Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng bộ máy tra cứu

Một phần của tài liệu Xây dựng kho sách địa chí của thư viện tỉnh nghệ an (Trang 73 - 100)

Hiện nay, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Thư viện – thơng tin nói chung và Thư viện Nghệ An nói riêng đã trở nên hết sức cấp bách. Đây chính là điều kiện đầu tiên quyết định sự thay đổi tận gốc rễ quá trình xử lý thông tin và nâng cao chất lượng bộ máy tra cứu.

Thư viện đã có những thay đổi đáng kể trong việc áp dụng phần mềm ILIB, sử dụng mục lục công cộng trực tuyến OPAC. Sự tác động này giúp rút ngắn quá trình xử lý thơng tin và đảm bảo tính chính xác của thơng tin đã được xử lý, mở rộng khả năng trao đổi và truyền thông tin được thực hiện một cách hiệu quả nhất…

Để tạo lập các loại hình cơ sở dữ liệu địa chí cần thường xuyên cập nhập biểu ghi tài liệu và thư mục địa chí vào máy tính giúp cho Thư viện cũng

65

như địa phương có thể kiểm sốt được nguồn thơng tin địa chí. Thư viện cần nhanh chóng xây dựng và hồn thiện bộ máy tra cứu để nâng cao chất lượng xử lý tài liệu địa chí, bởi vì bộ máy tra cứu thư mục là công cụ chủ yếu để tiến hành phục vụ tra cứu thư mục, tập hợp các tài liệu tra cứu và thư mục, mục lục, tuyên truyền các ấn phẩm, hướng dẫn đọc, nó cịn là cơ sở cần thiết cho toàn bộ hoạt động thư mục của thư viện, đặc biệt góp phần nâng cao chất lượng xử lý tài liệu địa chí.

Thư viện cần tăng cường mua, bán, trao đổi các CSDL thư mục và CSDL trên CD – ROM với các cơ quan khác.

Thư viện cần lập một cấu trúc biểu ghi CSDL địa chí có nhiều trường dành riêng cho các tài liệu địa chí dạng sách để hồn thiện hơn bộ máy tra cứu của mình.

Cần làm tốt cơng tác quản lý chất lượng cơ sở dữ liệu để đảm bảo việc khai thác thông tin đạt hiệu quả cao. Cần phải thường xuyên hiệu đính cơ sở dữ liệu: để đảm bảo từ khóa thống nhất, hiệu đính trường phân loại theo bảng phân loại mới.

Để nâng cao chất lượng tra tìm tin, cũng như bảo quản vốn tài liệu địa chí và nâng cao kỹ thuật truyền thống, Thư viện tỉnh Nghệ An cần đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động địa chí bằng cách: tạo lập và phản ánh vào các cơ sở dữ liệu thư mục, cơ sở dữ kiện, cơ sở dữ liệu địa phương, và toàn bộ tài liệu mà Thư viện thu thập được. Thư viện sẽ hồn thiện các loại hình sản phẩm và dịch vụ thơng tin đã có nhằm tăng cường khả năng khai thác và tìm kiếm thơng tin của người dùng tin.

Cần xây dựng CSDL toàn văn tra cứu trên Internet.

Cần chuyển dạng các tài liệu địa chí nhằm bảo quản và phục vụ người dùng tin một cách hiệu quả nhất.

66

Tạo các CSDL mới như chuyển dạng tài liệu từ cũ sang mới, tiến hành thu thập tài liệu trên mạng internet, báo điện tử, đồng thời mở rộng liên kết với các Thư viện trong cả nước.

Tạo lập các sản phẩm thơng tin phù hợp với các nhóm đối tượng bạn đọc khác nhau (ví dụ các dịch vụ như: dịch tài liệu, cung cấp thơng tin có chọn lọc, cung cấp thơng tin tại nhà là những dịch vụ phù hợp với đối tượng bạn đọc có khả năng chi trả hoặc các dịch vụ như: dịch vụ cho mượn tài liệu về nhà và tra cứu tin sẽ rất phù hợp với bạn đọc là cán bộ quản lý và các nhà nghiên cứu…). Đồng thời hình thành nhiều loại sản phẩm và thơng tin thư mục địa chí như: Cơ sở dữ liệu dữ kiện, toàn văn, các loại sản phẩm được lưu giữ dưới dạng âm thanh, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động…

Xây dựng và thực hiện các sản phẩm và dịch vụ thông tin khai thác trên mạng thơng qua các trang web, giới thiệu hồn cảnh về đất nước con người Nghệ An với nhân dân trong tỉnh cũng như nhân dân trong cả nước giúp họ hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của mảnh đất giàu truyền thống này.

