.2 Thang đo và mã hóa thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên tại các đơn vị trực thuộc viễn thông bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 46)

TT Mã hóa Diễn giải

Lương bổng

1 LB1 Tôi cảm thấy tiền lương được trả công bằng

2 LB2 Tiền lương tương xứng với mức độ làm việc của bản thân

3 LB3 So với mức lương ngoài xã hội, tơi hài lịng về mức lương tôi nhận được

Phúc lợi

4 PL1 Tơi hài lịng với những phúc lợi tơi nhận được

5 PL2 Tôi nhận được phúc lợi tốt nhất so với các đơn vị khác

6 PL3 Tơi hiểu rõ quy chế trích lập quỹ phúc lợi của đơn vị tôi

Điều kiện làm việc

7 DKLV1 Tôi nhận thấy trang thiết bị làm việc của tôi rất tốt

8 DKLV2 Tôi cảm thấy an tồn tại nơi làm việc của mình (khơng có những yếu tố

gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe)

9 DKLV3 Tơi có đủ cơng cụ làm việc và thông tin cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

10 DTTT1 Tơi được tham gia các chương trình đào tạo theo yêu cầu của công việc

11 DTTT2 Tôi được huấn luyện các kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả hơn

12 DTTT3 Nếu làm tốt cơng việc tơi sẽ có cơ hội thăng tiến

13 DTTT4 Tôi biết được các điều kiện cần thiết để phát triển nghề nghiệp

Mức độ được tôn trọng

14 TT1 Cấp trên của tôi luôn lắng nghe ý kiến của tôi

15 TT2 Đồng nghiệp của tôi đối xử với tôi rất thân thiện

16 TT3 Ý kiến hay quan điểm của tôi được quan tâm trong đơn vị

Sự hứng thú công việc

17 HT1 Tôi thấy vui vẻ khi thực hiện cơng việc của mình

18 HT2 Tơi nhận thấy năng lực của tôi phù hợp với công việc hiện tại

19 HT3 Tơi cảm thấy hài lịng trong công việc

20 HT4 Tôi hiểu rõ sự quan trọng của mình trong cơng việc

Lịng tin đối với cấp trên

21 LTCT1 Tôi tin rằng lãnh đạo luôn cố gắng đối xử công bằng với mọi người

22 LTCT2 Tơi có thể phản đối ý kiến của cấp trên mà không gặp rắc rối

23 LTCT3 Lãnh đạo đơn vị luôn hiểu rõ việc làm của mình

24 LTCT4 Tơi hồn tồn tin tưởng lãnh đạo đơn vị

Lòng tin đối với đồng nghiệp

25 LTDN1 Tôi luôn được đồng nghiệp hỗ trợ trong công việc

26 LTDN2 Tôi thường chia sẽ các ý kiến trong công việc với đồng nghiệp

27 LTDN3 Tôi luôn tin tưởng vào đồng nghiệp

28 LTDN4 Tôi thường nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp giúp nâng cao khả năng làm

việc

Sự thỏa mãn trong công việc

29 TM1 Tơi cảm thấy hài lịng về cơng việc của mình

30 TM2 Tơi rất u thích trong cơng việc

31 TM3 Tơi tự hào vì đang làm việc cho đơn vị

32 TM4 Tơi ln có suy nghĩ tốt về đơn vị

33 TM5 Tơi am hiểu và sẳn lịng giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của đơn vị cho người khác

34 TM6 Tôi tiếp tục làm việc cho đơn vị dù có đơn vị khác trả lương cao hơn

32

3.4. Thiết kế nghiên cứu 3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ 3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ

3.4.1.1. Thảo luận nhóm

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp thảo luận nhóm tập trung (focus group) và phỏng vấn thử. Nhóm thảo luận gồm 10 người trong độ tuổi từ 22 đến trên 55, cụ thể: có 04 người trong độ tuổi 22 đến 30, trong đó có 01 lao

động làm việc dưới 01 năm; 04 người trong độ tuổi 30 đến 40, trong đó có 02 người

là nhân viên văn phòng và 02 người là lao động kỹ thuật; 02 người trong độ tuổi 40

