Đối với các cơng ty cổ phần niêm yết

Một phần của tài liệu Đề tài:các yêu cầu đối với thông tin trong báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán và hoàn thiện việc lập,kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 78 - 83)

18 Cơng ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Năng lượng Việt Nam

3.2.2 Đối với các cơng ty cổ phần niêm yết

-Nhân sự: nhân viên là nguồn tài sản quý giá của cơng ty, ban giám đốc cần phải quan tâm đến đội ngũ nhân viên của mình. Cơng ty cần cĩ chế độ, chính sách

đào tạo cho những cán bộ nhân viên chủ chốt. Nhân viên bộ phận tài chính kế tốn

phải luơn cập nhật các kiến thức mới về tài chính-kế tốn trong nước và quốc tế để cĩ thể hạch tốn và lập báo cáo tài chính đúng đắn, đảm bảo yêu cầu hợp lý và trung thực. Nhân viên phân tích cần phải cập nhật tin tức, nắm bắt được tình hình biến động thị trường…Ban giám đốc cần phải thấy được tầm quan trọng của cơng tác

lập, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính.

- Bộ máy kiểm sốt nội bộ: cần phải xây dựng hoạt động hiệu quả.

- Cơng nghệ thơng tin: các cơng ty cần phải sử dụng cơng nghệ thơng tin trong cơng tác kế tốn. Hiện nay trên thị trường cĩ nhiều cơng ty cung cấp phần mềm kế tốn với đa phân hệ và chức năng như Sun, SAP, APPAC.. Viêc sử dụng phần mềm kế tốn giúp giảm bớt khối lượng và thời gian xử lý số liệu cho cơng việc kế tốn. Với nhiều phân hệ quản lý của phần mềm như quản lý tài sản, cơng nợ, danh sách khách hàng…sẽ giúp việc quản lý các khoản mục này dễ dàng, chính xác hơn. Cơng ty cũng cĩ thể yêu cầu nhà cung cấp phần mềm thiết kế các biểu mẫu báo cáo theo yêu cầu của cơng ty và theo quy định của UBCK va cơ quan Thuế, cách để chiết xuất số liệu từ phần mềm giúp cơng tác phân tích thuận lợi hợn.

- Các cơng ty thường xuyên trao đổi, phối hợp với các cơ quan chức năng như UBCK, Cục thuế… để tiếp nhận ý kiến về thực trạng cơng tác lập, trình bày báo cáo tài chính của mình, từ đĩ đưa ra ý kiến, gĩp ý cũng như trình bày những khĩ khăn hiện tại của cơng ty, nhũng quy định , chuẩn mực khơng rõ rànglàm ảnh hưởng đến cơng tác lập, trình bày báo cáo tài chính của cơng ty.

- Hiệp hội kế tốn-kiểm tốn cần phải là chỗ dựa vững chắc cho các cơng ty, giữ vai trị quan trọng trong việc phát triển nghành nghề, là nơi mà các cơng ty cĩ thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm chuyên mơn để nhìn nhận thực trạng và cĩ hướng

để cải thiện hồn chỉnh hơn bộ máy tài chính-kế tốn của cơng ty. Với cơng tác thực

tế tại cơng ty của mình, các thành viên của hiệp hội cĩ thể đưa ý kiến lên Bộ tài

chính, cục thuế, UBCK .. để phản ánh những khĩ khăn, những điểm cần phải cải

thiện, bổ sung của các thơng tư, chuẩn mực đã ban hành sao cho thích hợp với thực tại chung của ngành, vùng, …

- Số lượng cơng ty niêm yết hiện nay nhiều nhưng số lượng cơng ty kiểm tốn cĩ uy tín thì bị q tải, vì vậy các cơng ty niêm yết nên phải ký hợp đồng trước với cơng ty kiểm tốn (thơng thường ký trước 1 năm và hợp đồng kéo dài 2-3 năm).

Việc ký sớm và hợp đồng dài hạn với cơng ty kiểm tốn sẽ giúp đơn vị kiểm tốn cĩ thời gian tìm hiểu kỹ đặc thù của từng DN để từ đĩ đưa ra một BCTC được kiểm tốn cĩ chất lượng.

