng thư viện để lưu trữ sách với phương châm: “Để vàng, để bạc, không bằng để sách cho con”.

26

Kho di sản tài liệu địa chí qúy hiếm cịn được nhân dân Nghệ An bảo vệ, lưu giữ, như văn bia, thần tích, gia phả, sắc phong ,câu đối, sách Hán Nôm, các bản khắc in... là kho tàng vô cùng quý hiếm của địa phương và đất nước. Thư viện có nhiệm vụ sưu tầm, bổ sung, khai thác để phục vụ cho dân sinh, góp phần vào cơng cuộc phát triển kinh tế, văn hố, xã hội, KHKT... ở địa phương.

Trong bài viết này, tơi chỉ có thể nêu tên một số cuốn sách địa chí về xứ Nghệ, chủ yếu là Nghệ An, đã xuất bản từ trước và sau Cách mạng tháng 8 – 1945, giúp người đọc có một hình dung sơ bộ, trước khi đi vào tìm hiểu kho địa chí của Thư viện tỉnh Nghệ An.

- n Hội thơn chí (Bùi Dương Lịch, sách Hán, chép tay).

- Đại Nam nhất thống chí, quyển 13, 14 về Nghệ An, Hà Tĩnh (Cao

Xuân Dục, Lưu Đức Xứng, Trần Xán. Bản dịch tiếng Việt của Nxb. Văn hóa - Bộ Văn hóa Sài Gịn xuất bản, 1965).

- Dân ca Nghệ - Tĩnh. 2 tập (Nxb. Âm nhạc, Hà Nội, 1960 - 1961).

- Quỳnh Lưu phong thổ ký (Hồ Trọng Điểm. Sách Hán, chép tay).

- Hương Khê huyện phong thổ ký (sách Hán, chép).

- Kỳ Anh phong thổ ký (Lê Đức Trinh. Sách Hán chép tay, 1930).

- Cẩm Xuyên phong thổ ký (Lê Huy Tiềm. Sách Hán, chép tay).

- Hát ví Nghệ - Tĩnh (Nguyễn Chung Anh. Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội,

1958).

- Thanh Chương huyện chí (Sách Hán, bản chép tay).

- Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. 5 tập (Nxb. Văn Sử Địa, Hà Nội,

1958 - 1982).

- Hát giặm Nghệ - Tĩnh. 2 tập (Nguyễn Đổng Chi sưu tầm, biên soạn,

giới thiệu. Nxb. Sử học, Hà Nội, 1958 - 1963).

- Câu đố Việt Nam (Ninh Viết Giao. Nxb. Văn học, Hà Nội, 1958).

- Hát phường vải (Ninh Viết Giao. Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1961).

27

- Diễn Châu, Yên Thành huyện thơng chí (Phan Dương Hạo. Sách

Hán, bản chép tay).

- Hoan Châu phong thổ thoại (Trần Danh Lâm. Sách Hán, chép tay).

- Địa dư Hà Tĩnh (Trần Kinh. Bắc Hà, 1939).

- Can Lộc huyện phong thổ ký (Trần Mạnh Đàn, trong cuốn Phong thổ

ký các huyện ở Hà Tĩnh. Bản dịch của Thanh Minh).…[15]

Trên đây là một số đầu sách, tài liệu bằng chữ Hán, chữ Pháp, chữ Quốc ngữ. Hầu hết là chữ Quốc ngữ hoặc đã được dịch ra tiếng Việt. Chắc chắn đây chưa phải là tất cả tài liệu địa chí của vùng này, tuy vậy, khá nhiều tài liệu quan trọng, quý báu đã được giới thiệu sơ bộ, có thể giúp chúng ta hình dung tính phong phú, đa dạng, giá trị tài liệu độc đáo của chúng.

Trong quá trình xây dựng kho địa chí, lãnh đạo Thư viện tỉnh đã chú ý sưu tầm, bổ sung những tài liệu đặc biệt quý hiếm:

Hai cuốn sách viết chữ Thái cổ trên lá cây là một di sản đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái đường 7, miền Tây Nghệ An. Sách được sưu tầm ở huyện Con Cuông và Tương Dương, vùng sát với biên giới nước Lào.

- Cuốn thứ nhất có 123 lá, có đục lỗ, sâu dây lại thành sách, nặng 2,2 Kg. Bìa sách bằng gỗ, có khắc hoạ hoa văn trang trí. Mỗi lá (tờ sách) dài 55 cm, rộng 4,5 cm. Chữ ghi trên cả hai mặt lá, mỗi mặt có 4 hàng, viết theo hàng ngang, hàng nhiều chữ nhất đếm được 100 ký tự, trên mỗi đầu lá đều có đánh số trang bằng chữ Thái.

