Bài học kinh nghiệm về điều hành CSTT trong giai đoạn hậu khủng khoảng đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 25)

1.5.1 .1Thái Lan và Hàn Quốc với sự hỗ trợ của IMF

1.5.2 Bài học kinh nghiệm về điều hành CSTT trong giai đoạn hậu khủng khoảng đố

Như vậy, trong khủng hoảng tài Châu Á, Thái Lan và Hàn Quốc có các phản ứng chính sách tương tự nhau nhưng kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi nhanh chóng hơn hẳn Thái Lan do các điều kiện kinh tế ban đầu của nước này vững vàng hơn nhiều, và cũng do nước này có sự ổn định chính trị và nhất trí trong

tồn dân cao hơn Thái Lan.

Trong khi đó, Malaysia lại có những biện pháp đối phó khác hẳn các nước khác, khi tự tách mình ra khỏi hệ thống tài chính thế giới trong một thời gian, nhằm tạo ra cho nền kinh tế một "khoảng nghỉ" để có thể tiến hành các cải cách kinh tế cần thiết. Biện pháp này được một số nhà kinh tế đánh giá cao, chẳng hạn như nhà kinh tế được giải Nobel Joseph Stiglitz, nhưng cũng khiến nước này bị giới đầu tư thế giới dè chừng, e ngại hơn. Nhưng điểm chung nhất trong các biện pháp ứng phó của các quốc gia trước khủng hoảng có lẽ là ở sự rà sốt kỹ càng

hệ thống tài chính, lành mạnh hóa hệ thống này để chúng có thể ứng phó được

Bài học đối với Viêt Nam ở đây là phải học hỏi được những điểm hay dở trong chính sách của từng nước, kết hợp với tình hình thực tế hiện tại của đất

nước để đưa ra chính sách phù hợp. Rõ ràng không thể chấp nhận liều thuốc đắng của IMF để bắt buộc phải thực hiện các giải pháp thắt chặt tài chính tiền tệ. cũng khơng thể đóng cửa nền kinh tế vừa mới hội nhập. Tuy gia nhập kinh tế thế giới không lâu, nhưng nền kinh tế Việt nam hội nhập đủ sâu để không thể ngày một ngày hai tách khỏi cái tổng thể đó. Khơng nhập khẩu, chúng ta khơng có nguyên liệu để sản xuất. Không xuất khẩu, chúng ta sẽ phải đóng cửa nhiều nhà máy và

có thêm nhiều người lao động mất việc làm. Bảo hộ mậu dịch, ngăn cản hàng hóa nước ngồi vào trong nước thì sẽ bị trả đủa thích đáng. Rồi các nguồn đâu tư

nước ngồi, trong chừng mực nào đó đã có vai trị quan trong khiến nền kinh tế tăng trưởng sẽ ra đi. Chính sách đối phó của các nước nêu trên chỉ trong khu vực

Đông Á, với tâm chấn là Thái Lan. Còn bây giờ tâm chấn là Mỹ với mức độ ảnh

hưởng toàn cầu.

Chúng ta khơng thể đưng ngồi cơn bão tài chính. Điều duy nhất có thể làm là chủ động “né bão” Một chính sách đóng mở linh hoạt với thị trường tồn cầu, đóng mở linh hoạt các “van” tài chính – thương mại với thế giới có thể là giải pháp hay. Vì phải “linh hoạt”, chúng ta khơng thể lên kế hoạch một giải pháp tổng thể, mà cần quy tụ những nhà kinh tế hàng đầu củ đất nước để đề ra giải

pháp cụ thể trong từng tình huống cụ thể và đặc biệt phải thật đúng lúc.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Khủng hoảng tài chính thế giới 2008, dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Việt Nam đã gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế, tài chính cịn non trẻ của Việt Nam. Tuy vậy, hội nhập quốc tế đã thành một xu thế của thời đại mà một nước đang phát triển như Việt Nam khơng thể thờ ơ, nó tạo ra nhiều cơ hội nhưng

cũng lắm thách thức trên con đường phát triển của quốc gia. Việc sử dụng các cơng cụ, chính sách tiền tệ như thế nào trong giai đoạn trong và sau cuộc khủng hoảng là vô cùng quan trọng. Kết hợp với kinh nghiệm của các nước trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ để đối phó với khủng hoảng tài chính và suy

giảm kinh tế sẽ giúp chúng ta có cách nhìn nhận khách quan hơn, đúng đắn hơn

trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, phát huy những lợi thế trong nước đồng thời tránh đi vào vết xe đổ của các nước trong giai đoạn đầy cam go này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HẬU KHỦNG HOẢNG