đến 55 thuộc chức danh tổ trưởng. Trên cơ sở lý thuyết được đề cập trong chương 2,

một thang đo nháp được xây dựng. Thang đo này là các thang đo đã từng được các tác giả trước đây sử dụng trên thế giới và ở Việt Nam cho việc đánh giá sự thỏa

mãn. Do vậy, việc áp dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung nhằm mục tiêu hiệu chỉnh các thang đo về các yếu tố của sự thỏa mãn. Thông qua phương pháp này cho phép bổ sung vào các yếu tố thỏa mãn các mục hỏi cho phù hợp với đặc điểm ở

Viễn thơng Bình Dương. 04/10 đơn vị được trực tiếp thực hiện bước nghiên cứu

này được tác giả lựa chọn và thực hiện. Với thang đo nháp đã được xây dựng sẵn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thảo luận vừa để khám phá các yếu tố mới, vừa để khẳng định lại các yếu tố trong thang đo lường. Để làm được điều này, đầu tiên tác giả thảo luận với các đối tượng trong nhóm bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá (phụ lục 1- dàn bài thảo luận nhóm) để xem xét các yếu tố nào của sự thỏa mãn được các cá nhân quan tâm nhất. Sau đó, tác giả đề nghị từng cá nhân của nhóm thảo luận xem xét, đánh giá mức độ quan tâm và các nhận định của họ

đối với từng yếu tố của thang đo nháp. Cuối cùng tác giả tập hợp tất cả các yếu tố

mà mỗi cá nhân quan tâm cùng với các yếu tố sẵn trong thang đo và yêu cầu sự sắp xếp, đánh giá mức độ quan tâm, chú trọng của nhóm thảo luận theo mức độ quan

33

sự thoản mãn của nhân viên. Kết quả của bước này là một thang đo chính thức được hình thành sau khi hoàn tất việc bổ sung, điều chỉnh thang đo nháp.

3.4.1.2. Thang đo hoàn chỉnh

Bảng câu hỏi được cập nhật và tiến hành lấy mẫu nghiên cứu phạm vi nhỏ giúp tác giả nhận biết thêm các cụm từ, khái niệm chưa được đối tượng hiểu thống nhất và đồng thời kiểm định lại một lần nữa, mức độ quan tâm của các đối tượng mẫu với các mục hỏi. Sau khi thực hiện các hiệu chỉnh dựa trên kết quả này, tác giả thực hiện được các thang đo hoàn chỉnh với bảng câu hỏi được hiệu chỉnh lần cuối

để tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức. Thang đo hồn chỉnh được thiết kế

theo thang đo Likert với 5 mức độ đánh giá.

3.4.2. Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định

lượng nhằm kiểm định lại thang đo trong mơ hình nghiên cứu thơng qua bảng câu hỏi khảo sát.

3.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu

Việc thu thập dữ liệu được tiến hành khi bảng câu hỏi được hoàn tất. Trước hết, đối tượng được khảo sát là nhân viên đang làm việc tại các đơn vị trực thuộc

Viễn thơng Bình Dương. Về độ tuổi, mẫu khảo sát phải đảm bảo điều kiện không

dưới 22 tuổi và khơng q 55 tuổi vì với độ tuổi bắt đầu là 22 tuổi là tuổi tuyển

dụng của Viễn thông Bình Dương, lúc này người được tuyển dụng vừa tốt nghiệp

đại học hoặc là trình độ trung cấp thì phải có kinh nghiệm cơng tác ít nhất 2-3 năm; độ tuổi khơng q 55 tuổi vì sau độ tuổi này người lao động khơng cịn năng động,

nhạy bén trong công việc nên không thuộc đối tượng khảo sát. Và để thu thập dữ liệu cho phân tích, tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát. Về việc chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp

được sử dụng trong nghiên cứu này. Phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích

hồi qui bội là phương pháp chủ yếu trong nghiên cứu này, do vậy để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA tốt, số mẫu nghiên cứu cần đạt ít nhất là 5 mẫu tương

34

ứng với một biến quan sát (Hair, 1998). Mơ hình nghiên cứu của đề tài có 35 biến

quan sát, vì thế kích thước mẫu cần thiết để kiểm định mơ hình là n= 35* 5 = 175.

Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 250 bảng câu hỏi được gửi đi phỏng vấn.

