vực ẩm thực và thực hiện các chính sách về văn hóa ẩm thực
Đối với ngành du lịch, ẩm thực Việt Nam vừa được sử dụng như một sản phẩm du lịch nhưng cũng được sử dụng như một công cụ để xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam.
Ẩm thực đang nổi lên là một thế mạnh của du lịch Việt Nam nên cần sớm đưa ẩm thực thành một loại hình du lịch hấp dẫn du khách, nhất là khách quốc tế. Kết hợp tour du lịch tới nhà hàng Chinh Thắng ở địa chỉ 7 Mạc Đĩnh Chi, Quận Ba Đình, Hà Nội. Nơi đây là vừa nơi khởi nguồn của món phở cuốn lại cịn là lựa chọn cho du khách được du lịch tại quanh khu vực Hà Nội.
Nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, cần phải quan tâm đào tạo lại và đào tạo mới đội ngũ lao động để giải quyết yêu cầu trước mắt và lâu dài dưới nhiều hình thức ở trong nước và nước ngồi. Đối với các cán bộ ngành du lịch, cần có các khóa tập huấn định kỳ thường xuyên để nâng cao nghiệp vụ, loại bỏ tư tưởng bao cấp cũ. Ngoài ra, tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị
50
văn hóa ẩm thực Hà Nội. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh, phát triển nguồn nhân lực, cán bộ quản lý văn hóa các cấp là vấn đề cấp bách. Hiện nay, đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực ẩm thực còn mỏng, kiến thức trang bị chưa đồng đều, cho nên rất cần được quan tâm hơn nữa.
Tổ chức nhiều liên hoan ẩm thực và ngay tại các sự kiện văn hóa, du lịch, Tổ chức bố trí khu vực ẩm thực để giới thiệu nét văn hóa riêng đến người dân và
du khách.
Cần có các giải pháp đồng bộ, mà trước hết phải ứng xử có trách nhiệm, có chính sách bảo tồn để gìn giữ, phát huy tốt nhất các di sản, trong đó có di sản văn hóa ẩm thực nói chung và món Phở cuốn nói riêng.
Xây dựng khu bảo tồn ẩm thực truyền thống và trưng bày cũng như kết hợp với du lịch đem lại hiệu quả cao trong vấn đề quảng bá, giới thiệu.
Cần đưa ẩm thực trở thành một loại hình du lịch độc lập ở nước ta. Cần chú trọng tới giá trị của ẩm thực vùng kết hợp với ẩm thực tộc người và tôn giáo để xây dựng kế hoạch phát triển du lịch ẩm thực cho thích hợp.
Xây dựng bộ mơn du lịch ẩm thực ở một số trường đại học, cao đẳng và viện - trung tâm nghiên cứu liên quan; xuất bản sách hướng dẫn về du lịch ẩm thực; tổ chức kênh phát thanh, truyền hình về ẩm thực du lịch Việt Nam.
Tiểu kết chương 3
Trải qua quá trình hình thành, phát triển của món phở cuốn đều có những đổi thay theo xu hướng ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với đời sống con người. Cũng như hiểu thêm được bạn bè quốc tế đón nhận món phở cuốn Việt Nam. Mặt khác, vừa phải đảm bảo tiếp nhận một cách hợp lý những nền ẩm thực khác, từ đó đa dạng hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và món phở cuốn Hà Nội nói riêng.
Phơ̛cuôń cólêhâṕ dâ̂nthựckhách gâǹ xa cólêvìnókếthừađuoc phong vịcưa bánh cuôń HàNội.Nhưng điêù khiêń thựckhách thích thúchính làbánh
51
phơ̛cóđo dai dây,̀ cùng vớivịđam đa cưa thịt bòtáilăn màbánh cuôń truyêǹ thônǵ vôń không có.
Trên đây là những gợi ý của nhóm đề tài nhằm khơi phục, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam – Hà Nội, trong đó có món Phở cuốn.