Một số thơng tư mới được ban hành vào cuối năm 2009: các cơng ty cổ phần niêm yết cần phải nghiên cứu kỹ, cần đào tạo đội ngũ nhân viên bộ phận kế tốn để áp dụng tốt và đúng các thơng tư này cho cơng ty mình. Dưới đây là chi tiết của các thơng tư:

Thơng tư số 210/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 hướng dẫn áp dụng chuẩn

mực kế tốn quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thơng tin đối với cơng cụ tài chính. Thơng tư này được áp dụng từ năm 2011 trở đi. Thơng tư 210 cĩ tầm quan trọng đặc biệt trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam với thế giới và nâng cao tính minh bạch của BCTC. Nĩ cũng chứng minh cho cam kết của Việt Nam từng bước tiến hành áp dụng tất cả các chuẩn mực kế tốn quốc tế. Cả người sử dụng và người lập BCTC sẽ được hưởng lợi từ việc thực hiện thơng tư 210.

Các giải pháp để chuẩn bị áp dụng Thơng tư 210

- Nội dung các chuẩn mực phức tạp, khơng chỉ đơn thuần bộ phận tài chính kế tốn của DN cĩ thể thực hiện được, mà trong nhiều trường hợp, sẽ phải cĩ sự chuẩn bị đầy đủ về hệ thống, cơng nghệ thơng tin, quy trình nghiêp vụ, cơ sở dữ liệu…để cung cấp thơng tin.

Một trong những yêu cầu cơ bản trong chuẩn mực chung của Hệ thống Chuẩn mực kế tốn Việt Nam là tính cĩ thể so sánh được của các thơng tin giữa các kỳ kế

tốn. Do đĩ, các DN nên cân nhắc lập số liệu so sánh cho ít nhất một năm. Ví dụ,

đối với BCTC đầu tiên lập theo yêu cầu của Thơng tư 210 cho năm 2011, số liệu so

sánh được lập theo Thơng tư 210 là cho năm 2010. Đối với các DN đã niêm yết và lập BCTC giữa niên độ hàng quý, số liệu so sánh cĩ thể là quý !/2010 cho kỳ báo cáo đầu tiên kết thúc một năm sau đĩ. Các DN nên cân nhắc thực hiện các giải pháp sau:

+ Đánh giá ảnh hưởng của các chuẩn mực này, lên kế hoạch thực hiện, tìm

giải pháp tương ứng và triển khai.

+ Xây dựng chương trình, thay đổi hệ thống cơng nghệ thơng tin, quy trình và nghiệp vụ phục vụ cho thu nhập và chiết xuất dữ liệu.

+ Đào tạo nhân viên

+ Thơng báo sớm về ảnh hưởng của chuẩn mực này cho các bên cĩ lợi ích

trong DN (như HĐQT, Ban điều hành, các cổ đơng, tổ chức phân tích đầu tư, cơ

quan quản lý nhà nước). Đồng thời, đưa ra các hành động mà DN sẽ tiến hành để

giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực, cũng như chiến lược quản lý rủi ro và mục tiêu, lý do nắm giữ các cơng cụ tài chính.

Trong việc thực hiện các giải pháp trên, DN cĩ thể dủng nguồn lực nội bộ hoặc thuê bên ngồi. Đồng thời, DN cũng cần phối hợp chặt chẻ với kiểm tốn viên

để đảm bảo quá trình chuẩn bị được suơn sẻ

Thơng tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 thay thế Thơng tư 13 về việc

trích lập và sử dụng các khoản dự phịng trên. Thơng tư 228 cĩ hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho việc trích lập dự phịng của DN năm 2009.

Sự khác biệt giữa Thơng tư 13 và Thơng tư 228

Khoản dự phịng hồn nhập

Ảnh hưởng tới thu nhập/chi phí khi hồn nhập

dự phịng

Thơng tư 13(trước năm 2009)

Thơng tư 228(từ năm 2009) Giảm giá hàng tồn kho Ghi nhận là thu nhập khác Giảm giá vốn hàng

bán Tổn thất các khoản đầu tư

tài chính

Ghi nhận là doanh thu hoạt

động tài chính

Giảm chi phí tài chính

Nợ phải thu khĩ địi Ghi nhận là thu nhập khác

Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảo hành

-Sản phẩm, hàng hố Ghi nhận là thu nhập khác

Giảm chi phí bán hàng

-Cơng trình xây lắp Ghi nhận la thu nhập khác

Ghi nhận là thu nhập khác

Thơng tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 hướng dẩn sửa đổi, bổ sung

Chế độ kế tốn Doanh nghiệp (cĩ hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký). Thơng tư

này yêu cầu thay đổi số hiệu tài khoản 431- ( Quỹ khen thưởng , phúc lợi) thành tài khoản 353