- Cuốn thứ hai, hình thức như cuốn trên, nhưng bìa gỗ khơng khắc hoa văn, gồm 287 lá, nặng 1,2 kg. Vì sách viết chữ Thái cổ, nên ít người đọc được, chỉ vài già làng trên 70 tuổi làm nghề thầy cúng hoặc thủ từ đền, chùa còn đọc được. Sách này được gọi là Pay Lan, là hai bản trường ca về thầy mo hàng tổng và truyện dân gian Ka Lả Kệt của bộ tộc Thái cổ cách đây hàng trăm năm.[17, tr.27]

28

Năm 2008, Thư viện, sưu tầm, bổ sung thêm được 3 cuốn sách chữ Thái viết trên giấy dó, trong đó có cuốn Lịch sử đánh giặc Xá của đồng bào

Thái ở Nghệ An

Hai bộ ván khắc chữ Hán để in sách, gọi là mộc bản, gồm 50 tấm, mỗi tấm khổ 23 x 28,5 cm, phần trang sách khổ 12 x 21,2 cm, có khắc chữ ngược cả hai mặt, mỗi mặt 2 trang. Bộ thứ nhất là cuốn Trần Đại Vương chính kinh (Bộ Kinh về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn), gồm 18 tấm (64 Tr). Bản Kinh này được lấy ở Đền Ngọc Sơn (Hà Nội) về khắc ván in ở Văn Thiện Đàn, huyện Yên Thành vào năm Tân Tị - Bảo Đại (1944). Bộ thứ 2 có tên là

Cứu sinh thuyền chân kinh, gồm 32 tấm, khắc vào năm Duy Tân nguyên

niên (1907 - cách ngày nay hơn 100 năm). Hai bộ ván khắc này do dịng họ Trần ở thơn Ngọc Long, nay thuộc xã Công Thành, huyện Yên Thành bỏ tiền mua gỗ (cây thị đực), thuê thợ xẻ ván, khắc chữ (thợ khắc ở xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu). Cụ Trần Hiêng (sinh năm 1923) là người được kế tục bảo vệ, lưu giữ hai bộ ván khắc, đã hiến tặng cho Thư viện tỉnh Nghệ An, cùng 101 cuốn sách Hán Nôm khác.[17, tr.27]

Năm 2008 và 2009, Thư viện tỉnh đã nhận được sự hưởng ứng của nhà báo Lê Quý Kỳ (Báo Nghệ An) tặng hàng trăm số báo Nghệ An in trong kháng chiến chống Mỹ; nhà giáo Nguyễn Nghĩa Nguyên tặng lại một số báo chí in trong Kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt, cụ Phan Văn Thư ở Vĩnh Thành, Yên thành lưu giữ được các bút tích của cụ Cả Khiêm (anh trai Bác Hồ) thời gian dạy học ở đây, đã tặng lại cho Thư viện...

Vốn sách Hán Nơm hiện có gần 300 cuốn và hàng nghìn tư liệu gia phả, thần tích, hương ước, sắc phong, câu đối đã được photo, ghi chép, chụp ảnh... Sách Hán Nôm đặc biệt giá trị với các cuốn: Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch; Hoan Châu bi ký; Nghệ An thi tập; Tả Ao chân truyền tập;

Sào Nam Phan Bội Châu (hay Phan Bội Châu niên biểu); Nam quốc địa dư chí; Đại Nam quốc sử diễn ca; Hồ gia hợp tộc phả ký; Hoan Châu ký; Yên

29

Hội thơn chí; Hoan Châu Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả; Khang Hy tự điển (in năm Đạo Quang 7, gồm 26 cuốn); Đại Nam hiển ứng truyện; Nghệ Tĩnh sơn thuỷ vịnh; Hoan Châu phong thổ thoại; Nghệ An phong thổ tập biên; Đồng Khánh địa dư chí lược Nghệ An tỉnh...[17, tr.28]

Phần tài liệu quan trọng trước Cách mạng tháng 8/1945 có: Sào Nam

văn tập; Đối diện với Hồ Chí Minh; Đường Nghệ An qua Lào; Góp phần nghiên cứu về Cảng Vinh - Bến Thuỷ; Bài mở đầu cơng trình nghiên cứu các bờ biển đệ tứ ở xứ nghệ và ba quảng ở phía Bắc; Các đồng bằng bờ biển Đại việt trồi trên mặt bể; Địa dư Nghệ An (Đào Đăng Hy); Người