2.1 Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam trước khủng hoảng 2.1.1 Về cung ứng tiền tệ và kiểm soát lạm phát

2.1.1.1 Cơ cấu tổng phương tiện thanh toán M2.

Đ.v.t: %/năm

(Nguồn : Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của NHNN.)

Hình 2.1 : Cơ cấu M2

Hình 2.2 và Bảng 2 phần Phụ lục, thể hiện xu hướng vận động của các khoản tiền mặt, tiền gửi là tích cực: Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông giảm, tương

ứng với các khoản tiền gửi tăng lên (nhất là các khoản tiết kiệm, tiền gửi có kỳ

hạn, kỳ phiếu, trái phiếu).

2.1.1.2 Mối tương quan giữa cung tiền và tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ tăng cung tiền tệ và tỷ lệ lạm phát hàng năm được thể hiện như sau : (Đvt : %/năm)

(Nguồn : Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của NHNN và nguồn khác.)

Hình 2.2 : Tỷ lệ tăng tổng phương tiện thanh toán và tỷ lệ lạm phát hàng năm

Số liệu ở hình 2.3 cho thấy quan hệ giữa cung tiền và tỷ lệ lạm phát như sau:

- Tỷ lệ lạm phát chịu tác động mạnh của môi trường kinh tế vĩ mơ trong và ngồi nước, chính sách chung của NHNN là chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thực tế, nhằm đảm bảo sự kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thối, NHNN thực hiện CSTT mở rộng, gia tăng cung tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Một điều dễ nhận thấy là sự gia tăng lạm phát là do sự gia tăng M2 của năm trước đó. Năm 2007, lượng cung tiền tăng đến 46.12%, và thế là lạm phát của năm 2008 đã tăng hơn 28%. Các tổ chức tài chính nước ngồi đã nhận ra và cảnh báo vấn đề này ngay đầu năm 2008, từ đó dẫn đến hàng loạt các hoạt đồng

ngừng đầu tư, rút vốn của các tổ chức nước ngồi. Rõ ràng, chính sách tài chính tiền tệ của ta vẫn chưa đủ mạnh, chưa có chiến lược dài hơi, hợp lý để khắc phục các tác động bất lợi của nền kinh tế.

2.1.2 Thực trạng chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng trong những năm qua hướng vào thực hiện các nội dung cơ bản sau:

1/ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay của hệ thống Ngân hàng thương mại.

Các NHTM, các TCTD mở rộng hình thức huy động vốn như phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, đồng thời mở rộng các hình thức cho vay như cho vay có bảo lãnh, thế chấp, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, cho vay trả góp hàng tiêu dùng… đối với các thành phần kinh tế. Trong sử dụng vốn, ngân hàng chủ yếu tập trung vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển nông nghiệp và các tổ chức kinh tế then chốt, hỗ trợ vốn để thực hiện các dự án quốc gia.

Về tình hình huy động và sử dụng vốn của hệ thống NHTM được phản ánh trong hình 2.4.

Đvt : % năm

(Nguồn : Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của NHNN và nguồn khác.)

Hình 2.3 : Tỷ lệ tăng vốn huy động và cho vay.

2/ Lãi suất đã từng bước sát với cung, cầu vốn trên thị trường.

Từ ngày 1/6/2002, NHNN thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất đối với nội

tệ, theo đó, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng

ngân hàng, các TCTD xác định lãi suất bằng VND trên cơ sở cung cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ

Như vậy, sau một năm thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ, NHNN đã thực hiện tự do hóa lãi suất nội tệ. Đây là bước phát triển mới trong việc điều hành CSTT theo cơ chế thị trường, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

3/ Nâng cao hiệu quả tín dụng, đổi mới cơ cấu tín dụng.

