7. Kết cấu của khóa luận
2.1. Khái quát chung về đội ngũ công chức cấp phường trên địa bàn quận
2.1. Khái quát chung về đội ngũ công chức cấp phường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Đông, thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát về các phường trên địa bàn quận
Nghị định số 155/2006/NĐ - CP ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ “về việc thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây” đã chính thức đưa Hà Đơng trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Hà Tây trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc thị xã Hà Đông. [4]
Căn cứ Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29 tháng 05 năm 2008 của Quốc hội “về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà
Nội và một số tỉnh có liên quan”, Hà Đơng là một thành phố trực thuộc thành
phố Hà Nội. [22]
Ngày 08 tháng 05 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19/NQ - CP, căn cứ Khoản 3 Điều 1, thành phố Hà Đông trở thành quận Hà Đông trực thuộc thành phố Hà Nội trên cơ sở tồn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của thành phố Hà Đơng. Từ đó, Hà Đơng trở thành quận nội thành thứ 10 của thủ đô. [9]
Quận Hà Đông hiện tại bao gồm 17 phường: Biên Giang, Dương Nội, Đồng Mai, Hà Cầu, Kiến Hưng, La Khê, Mộ Lao, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Phúc La, Quang Trung, Vạn Phúc, Văn Quán, Yên Nghĩa, Yết Kiêu.
Nằm ở vị trí địa lý trung tâm về mặt hình học của thành phố Hà Nội và là cửa ngõ phía Tây Nam của thủ đơ. Nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hịa Bình, Sơn La, Điện Biên và Quốc lộ 70A, quận Hà Đông là nơi bắt đầu của Quốc lộ 21B nối trung tâm thành phố Hà Nội với các tỉnh phía Nam thành phố và 2 tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.
29
Quận Hà Đơng có ranh giới địa lý tiếp giáp với những quận/huyện sau: phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm; phía Nam giáp huyện Thanh Oai; phía Đơng giáp huyện Thanh Trì; phía Tây giáp huyện Quốc Oai; phía Đông Bắc giáp quận Thanh Xuân; phía Tây Bắc giáp huyện Hồi Đức; phía Tây Nam giáp huyện Chương Mỹ.
Do có điều kiện tự nhiên cùng với trình độ KT - XH và những đặc điểm về phong tục tập qn có tính đặc thù nên ngồi đặc điểm chung của những xã/phường/thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội, các phường ở quận Hà Đông cũng sở hữu những đặc điểm riêng khác với những nơi khác. Với 17 phường và 250 tổ dân phố trực thuộc, quận Hà Đông sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh. Trước đây, Hà Đơng vốn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Hà Tây nên sau khi trở thành một phần của thành phố Hà Nội, có thêm nhiều điều kiện và cơ hội phát triển KT - XH, các phường trên địa bàn quận nhìn chung có tốc độ phát triển nhanh chóng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh. Năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 51,58%, ngành thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm 48,37%; ngành nông nghiệp chỉ cịn 0,05%. Sản xuất ngành cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định, bình quân 5 năm giá trị tăng thêm đạt 15,49%. Doanh thu thương mại - dịch vụ - du lịch có mức tăng trưởng khá bình qn giai đoạn 2015 - 2020 tăng 21,61%/năm. [10]
Bên cạnh đó, từ khi thành lập đến nay, diện mạo các phường, nhất là các phường vốn là các xã trước đây như: Văn Quán, Mộ Lao, Văn Khê, Vạn Phúc, Dương Nội… có những sự thay đổi rõ rệt, những khu đơ thị mới, những khu nhà cao tầng được xây dựng cùng hệ thống những trường học, bệnh viện đa khoa, bệnh viện quốc tế... Bên cạnh đó, những phường có các làng nghề như: làng nghề lụa Vạn Phúc - phường Vạn Phúc, làng rèn Đa Sỹ - phường Kiến Hưng, nghề mộc Thượng Mạo - phường Phú Lương, … cũng được coi là một trong những thế mạnh của quận trong việc phát triển kết hợp giữa dịch vụ du lịch với tham quan làng nghề.