Xây dựng phòng đọc mở đa phương tiện: để tạo kiện cho bạn đọc có thể sử dụng thuận tiện các loại hình tài liệu địa chí điện tử, băng, đĩa từ, đĩa quang… Cần trang bị thêm một số thiết bị cần thiết : đầu đọc đĩa, đầu đọc băng, Video, vơ tuyến với các kênh truyền hình khác nhau, máy scanner, máy photocopy,…

Các đề xuất nêu trên có tầm quan trọng khác nhau, nhưng đều có ý thức góp phần xây dựng kho địa chí ngày càng hồn thiện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Qua chương 3 tơi đã nêu rõ các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kho sách địa chí của Thư viện Tỉnh Nghệ An các nhóm giải pháp như : Giải pháp về chính sách (tăng cường đầu tư kinh phí cho kho sách địa chí; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động địa chí: xây dựng kho địa chí theo hướng chun mơn hóa và hiện đại; xây dựng kế hoạch

67

truyền thông marketing); giải pháp tổ chức hoạt động (bổ sung tài liệu địa chí; xử lý tài liệu; tổ chức kho hợp lý; chú trọng công tác bảo quản, bảo tồn di sản văn hóa…) và giải pháp ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong xây dựng bộ máy tra cứu. Trên đây đã chỉ rõ được các giải pháp để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kho sách địa chí song vẫn cịn nhiều thiếu sót mong q thầy cơ thơng cảm.

68

KẾT LUẬN

Tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Nghệ An một phần lớn rất có giá trị, đang nằm ở kho địa chí thư viện tỉnh nhà. Đây là cái vốn cơ bản, tinh hoa cần có nhiều ý thức, nhiệt tình, đầu tư người và của, để bảo quản và phát triển không ngừng cả về lượng và chất. Thêm nữa, nếu không làm được như thế, tài liệu địa chí vốn đã cũ nát sẽ càng cũ nát hơn, khả năng khơi phục sẽ khó khăn hơn trong điều kiện thời tiết miền Trung thất thường, khắc nghiệt.

Tài liệu địa chí Thư viện tỉnh Nghệ An cịn nằm rải rác nhiều nơi trong tỉnh, ở nhiều địa phương trong nước, thậm chí là cả ở một số trung tâm sách báo lớn trên thế giới (Pháp, Mỹ, Nhật, Nga, Trung Quốc,...). Cần sớm có biện pháp, điều kiện" sưu tầm" vốn tài liệu quý hiếm này về kho tài liệu địa chí Thư viện tỉnh nhà, càng sớm càng tốt.

Những tài liệu địa chí đã nằm tại kho sách cần phải được khai thác sử dụng có hiệu quả vào cuộc sống hiện tại. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện tại Hội nghị đại biểu những người tích cực làm cơng tác văn hóa quần chúng, ngày 11/12/1966, có đoạn nhấn mạnh; “Văn hóa phải gắn liền với lao động sản xuất’’. Văn hóa xa rời đời sống, xa lao động là văn hóa sng. Nhiệm vụ của người cán bộ văn hóa là phải dùng văn hóa để tuyên truyền cho việc cần kiệm, xây dựng nước nhà, xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Nếu “văn hóa xa rời đời sống”, nói cụ thể ở đây là nếu tài liệu địa chí khơng phát huy vào cuộc sống hiện tại thì tài liệu dẫu có nhiều và q đến mấy cũng chỉ là những “kiến thức chết” mà thôi. Gần đây, cuốn sách An Tỉnh cổ lục của một học giả người Pháp, xuất bản lần đầu tại Việt Nam năm 1936, đã được dịch sang tiếng Việt, xuất bản năm 2005, là một ví dụ. Ở xứ Nghệ, những tài liệu như vậy chắc chắn khơng ít, đang chờ những bàn tay, khối óc của con người tìm đến, đánh thức dậy, bắt chúng phục vụ cho cuộc sống hôm nay, để sớm “Phấn đấu cho Nghệ An mau trở thành một

trong những tỉnh khá nhất ” khu vực và cả nước, như mong ước của Bác Hồ.

69

Kho tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Nghệ An đã góp phần đắc lực cho cán bộ lãnh đạo, các nhà nghiên cứu cũng như nhân dân lao động tại địa phương hiểu một cách tồn diện về địa phương mình, từ đó có thể làm chủ đời sống của mình và có trách nhiệm, quyền hạn của cơng dân.