- NHNN ngày càng hồn thiện chính sách tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả của tín dụng, thể hiện:

+ Nâng cao tính tự chủ của các NHTM trong kinh doanh, các NHTM

được tồn quyền quyết định trong q trình tổ chức cho vay, tự quyết định lãi

suất cho vay cho từng đối tượng khách hàng có hoặc khơng có tài sản bảo đảm. + Mở rộng tín dụng đến những đối tượng và những lĩnh vực kinh

doanh mà pháp luật không nghiêm cấm, người đi vay thuộc mọi thành phần kinh tế, không chỉ trong nước mà còn mở rộng đối pháp nhân và cá nhân nước ngoài

kể từ ngày 1/2/2002.

+ Phương thức cho vay đa dạng, ngồi cho vay thơng thường, cho vay theo hạn mức, cho vay dự án đầu tư, trả góp, cho th tài chính, bảo lãnh cịn cho phép thực hiện chiết khấu, thấu chi, cho vay hạn mức tín dụng dự phịng.

- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng, từng bước chuyển cơ cấu tín dụng

ngắn hạn sang trung, dài hạn, mở rộng tín dụng đối với các thành phần kinh tế,

tăng dần tỷ trọng cho vay ngồi quốc doanh. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng cịn được chuyển dịch theo hướng, tỷ trọng đầu tư cho nơng nghiệp có chiều hướng

giảm dần tương ứng dư nợ tín dụng cho cơng nghiệp và dịch vụ tăng lên. Việc

đẩy mạnh cho vay các ngành sản xuất, các vùng, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

thể hiện nội dung của chính sách tín dụng nhằm hướng đến xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng CNH – HĐH.

2.1.3 Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối

Mục tiêu đặt ra cho chính sách quản lý ngoại hối là tăng khả năng quản lý và kiểm soát ngoại tệ của Chính phủ, thu hẹp dần phạm vi hoạt động của ngoại tệ tự do, góp phần ổn định tiền tệ, khuyến khích xuất khẩu, kiểm sốt nhập khẩu,

can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết. Chính sách ngoại hối tiếp tục

được đổi mới theo hướng nới lỏng các giao dịch vãng lai, thể hiện:

+ NHNN khuyến khích thu hút nguồn ngoại tệ vào Việt Nam bằng con

đường kiều hối, cho phép cá nhân được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ không kể

nguồn gốc tại các tổ chức tín dụng được phép, được hưởng lãi suất bằng ngoại tệ,

được rút cả vốn lẫn lãi bằng ngoại tệ, tăng đối tượng vay ngoại tệ , bán ngoại tệ

cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp

đồng hợp tác kinh doanh.

+ Các doanh nghiệp được quyền tự xem xét và quyết định về các khoản

vay nước ngoài. Đối với doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đầu tư được mở tài khoản, chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển thu nhập hợp pháp và vốn đầu tư về nước.

+ Phát triển thị trường ngoại hối theo hướng mở cửa, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế trong việc thực hiện các giao dịch hối đoái nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường ngoại hối Việt

2.1.4 Thực trạng sử dụng các cơng cụ của CSTT

2.1.4.1 Hạn mức tín dụng

Trước tình hình tăng trưởng kinh tế khá cao đi đôi với nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và kiểm sốt hợp lý sự gia tăng tín dụng. Tất nhiên kết quả về lạm phát là do sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đó việc khống chế hạn mức tín dụng cũng là một cơng cụ có hiệu quả. Từ năm 1998 đến nay, cơng cụ này đã hạn chế sử dụng chỉ trừ những trường hợp thật cần thiết, khi cần hạn chế sự gia tăng tín dụng có nguy cơ gây lạm phát cao. Thay vào đó, NHNN sử dụng các cơng cụ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu chứng từ có giá…

2.1.4.2 Dự trữ bắt buộc

Qua các năm, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được thay đổi tùy thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế trong nước và quốc tệ, đã được sử dụng như một công cụ

+ Khi lãi suất trên thị trường thế giới giảm mạnh và nhu cầu vay ngoại tệ của các doanh nghiệp có xu hướng tăng, NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ.