Mường ở Cửa Rào; Các nơi di tích đất Nghệ Tĩnh; Dưới cờ Cần Vương; An Tĩnh cổ lục... Báo chí có: Tập kỷ yếu về Kinh tế Đông Dương, Chấn hưng kinh tế Đông Dương (1926-1934); Sao Mai (1934-1935); Thanh Nghệ Tĩnh tân văn; Đông Pháp; Nam Phong...[15]

Tài liệu trong Kháng chiến chống Pháp, đáng chú ý có: Sáng tạo – tạp chí của đồn Văn nghệ Kháng chiến LK. IV – số đặc biệt về Hội nghị Văn nghệ Kháng chiến (Số 1, 1948); Tiền tuyến, tập san của Bộ chỉ huy LK.IV (1948); Đặc san Kỷ niệm hai năm toàn quốc Kháng chiến của Liên hiệp Cơng đồn Nghệ An (1948); Tập san Lẽ phải (1949); Báo Giữ làng của Bộ đội dân phòng và dân quân Nghệ An (1950); Nội san Dân học của Bình dân học vụ Nghệ An (1950); Tập san Người thợ mới của sở Qn giới và Cơng đồn vũ khí LK.IV (1950 – 1951); Nội san Học tập của Đảng bộ LK.IV (1950 – 1951); Đặc san Đại hội liên hoan Thanh niên Liên khu IV (1955)... [17, tr.29]

Chẳng hạn, tư liệu quý về họ Hồ (Quỳnh Đôi), họ Nguyễn Cảnh (Thanh Chương và Đô Lương), một số gia phả, thần phả được gửi tặng. Ông Nguyễn Trung Phong, một tác giả sân khấu ở Nghệ An, trước khi qua đời, đã tặng lại Thư viện Nghệ An một số bản thảo kịch bản, trong đó có vở chèo nổi

30

tiếng “Cơ gái sơng Lam”. Ơng Vi Văn Thích tặng cho Thư viện cuốn sách viết bằng chữ Thái cổ trên lá cọ (gọi là Pâylan).

Kho địa chí của Thư viện Nghệ An cịn lưu giữ nhiều bộ sách lớn có giá trị lâu dài. Có trên 200 cuốn sách chép tay là các tài liệu chữ Pháp, chữ Việt sao chép nguyên văn hoặc dịch, trích sao từ sách, báo, tạp chí xuất bản những năm từ đầu thế kỷ XX đến 1945. Một số cuốn sách quý như Sào Nam

văn tập, Vụ án Phan Bội Châu, Đối diện với Hồ Chí Minh, Hồ gia hợp tộc phả kí,...

Bên cạnh vốn tài liệu bằng sách, kho địa chí của thư viện còn sưu tầm, lưu giữ nhiều loại báo, tạp chí có tiếng tăm như Thanh – Nghệ – Tĩnh tân văn, Thực nghiệp dân báo, Đơng phương,... Mỗi tập trích gồm nhiều bài báo của một hoặc vài năm, viết về nhiều mặt của Nghệ An.

Gần đây, nhân ngày Hội Sách và Tuần lễ đọc sách Việt Nam, tổ chức tại Thư viện Nghệ An (khai mạc sáng ngày 20/4/2007), trước đông đảo bạn đọc, lãnh đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, lãnh đạo Thư viện đã làm lễ tiếp nhận hai bộ ván khắc chữ Hán có từ triều Nguyễn ở nước ta, do gia đình cụ Trần Hiêng lưu giữ bấy lâu và nay hiếu tặng cho Thư viện Nghệ An. Được biết, gia đình cụ Trần Hiêng rất có cơng bảo vệ hai bộ ván khắc trên, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Năm 1966 bom Mỹ dội xuống ác liệt vùng Diễn Châu, Yên Thành, gia đình cụ Hiêng đã chuyển hai bộ ván khắc vào nhà hầm trong núi. Thật may mắn, năm 1968 Mỹ ném bom huỷ diệt cả vùng Cơng Thành, trong đó có đền Văn Thiện (lưu giữ các ván khắc), cả hai bộ ván in nhờ sơ tán vào núi mà an toàn. Năm 2007, cụ Hiêng đã 84 tuổi (cụ sinh năm 1923) con cháu không ai biết chữ Nho, sợ bị thất tán sau khi mình qua đời, cụ Hiêng đã tin tưởng giao cho Thư viện Nghệ An lưu giữ tại kho sách địa chí. Bộ sách Cứu sinh thuyền chân kinh còn 31 tấm, mỗi tấm khắc chữ cả hai mặt, gồm 4 trang. Khổ tấm khắc phần khắc gỗ là 23cm x 28,5cm, phần trong chữ là 12cm x 21,2cm.

31

Một phần của tài liệu Xây dựng kho sách địa chí của thư viện tỉnh nghệ an (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w