Trong những năm qua, vốn tài liệu địa chí tại Thư viện tỉnh Nghệ An đã góp phần quan trọng trong cơng cuộc giữ gìn, phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa của địa phương. Bên cạnh đó, thư viện cần được sự quan tâm đúng mức của các ban ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để công tác xây dựng và phát triển kho tài liệu địa chí của Thư viện tỉnh Nghệ An tốt hơn, để có thể gặt hái được nhiều kết quả hơn tốt hơn nữa.

Hy vọng trong thời gian không xa nữa Thư viện tỉnh Nghệ An nói chung và kho sách địa chí nói riêng sẽ là trung tâm lưu trữ những giá trị văn hóa lâu đời và phát huy hơn nữa những tinh hoa tốt đẹp của người dân Nghệ An.

70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo Nghệ An (Các năm từ 1980 đến 2010), cơ quan ngôn luận của

Đảng bộ tỉnh Nghệ An xuất bản

2. Nguyễn Cần, Vũ Dương Thúy Ngà (chủ biên). Cơng tác địa chí trong thư viện: Giáo trình dùng cho sinh viên trường Đại học và cao đẳng ngành Thư viện – Thông tin. - H.: Đại học học Quốc gia Hà Nôi, 2009.

3. Nguyễn Đổng Chi (chủ biên): Địa chí Văn hóa dân gian Nghệ -

4. Ninh Viết Giao (chủ biên): Nghệ An – Lịch sử văn hóa. Nhà xuất bản Nghệ An, Tp Vinh, 2005

5. Vũ Ngọc Khánh (chủ biên): Từ điển Văn hóa - Giáo dục Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 2003.

6. Bùi Dương Lịch: Nghệ An ký bản dịch của Nguyễn Thị Thảo, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993

7. Phan Ngọc Liên (chủ biên): Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông. Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2000.

8. LơBơ-rơ-tông: An Tĩnh cổ lục, Nhà xuất bản Nghệ An và Trung tâm Văn hóa Ngơn ngữ Đơng Tây xuất bản, 2005 (bản dịch của Nguyễn Đình Khang và Vũ Ngọc Phú).

9. Hồ Chí Minh: Văn hóa Nghệ thuật cũng là một mặt trận. Lữ Huy Nguyên sưu tâm, biên soạn. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1981.

10. Nghệ An Kí quyển 1,2.Nhà xuất bản khoa học xã hội

11. Tạp chí Thư viện Việt Nam (số 3 - 2006), cùng một số báo chí xuất

bản ở Hà Nội, hiện lưu tại Thư viện Nghệ An.

12. Thư mục thông báo sách mới( số 5/2010), Thư viện Tỉnh Nghệ An xuất bản.

13. Thư viện tỉnh Nghệ An (1990 - 1994), Tác gia Nghệ Tĩnh thế kỷ XX, Sở Văn hóa Thơng tin Nghệ Tĩnh, Nghệ An.

71

14. Thư viện tỉnh Nghệ An (2005), Báo cáo tổng kết công tác năm 2004 của Thư viện tỉnh Nghệ An, Nghệ An.

15. Đào Tam Tỉnh: Khoa bảng Nghệ An (1075 - 1919). Thư viện Nghệ

16. Đào Tam Tỉnh: Một số báo cáo khoa học về cơng tác địa chí của

thư viện tỉnh Nghệ An, những năm gần đây.

17. Đào Tam Tỉnh (2002), "Vài nét về cơng tác địa chí Thư viện tỉnh Nghệ An", Tập san Thư viện, (Số 2), tr. 27-29.

18. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề Thư viện, nxb Văn hóa thơng tin, 2000, 630tr.

19. Website http://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/ban-ve-khai-niem-tai-

lieu-quy-hiem.html

20. Website thư viện Quốc gia Việt Nam http://www.nlv.gov.vn

21. Website thư viện số Tỉnh Nghệ An http://thuviennghean.tailieu.vn/

72

PHỤ LỤC ẢNH

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KHO SÁCH ĐỊA CHÍ CỦA THƯ VIỆN TỈNH NGHỆ AN

Ảnh 1: Thư viện tỉnh Nghệ An

(Nguồn: sinh viên tự chụp)

Ảnh 2: Kho sách địa chí (Nguồn: Sinh viên tự chụp)

Ảnh 3: Giá sách về Hồ Chí Minh (Nguồn: Sinh viên tự chụp)

Tài liệu chép tay tiếng Pháp về Phan Bội Châu Tài liệu chép tay tiếngViệt

Tài liệu chép tay chữ Pháp ( Ảnh 4,5,6 Nguồn: Sinh viên tự chụp)