30
2.1.2. Khái quát chung về đặc điểm của đội ngũ công chức cấp phường trên địa bàn quận địa bàn quận
2.1.2.1. ĐNCC cấp phường phần lớn trưởng thành, gắn liền với công cuộc đổi mới đất nước
ĐNCC cấp phường trên địa bàn quận Hà Đông được sinh ra và trưởng thành trong công cuộc đổi mới của đất nước với gốc rễ là người bản địa sinh sống trên địa bàn từ trước. ĐNCC cấp phường trên địa bàn quận đa phần được đào tạo, bồi dưỡng ở mức cơ bản cơ bản song vẫn sở hữu tư duy nhạy bén, sự năng động và sáng tạo trong thực hiện công tác và hoạt động quản lý cũng như khả năng tiếp cận trình độ khoa học - kỹ thuật và những vấn đề mới rất nhanh. Không những vậy, họ còn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn từ thế hệ ĐNCC đi trước, nên có sự trưởng thành nhanh chóng và dần trở thành nguồn bổ sung cho ĐNCC của quận và Thành phố.
2.1.2.2. ĐNCC cấp phường có sự đa dạng, phong phú về trình độ, năng lực và hoạt động
ĐNCC cấp phường ở quận Hà Đơng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, đại bộ phận được tuyển dụng từ cơ sở. Trình độ học vấn của ĐNCC cấp phường ở quận Hà Đơng có mặt bằng chung khơng đồng đều. Một số người được đào tạo đạt trình độ sau đại học, cử nhân, nhưng cũng có người mới tới trình độ cao đẳng. Có người đạt trình độ lý luận chính trị trung cấp nhưng cũng có những người lại thiếu kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như lý luận chính trị. Đây là một đặc điểm chi phối đến chất lượng đội ngũ. ĐNCC cấp phường ở quận Hà Đông sự khác biệt nhất định về vốn sống, tuổi đời và kinh nghiệm thực tiễn hoạt động chính trị - xã hội. Về thành phần xuất thân của ĐNCC cấp phường còn chưa đồng nhất. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự nhận thức, nhu cầu, tình cảm, cũng như thị hiếu của họ.
Với chức trách, nhiệm vụ giúp cấp ủy, chính quyền trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở địa phương; giúp chính quyền trong thực hiện quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực ở cơ sở địa phương. Hiện nay, hoạt động của ĐNCC cấp phường diễn ra trong điều kiện nền kinh tế thị
31
trường và trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, nhiều vấn đề xã hội phức tạp nảy sinh... Đây là những yếu tố tác động, đặt ra khơng ít các vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tương lai.
2.1.2.3. ĐNCC cấp phường là những người trực tiếp, gắn bó với nhân dân, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch của UBND, chủ tịch phường
Để đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có thể tiến vào đời sống xã hội và trở thành hiện thực đều phụ thuộc vào khả năng triển khai thực hiện ở cấp cơ sở thông qua việc cụ thể hóa bằng những nghị quyết của cấp ủy, chương trình, kế hoạch và khả năng triển khai thực hiện của chính quyền địa phương dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo của đội ngũ cán bộ phường, ĐNCC cấp phường hướng dẫn và giúp đỡ nhân dân thực hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đồng thời tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động và tiến hành những buổi tổng kết, sơ kết công tác thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ đó nắm được những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế để rút kinh nghiệm cho những kế hoạch, chương trình sau.
ĐNCC cấp phường đồng thời cũng là những người gần dân nhất, gắn bó mật thiết, có mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân. Họ là người trực tiếp hướng dẫn nhân dân thực hiện theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, các quy định của địa phương. Trong q trình đó, ĐNCC chính là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Họ có trách nhiệm phản ánh đúng, kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân với Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là chính quyền với nhân dân trên địa bàn phường, tạo nên mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa chính quyền với nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền và chế độ. Mặt khác, qua quá trình tiếp xúc, giải quyết các mối quan hệ với nhân dân, giúp cho ĐNCC cấp phường rút kinh nghiệm, tham mưu, đề xuất giúp cấp ủy, chính quyền xây dựng và hồn thiện các chủ trương, chương trình, kế hoạch phát triển KT - XH và thực hiện
32
các nhiệm vụ khác của địa phương; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn quận nói riêng và thành phố nói chung.