52
KẾT LUẬN
Ẩm thực Việt Nam, từ ngàn đời đã mang trong mình nét tinh tế, phong phú đa dạng nhưng vẫn đảm bảo nét truyền thống. Việc ăn uống là nhu cầu sống còn của con người, sau nhiều tầng thời gian mà biến chuyển thành nét văn hóa đặc trưng của con người Việt Nam.
Món phở cuốn được biến tấu khá đa dạng từ món phở cổ truyền. Giống như một nét chấm phá cho văn hóa ẩm thực Hà Nội, phở cuốn mang ý nghĩa tô điểm cho bức tranh ẩm thực của mảnh đất nghìn năm văn hiến ngày càng hấp dẫn, thu hút bao thực khách mỗi lần đặt chân đến.
Chiếc bánh phở tráng được dùng để cuộn tròn các nguyên liệu, đầy đủ thịt bò, trứng, giò chả, dưa chuột, cà rốt, rau xà lách, rau mùi,... Phở cuốn mang ý nghĩa đủ đầy, vẹn nguyên, hoà quyện với nhau, thể hiện mong muốn gắn kết, sum vầy.
Không chỉ là một món ăn dân dã quen thuộc hàng ngày, những ngày muốn đổi gió mâm cơm bằng những chiếc phở trắng ngần. Mà phở cuốn còn được nhiều người yêu thích trong cả những bữa tiệc, mâm cỗ trang trọng.
Từ thực tiễn cho thấy, sự biến đổi văn hóa ẩm thực tại Thủ đô Hà Nội trong những năm gần đây đang diễn ra khá mạnh mẽ. Từ khâu chuẩn bị, chế biến, bày biện, thưởng thức món ăn, cho đến văn hóa ứng xử trong khi thưởng thức của khách hàng khu vực phố Mạc Đĩnh Chi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nơi cũng đã thay đổi nhiều.
Ngày nay, phở cuốn đã trải qua hai mươi năm vận động và phát triển, nhưng dù thế nào, cũng không vượt khỏi những khuôn khổ, quy chuẩn của ẩm thực Hà Nội. Sự thanh thoát, tao nhã của người Hà Nội phản ánh lên những cuốn phở tưởng ngây ngấy mà mát lành, tưởng khô khan mà hiền diệu. Nhiều tầng cảm xúc đan nhau, cùng diễn tả sự thanh tao nơi món ăn này. Một sự thanh tao rất Hà Nội.
53
Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực Hà Nội được gìn giữ cho đến ngày nay, thì cơng tác bảo tồn và phát huy lại chưa được quan tâm đúng mực như: Nhận thức của người dân, nhất là thế hệ trẻ vẫn còn nhiều hạn chế và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự du nhập của các nền văn hóa ẩm thực khác; Hay việc khai thác giá trị văn hóa ẩm thực và khai thác món phở cuốn trong phát triển du lịch vẫn cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm quảng bá hình ảnh, bản sắc độc đáo và tinh hoa ẩm thực của dân tộc Việt Nam và Thành phố Hà Nội.
Từ đó, các cấp chính quyền, ban ngành đồn thể và nhân dân Thủ đơ nên ngày một cố gắng hơn nữa, hoàn thiện bộ máy quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực, không ngừng tự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, phát huy hết những giá trị vốn có của Thủ đơ Hà Nội để xứng tầm vị thế Thủ đô ngàn năm văn hiến, từng bước có kế hoạch phù hợp và đồng bộ với phát triển du lịch thành phố.
Những chia sẻ về ý nghĩa của món phở cuốn mà chúng tơi chia sẻ trên đây, có thể thấy phở cuốn khơng chỉ là món ăn dân dã, giản dị. Món ăn hấp dẫn thực khách trong nước tìm đến thưởng thức mà món ăn cịn được rất nhiều thực khách nước ngồi chọn làm món ăn nhất định phải thưởng thức khi đến Hà Nội.
54