Chế độ tỷ giá cũng có những thay đổi căn bản, nhà nước đã áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt có sự quản lý của nhà nước. Đến thời điểm hiện tại, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; thực hiện mở rộng quyền giao dịch ngoại tệ, từng bước thực hiện tự do hóa các giao
dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn thích ứng với yêu cầu hội nhập, thể hiện ở những nét cơ bản sau:
- NHNN thay đổi cách công bố tỷ giá phù hợp với yêu cầu thị trường. Hàng ngày NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ, thay cho việc cơng bố tỷ giá chính thức và tỷ giá bình quân mua vào bán ra thực tế trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ giá công bố hàng ngày được xác định trên cơ sở tỷ giá thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
- NHNN nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá, từng bước thực hiện tự do hóa các giao dịch trên tài khoản vãng lai và tài khoản vốn, tăng quyền tự chủ cho các NHTM.
- NHNN đã ổn định được VND so với đồng USD bằng cách áp dụng chính sách tỷ giá hối đối giới hạn biên độ giao dịch, theo đó, VND được phép dao động trong một biên độ hẹp. Việt Nam cũng duy trì kiểm sốt giá cả
đối với các mặt hàng chủ chốt và thuế quan.
2.2 Khủng hoảng tài chính cuối năm 2007, đầu năm 2008
2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ Việt nam cuối năm 2007, đầu năm 2008 2007, đầu năm 2008
Thực ra, nếu đặt giả thuyết tình hình kinh tế khơng khó khăn, khủng
hoảng tài chính khơng xảy ra thì nền kinh tế Việt Nam cũng đã gặp rất nhiều khó khăn: những bất ổn về kinh tế (nhập siêu, lạm phát cao, thâm hụt ngân sách, cơ
cấu kinh tế bất hợp lý, tham nhũng tràn lan, đầu tư lãng phí,…) và việc ổn định là khơng dễ dàng.
Chính vì vậy, cuộc khủng hoảng tài chính có thể xem là địn giáng mạnh vào cơ thể kinh tế yếu ớt của Việt Nam khi vừa mới tham gia vào thị trường thế giới. Lạm phát Việt Nam năm 2008 là gần 30% không phải chỉ đơn giản do
khủng hoảng tài chính mà cịn do bản thân nội tại của nền kinh tế với những yếu tố sau:
- Do cầu kéo: Việt Nam trong những năm vừa qua đạt được những thành
tựu to lớn trong kinh tế, thu hút được nhiều đầu tư nước ngồi và tăng
trưởng hàng năm cao. Chính điều này cũng góp phần vào việc làm tăng lạm phát.
- Do chi phí đẩy: Trên thực tế đã và đang diễn ra thì hiện nay khơng riêng gì Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới như: Trung quốc, Anh, Pháp, Singapore,…. Những nước phải nhập khẩu dầu đều phải chịu lạm phát
tăng lên nhanh khi giá dầu tăng nóng đột biến. như đã phân tích ở bài
trước, khi giá dầu tăng lên tất cả các ngành SX-TM-DV của bất cứ nền kinh tế nào phụ thuộc vào dầu mỏ hay không nhập khẩu dầu cũng đều
phải bị chi phí đẩy lên, dẫn đến tăng nguyên liệu đầu vào và làm tăng giá cả hàng hóa.
- Quy mơ nền kinh tế bé nhỏ, trình độ khoa học, kỹ thuật của lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất còn lạc hậu so với thế giới. Nhập khẩu hàng hóa công nghệ cao, hàm lượng chất xám lớn với chi phí cao, bù lại xuất khẩu hàng hóa thơ sơ chủ yếu là nông sản, lương thực…
- Năng lực quản lý và điều hành của bộ máy nhà nước còn chậm chạm và kém hiệu quả. Tuy nhiên vấn đề cũng được nhiều người đặt ra là: “Tại sao các nước có nền kinh tế lớn, sử dụng năng lượng dầu nhiều hơn Việt Nam gấp nhiều lần mà lạm phát lại ít hơn Việt Nam?” Tại sao ở Việt Nam vấn
đề lạm phát lại trầm trọng hơn các nước khác?. Vấn đề này cần phải phân
tích ở một góc độ tổng qt và tồn cảnh nền kinh tế. Có các lý giải sau: o Tại các nước lớn, phát triển cao hơn Việt Nam thì do quy mơ nền
kinh tế lớn, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, của cải vật chất xã hội làm ra nhiều, hay nói cách khác tổng cung của các nền kinh tế này lớn và ổn định nên mức độ lạm phát diễn ra chậm và ít hơn
Việt Nam (Quan hệ cung cầu và giá cả)
o Tỷ trọng nhập khẩu so với GDP của các nền kinh tế này thấp hơn ta. Ví dụ : Tỷ trọng NK so với GDP của Việt Nam năm 2007 là 74,13% thì của Mỹ là 14,54%, Trung quốc là 29,69%. Nhìn vào
đây chúng ta cũng thấy được nhập siêu của Việt Nam là quá lớn so
với các nước này.
- Giải pháp thắt chặt tiền tệ một cách cứng nhắc của Việt Nam cũng đẩy
nền kinh tế đến chổ mất ổn định cao. Có thể nói lại rằng lạm phát ở Việt
Nam khơng phải do ngun nhân chính là tiền tệ. Vì vậy, khi NHNN thắt chặt tiền tệ, hút tiền về vơ hình chung đã làm cho nền kinh tế bị hụt tiền, NHTM tranh nhau nâng lãi suất huy động để hút tiền (15%/năm), giải
chấp cổ phiếu và BDS đến hạn ào ạt dẫn đến TTCK, TTBDS sụt giảm
mạnh một cách bất thường. Khi TTCK, BDS khơng cịn hấp dẫn nhà đầu tư thì nguồn vốn lớn này lại quay đầu càng làm TTCK, BDS giảm mạnh hơn, Lượng tiền vốn rất lớn từ TTCK và BDS sau khi quay đầu một số sẽ chọn Ngân hàng làm bến đỗ neo đậu vốn qua cơn hoạn nạn, một số lượng tiền khác chuyển sang đầu cơ hàng hóa như : Gạo, Thép, Xi măng, Ngoại tệ mạnh… làm nên những cơn sốt ảo về Gạo, Thép, Xi măng, Ngoại tệ
mạnh…trong thời gian vừa qua . Chính điều này đã làm tổn thương nền kinh tế, góp phần đẩy lạm phát tiến lên.
2.2.2 Tác động của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế Việt Nam