Biến đổi trong văn hóa ứng xử

Một phần của tài liệu Tìm hiểu món phở cuốn ở hà nội (từ góc độ văn hóa) (Trang 44 - 46)

Sự xuất hiện những nhà hàng chuyên kinh doanh dịch vụ phở cuốn gia truyền quy mô hơn và thực khách kéo nhau đến thưởng thức ngày một đông đúc. Đến nay thì phở cuốn Mạc Đĩnh Chi đã như một địa chỉ quen thuộc của khách thập phương và là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Qua nhiều năm, khi phở cuốn được yêu mến như một nét chấm phá lạ kỳ trong kho tàng ẩm thực trù phú Hà Thành, người thưởng thức. Xưa, món phở cuốn thường chỉ nên ăn vào mùa hè vì cái sự thanh mát của chúng. Nhưng ngày nay, món phở cuốn có thể ăn mọi lúc, mọi thời tiết mà không lo ngán, ngấy.

Ngày xưa chúng ta tới quán ăn và mong muốn được thưởng thức thịt bị nóng hổi. Ngày nay do sự phát triển của cơng nghệ mà chúng ta có thể ăn ở mọi nơi, cơng ti, ngồi trời thậm chí gọi phở cuốn về nhà. Tùy vào sự phát triển của xã hội mà có nhiều sự biến đổi ứng xử khác nhau.

35

Trao đổi về vấn đề này, Thạc sĩ Nghiêm Xuân Mừng, giảng viên khoa Quản lý xã hội trường Đại học Nội vụ Hà Nội cho biết: “Văn hóa ẩm thực là nhắc đến ăn, uống cách chế biến và thưởng thức một món ăn. Văn hóa ẩm thực của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú.” Thầy cho biết một trong những đặc trưng của văn hóa ẩm thực chính là ăn có tính cộng đồng, gia đình quây quần, bữa cơm giữ lửa xum họp gia đình. Có thể thấy tính cộng đồng, gia đình qy quần, bữa cơm giữ lửa xum họp gia đình cũng chính là nét văn hóa ứng xử giữa con người với con người khi thưởng thức ẩm thực.

Đối với sự biến đổi trong văn hóa ứng xử thơng qua món phở cuốn, Thạc sỹ Nghiêm Xuân Mừng cho rằng: Món phở cuốn được người Việt Nam sáng tạo ra, do sự biến đổi của xã hội cho nên món phở cuốn được ra đời. Phở cuốn mang trong mình các giá trị văn hóa hài hịa, bánh phở tinh túy của người Việt, thịt bò sự giao thoa văn hóa ẩm thực các nước phương tây, do đó món phở cuốn vừa được người dân đón nhận cũng như được bạn bè quốc tế đón nhận vì sư sự dễ ăn, dễ làm, nguyên liệu dễ kiếm do đó món phở cuốn vừa mang giá trị dinh dưỡng vừa mang giá trị văn hóa ẩm thực.

Có thể nói, văn hóa ứng xử thơng qua món phở cuốn được thể hiện qua nhiều yêu tố trong đó có cách thức thưởng thức món phở cuốn rất đơn giản. Cuộn thịt heo, rau sống, các loại quả cuộn với bánh phở. Thịt heo ngọt lịm quyện với hương vị thanh mát của rau, củ quả tạo lên hương vị đặc trưng riêng của món phở cuốn. Tính thi vị đặc trưng của món phở cuốn chính là nươc chấm. Nhiều người ví von nước chấm như là tâm hồn của cơ gái đẹp.

Cách thưởng thức phở cuốn cũng có phong vị riêng, nhẹ nhàng, chậm rãi, hòa nhịp với mỗi câu chuyện bên bàn ăn để khi dừng đũa, thực khách đã thỏa lắm vị ngon của món ăn và hương vị đất trời Hà Nội mỗi khi hè sang. [12]

Khi được hỏi về món Phở cuốn, anh A cho rằng thực khách u thích món phở cuốn là bởi món ăn có hương vị thanh mát, có nhiều rau, rất dễ ăn và tất cả

36

nằm gọn trong một lá bánh phở mềm. Khách hàng ăn thử phở cuốn đã chia sẻ với nhóm thực hiện rằng món ăn rất ngon, rằng họ muốn thử những thức ẩm thực mới lạ, và phở cuốn chính là một món ăn lạ đáp ứng được kỳ vọng.

Văn hóa tinh thần của người Việt trong ẩm thực chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người qua mỗi bữa ăn, làm vui lòng nhau bằng thái độ ứng xử lịch sự, có giáo dục. Cũng như ngày xưa, món Phở cuốn của thời hiện đại vẫn giữ hầu hết những nét truyền thống nhưng không mang lại sự nhàm chán cho thực khách.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu món phở cuốn ở hà nội (từ góc độ văn hóa) (Trang 44 - 46)

w