Ảnh 7,8,9: Một số tài liệu cổ ở kho địa chí

(Nguồn: Sinh viên tự chụp)

Ảnh 10: Hệ thống tra cứu dữ liệu (Nguồn: sinh viên tự chụp)

Ảnh 11: Phần mềm ILIB (Nguồn: Sinh viên tự chụp)

Ảnh 12: 2 cuốn sách lá cây chữ Thái cổ

(Nguồn: Thư viện cung cấp)

Ảnh 13: Một trong những tấm ván khắc chữ Hán

(Nguồn: Sinh viên tự chụp)

Ảnh 14: Sách Hán Nôm

(Nguồn: Sinh viên tự chụp)

Ảnh 15: Sắc phong (Nguồn: Thư viện cung cấp)

Ảnh 16: Gia phả, gia tộc

(Nguồn: Thư viện cung cấp)

Ảnh 17: Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư do Đồ Bá vẽ, đóng chung trong Hồng Đức bản đồ có ghi chép về quần đảo

Hoàng Sa (Nguồn: Thư viện cung cấp)

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU NHU CẦU ĐỌC TÀI LIỆU ĐỊA CHÍ

Để tìm hiểu hoạt động thơng tin địa chí, đáp ứng nhu cầu sử dụng tài liệu địa chí ngày càng cao của bạn đọc trong thời gian tới, thư viện tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thơng tin địa chí và những đánh giá về hoạt động địa chí của thư viện tỉnh Nghệ An. Rất mong sự hợp tác của bạn đọc và trả lời một số câu hỏi dưới đây (bằng cách đánh dấu X vào ô lựa chọn)

1. Xin bạn cho biết một vài thông tin về bản thân:

1.1. Giới tính 1.2. Lứa tuổi

1.3. Nơi học tập cơng tác ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 1.4. Chức vụ hiện nay (nếu có)

………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………...

2. Bạn thuộc đối tượng nào sau đây: Lãnh đạo quản lý Tỉnh 

Đối tượng làm công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên ngành, giảng dạy, học sinh, sinh viên…

Nhân dân trong Tỉnh 

Nhà nghiên cứu địa phương 

Đối tượng ngoại tỉnh 

3. Bạn có thường xun đến thư viện hay khơng? Thường xuyên 

Thỉnh thoảng  Khơng sử dụng 

4. Loại hình tài liệu địa chí bạn hay sử dụng?

Sách  Báo  Tạp chí 

CSDL địa chí  Loại hình khác  5. Mục đích của bạn khi đọc tài liệu địa chí:

6. Vốn tài liệu ở kho sách địa chí có đáp ứng nhu cầu đọc của bạn chưa?

Tốt  Chấp nhận được  Chưa tốt 

Có  Khơng 

7. Để nâng cao chất lượng hiệu quả phục vụ thông tin tư liệu địa chí, đáp ứng nhu cầu tin địa chí của bạn đọc tại kho sách địa chí theo bạn thư viện tỉnh Nghệ An cần phải làm gì? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………......

Xin vui lịng gửi lại phiếu sau khi đã điền đầu đủ thông tin! Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các bạn.

PHỤ LỤC 3

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHU CẦU TIN

1. Một vài thơng tin về bản thân

Giới tính

Lứa tuổi

2. Đối tượng sử dụng

Lãnh đạo quản lý Tỉnh

Đối tượng làm công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chuyên ngành, giảng dạy, học sinh, sinh viên

Nhân dân trong Tỉnh

Nhà nghiên cứu địa phương Đối tượng ngoại tỉnh

Tổng số

Thường xuyên Thỉnh thoảng Khơng sử dụng 4. Loại hình tài liệu hay sử dụng

Sách Báo – tạp chí CSDL địa chí Loại hình khác 5. Mục đích khi đọc tài liệu địa chí

Học tập Nghiên cứu

6. Thư viện đã đáp ứng nhu cầu địa chí của bạn chưa?

Tốt

Chấp nhận được Chưa tốt

7. Những ý kiến đề nghị thư viện:

- Tăng cường công tác sưu tầm bổ sung tài liệu địa chí trong nhân dân.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo cũng như tồn thể nhân dân về vai trị của cơng tác địa chí.

- Số hóa kho tài liệu địa chí. Trước tiên là các tài liệu quan trọng, mang tính chất quý hiếm.

- Tăng cường cơng tác bảo quản tài liệu địa chí đặc biệt là tài liệu quý hiếm, chép tay…

HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI XÁC NHẬN:

Một phần của tài liệu Xây dựng kho sách địa chí của thư viện tỉnh nghệ an (Trang 73 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w