+ Khi cần mở rộng tín dụng, đẩy mạnh kinh doanh của các tổ chức tín

dụng, NHNN giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả tài khoản nội tệ và ngoại tệ.

2.1.4.3 Lãi suất

Lãi suất là công cụ gián tiếp tác động đến cung ứng tiền trong nền kinh tế và tình hình đầu tư của các doanh nghiệp. Cần phân biệt hai loại lãi suất: Lãi suất tín dụng và lãi suất tái cấp vốn.

* Lãi suất tín dụng: NHNN đã từng bước thực hiện tự do hóa lãi suất

theo tín hiệu thị trường.

- Giai đoạn 2000 –1/6/2002: NHNN quy định lãi suất cơ bản và biên độ

dao động.

+ Đến ngày 2/8/2000, NHNN chuyển sang cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng VND và cơ chế quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ theo quy định của Luật NHNN (QĐ số 241/2000 QĐ-NHNN ngày 2/8/2000). Với việc điều hành lãi suất cơ bản như trên cho thấy lãi suất được xác

định trên cơ sở lãi suất thị trường, đảm bảo sự kiểm soát của NHNN, phù hợp với

luật pháp và thị trường tiền tệ của Việt Nam. Đây là một bước tiến mới trong q trình tự do hóa lãi suất.

+ Từ 1/6/2001, NHNN thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ. Đối với lãi suất tiền gửi ngoại tệ của các pháp nhân tại các TCTD,

NHNN vẫn khống chế để hạn chế việc gim giữ ngoại tệ trên tài khoản, tỷ lệ kết hối giảm từ 50% xuống 40%.

- Giai đoạn từ 1/6/2002 – đến nay: Thực hiện tự do hóa lãi suất.

+ Từ ngày 1/6/2002, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận trong hoạt động tín dụng ngân hàng

+ Thực tế cho thấy, việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đạt được những kết quả đáng khích lệ, từ sau khi thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận cho

đến tháng 12/2002, lãi suất trên thị trường khá ổn định, chỉ tăng nhẹ khoảng

0,05- 0,13%/ tháng đối với các kỳ hạn.

+ NHNN đã can thiệp vào lãi suất thị trường bằng cách cảnh báo và khuyến nghị đến Hiệp hội Ngân hàng thỏa thuận nhau về mức giảm lãi suất kết hợp với các công cụ gián tiếp khác hỗ trợ.

+ Từ khi thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất ngoại tệ (6/2001), lãi suất ngoại tệ trong nước đã tương đối theo sát lãi suất ngoại tệ trên thị trường thế

+ Khi tình hình lạm phát trong nước gia tăng để đảm bảo kinh doanh của hệ thống ngân hàng không bị ảnh hưởng xấu, lãi suất thị trường có sự điều

tiết nhẹ.

Có thể nói, hiện nay NHNN đang theo đuổi chính sách tự do hóa lãi suất có kiểm sốt . Điều này phù hợp tiến trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng khi đất nước đã có các điều kiện kinh tế vĩ mô và CSTT tương đối ổn định.

* Lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu.

Lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu là một cơng cụ gián tiếp có hiệu quả của CSTT. Lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu qua các năm có một số nét đặc trưng sau:

- NHNN đã dùng hình thức tái cấp vốn để tác động vào kinh doanh ngân hàng và hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại.

- Cách điều hành lãi suất tái cấp vốn được cải thiện: Lãi suất tái cấp vốn

được điều chỉnh từ 100% lãi suất cho vay các các ngân hàng thương mại đối với

nền kinh tế (1997) sang quy định mức lãi suất cụ thể.

- Trong điều kiện thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận và để đảm bảo ổn

định lãi suất thị trường, NHNN đã từng bước hình thành khung lãi suất định

hướng thị trường, trong đó, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần để đóng vai trị là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu là lãi suất sàn của thị trường liên ngân hàng.

- Hàng hóa thực hiện tái cấp vốn cũng đa dạng hơn: NHNN đã sửa đổi, bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 25)