3.4.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch và xử lý thông qua phần mềm SPSS 16.0. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu.

Một là, lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo giới tính, tuổi, thu nhập,

vị trí cơng tác, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn.

Hai là, tính tốn Cronbach alpha. Hệ số Cronbach alpha là một phép kiểm

định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với

nhau. Vì vậy, với phương pháp này, người phân tích có thể loại bỏ các biến khơng phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại.

Theo qui ước, một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có hệ số Cronbach alpha lớn hơn hoặc bằng 0.8. Thang đo có Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Mặc dù vậy, thang đo có hệ số Cronbach alpha từ

0.6 trở lên vẫn có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là khái niệm mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

Ba là, phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phân tích nhân tố khám phá

(EFA) là kỹ thuật được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu sau khi đã

đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ hệ số Cronbach alpha và loại đi các biến

không đảm bảo độ tin cậy. Phương pháp này phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như được sử dụng để

tìm mối liên hệ giữa các biến với nhau.

Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser – Mever – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Phân tích được xem là thích hợp nếu trị số KMO có giá trị trong khoảng 0.5 đến 1. Ngược lại, nếu trị số KMO nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ

35

liệu. Mặt khác, phân tích nhân tố cịn dựa vào eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mơ hình.

Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố.

Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ khơng có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn một biến gốc.

Một phần quan trọng trong phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (Component Matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated component matrix). Ma trận nhân tố chứa các hệ số biểu diễn các biến chuẩn hóa bằng các nhân tố (mỗi biến là một đa thức của các nhân tố). Những hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu sử dụng phương pháp trích nhân tố principal components nên các hệ số tải nhân tố phải có trọng số lớn hơn 0.5 thì mới

đạt u cầu. Cuối cùng, để phân tích có ý nghĩa, hệ số tải nhân tố của một biến quan

sát giữa các nhân tố phải >= 0.30 để đảm báo giá trị khác biệt giữa các nhân tố

(Jabnoun &Al_Tamimi, 2003)

Bốn là, phân tích hồi qui để xem xét mơ hình nghiên cứu Một cơng việc

quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mơ hình từ dữ liệu nào cũng đều cần chứng minh sự phù hợp của mơ hình. Với mơ hình được đề cập trong tại

chương 2, phương pháp phân tích hồi qui bội sẽ được thực hiện để xem xét mức độ tác động của các yếu tố đến sự thỏa mãn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu gồm 2 bước chính nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm (Phương pháp nghiên cứu định tính bằng kỹ thuật

phỏng vấn 10 nhân viên tại các đơn vị trực thuộc Viễn thơng Bình Dương nhằm tìm hiểu sơ bộ vấn đề và thu thập thơng tin). Tiếp đó là phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu 250 nhằm thỏa mãn yêu cầu phân tích nhân tố và phân tích hồi qui. Chương tiếp theo sau đây sẽ trình bày cụ thể kết quả kiểm định.

36

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu

Mục đích của chương 4 là trình bày các kết quả nghiên cứu thơng qua các

phân tích và kiểm nghiệm mơ hình nghiên cứu. Nội dung gồm ba phần chính: (1) Thống kê mô tả dữ liệu;

(2) Đánh giá sơ bộ thang đo;

(3) Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu.

4.2. Thống kê mô tả dữ liệu

Khảo sát được tiến hành thực hiện tại các Phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc của Viễn thơng Bình Dương (bao gồm Khối quản lý, Trung tâm Viễn thông 1, Trung tâm dịch vụ khách hàng, Trung tâm tin học, Trung tâm Viễn thông Thủ Dầu Một, Trung tâm Viễn thông Thuận An) với phương pháp lấy mẫu thuận

tiện đối với các đối tượng là lao động trực tiếp sản xuất, nhân viên và cán bộ quản lý. Tổng số bảng khảo sát được phát ra là 250 bảng, có 07 bảng câu hỏi khơng hợp lệ (do có nhiều ô trống), số bảng trả lời sử dụng được là 243, đạt tỷ lệ 97.2%. Dữ liệu được nhập và làm sạch thông qua phần mềm SPSS 16.0.

37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự thỏa mãn của nhân viên tại các đơn vị trực thuộc viễn thông bình dương , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)