Lịch sử hình thành món Phở cuốn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu món phở cuốn ở hà nội (từ góc độ văn hóa) (Trang 26 - 28)

“Phở” là “món ăn đặc trưng và rất nổi tiếng của Việt Nam” được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích, phở được chế biến theo công thức riêng với hương vị rất

độc đáo. Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một

trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.

Phở một trong các món ăn ngon nhất thế giới, món ăn truyền thống này luôn là niềm tự hào của ẩm thực dân tộc Việt Nam. Lâu nay người thưởng thức đã q quen với những món như: phở bị, phở gà… Nhà văn Vũ Bằng có nói: “Phở khơng những là một món ăn, một sự thích thú cho khứu giác, mà còn là cả một vấn đề; vấn đề ăn phở và vấn đề làm phở”. Tuy vậy bằng sự sáng tạo, bên cạnh những món phở nước, người Hà Nội đã tạo biến tấu tạo ra những món khác như phở chiên phồng, phở trộn, phở xào… và nổi trội hơn cả vẫn là món phở cuốn. [12]

Trước khi nhắc đến phở cuốn, người ta sẽ nhắc đến một cái tên đã định vị từ lâu trong mắt bạn bè quốc tế khi thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Đó là món phở nước. Phở, ở trường quốc tế, chính là niềm tự hào của ẩm thực Việt. Món ăn này phảng phất dấu ấn của nền văn minh lúa nước, đặc biệt là văn minh sơng Hồng với những món ăn dạng sợi được chế biến từ gạo. Cùng với bún, phở dần khẳng định vị thế của mình trong nền ẩm thực đa màu của đất thủ đô. Câu

chuyện của phở cuốn cũng bắt đầu từ hàng phở nước nhỏ tọa lạc tại phố Mạc Đĩnh Chi.

Phở cuốn là món ăn có nguồn gốc từ phở, xuất hiện đầu tiên ở quán phở trên con phố Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội. Phố Mạc Đĩnh Chi dài 150m; nằm trên phía

18

bắc bán đảo Ngũ Xã bên đơng hồ Trúc Bạch, quận Ba Đình từ phố Lạc Chính đến phố Nam Tràng.

Quán phở này mở về đêm để phục vụ khách đi xem bóng đá. Vào ngày nọ, có vị khách tới quán để thưởng thức phở đêm thì quán hết nước dùng, chỉ cịn ít bánh phở. Và thế chủ quán đã nghĩ ra cách đó là lấy bánh phở tráng mỏng ra, để khơ lại sau đó cuộn với thịt, rau thơm và không quên làm thêm bát nước chấm đậm đà hương vị. Người khách sau khi thưởng thức xong, không ngớt lời khen ngợi về sự sáng tạo món ăn đầy thú vị và ấn tượng của chủ quán này. Món phở cuốn đã ra đời. [9]

Giống như một nét chấm phá cho văn hóa ẩm thực Hà Nội, phở cuốn mang ý nghĩa tô điểm cho bức tranh ẩm thực của mảnh đất nghìn năm văn hiến ngày càng hấp dẫn, thu hút bao thực khách mỗi lần đặt chân đến. Chiếc bánh phở tráng được dùng để cuộn tròn các nguyên liệu, đầy đủ thịt bò, trứng, giò chả, dưa chuột, cà rốt, rau xà lách, rau mùi,... Phở cuốn mang ý nghĩa đủ đầy, vẹn nguyên, hoà quyện với nhau, thể hiện mong muốn gắn kết, sum vầy.

Kể từ đó, món phở cuốn đã ghi dấu ấn trong lòng người dân Hà Nội và trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc khơng chỉ người địa phương mà khách du lịch cũng rất yêu thích. Phở cuốn tuy là món mới, nhưng khơng nằm ngồi hai vấn đề đó. Những người làm phở cuốn ở Mạc Đĩnh Chi đều cho rằng, món ăn này dễ làm. Cứ chọn bánh phở loại dầy, tươi nguyên miếng vuông to bản chừng bàn tay. Phở cuốn là món ăn thanh tao góp phần làm phong phú thêm cho nền ẩm thực Hà thành vốn dĩ đã nổi tiếng.

19

Một phần của tài liệu Tìm hiểu món phở cuốn ở hà nội (từ góc độ văn hóa) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w