Thơng tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 hướng dẩn về việc cơng bố

thơng tin trên TTCK (cĩ hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký) thay thế cho thơng tư số 38/2007/TT-BCT(18/04/2007). Thơng tư này yêu cầu Thuyết minh BCTC quý phải được trình bày đầy đủ tất cả các nội dung theo quy định của pháp luật và được lập theo quy định của chuẩn mực,chế độ kế tốn hiện hành. Trường hợp lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tại báo cáo kết quả kinh doanh giữa kỳ báo cáo so với cùng kỳ báo cáo năm trước cĩ biến động từ mười phần trăm (10%) trở lên, cơng ty niêm yết phải cĩ giải trình rõ nguyên nhân của những biến động bất thường đĩ

Nhà đầu tư cần quan tâm BCTC của DN dưới nhiều gĩc độ để cĩ quyết định đầu tư đúng đắn

Nhà đầu tư phải cĩ những hiểu biết về kinh tế (tài chính, kế tốn, kiểm tốn)vì trong BCTC cĩ nhiều số liệu chuyên ngành nên rất khĩ nếu người nào khơng cĩ kiến thức, sẽ khơng hiểu. Điều quan trọng tiếp theo là khi mua cổ phiếu DN nào,

NĐT phải xem xét diễn biến hoạt động của DN đĩ trong nhiều thời kỳ chứ khơng

phải từ thời điểm mua (quá khứ, hiện tại và tương lai).

Hơn nữa, NĐT cần phải nghiên cứu kỹ ý kiến của kiểm tốn viên, bởi họ là người cĩ đủ năng lực chuyên mơn, những ý kiến của họ mang đến những sức nặng nhất định, hàm chứa tất cả những thơng tin rất căn bản trong BCTC. Nhất là khi

kiểm tốn viê đưa ra ý kiến ngoại trừ, bởi vì đĩ là những điều kiểm tốn viên khơng thể khẳng định. Đĩ cũng là do DN khơng cơng bố hết cho kiểm tốn viên, che giấu

thơng tin hoặc DN và kiểm tốn viên bất đồng về một khoản mục nào đĩ.

Để đảm bảo quyền lợi của NĐT, đặc biệt là NĐT nhỏ khơng những các chủ

thể là các DN mà ngay cả các cơ quan quản lý và các thành viên tham gia thị trường khác phải cùng cĩ trách nhiệm với thị trường. Đối với cơ quan quản lý, nên tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ cĩ những quyền hồn tồn bình đẳng so với các nhà

đầu tư lớn bằng các cơ chế cụ thể và phù hợp hơn. Cịn đối với các thàh viên khác

tham gia thị trường như những cơng ty chứng khốn, nên tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư.

Với báo cáo bán niên, NĐT phải yêu cầu DN niêm yết đăng kèm BCTC tồn bộ báo cáo kết quả sốt xét, hoặc tối thiểu phải là phần ý kiến kiểm tốn viên, tên cơng ty kiểm tốn bởi đĩ là trách nhiệm của DN niêm yết và quyền lợi của NĐT.

Thực tế hiện nay cĩ một số cơng ty cĩ hành vi bĩp méo BCTC bằng cách: tăng doanh thu giảm chi phí trong kỳ báo cáo nhằm tạo nên điều kiện tài chính khả quan hơn cho DN hoặc làm ngược lại làm cho tình hình tài chính của DN xấu đi, đặc biệt cho các vụ mua bán và sát nhập. Nguyên nhân chính dẫn đến việc bĩp méo BCTC là: 3

+ Do Ban giám đốc cĩ động cơ để tơ vẽ BCTC lạc quan hơn so với thực tế nhằm đạt được kỳ vọng từ phía NĐT và tăng quyền hưởng lợi từ phía DN

+Do xuất phát từ việc áp dụng các chuẩn mực kế tốn. Các tiêu chuẩn kế tồn

được thừa nhận khá linh động trong từng trường hợp. Điều này dễ dàng để BGĐ tạo

ra một BCTC cĩ lợi cho cơng ty để cung cấp cho NĐT và các bên cĩ liên quan +Do mối quan hệ mật thiết của nhà kiểm tốn độc lập và DN. Về nguyên tắc, tổ chức kiểm tốn làm việc như một đơn vị độc lập. Tuy nhiên, cĩ sự phát sinh xung

đột về lợi ích do lợi nhuận thu được từ các DN mà tổ chức kiểm tốn tham gia tác

nghiệp. Hậu quả là các kiểm tốn viên cĩ thể linh hoạt các tiêu chuẩn kế tốn nhằm thay đổi tình hình tài chính của DN.

Vì vậy nhà đầu tư cần phải xem xét động cơ bĩp méo để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

3.3 Các giải pháp hồn thiện cơng tác lập, trình bày, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính ở các cơng ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt

Một phần của tài liệu Đề tài:các yêu cầu đối với thông tin trong báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán và hoàn thiện việc lập,kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 78 - 83)