.1Nhấn mạnh 8 giải pháp để bảo đảm ổn định và phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 51)

- Một là, phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động và linh hoạt, bảo đảm mục tiêu chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm huy động các nguồn vốn phục vụ phát triển.

- Hai là, về chính sách tài khóa, phải phấn đấu tăng thu, thắt chặt chi tiêu công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách Nhà nước; hạn chế bội chi ngân sách, không mở rộng thêm các khoản chi; rà soát lại các dự án đầu tư, loại bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả, giãn tiến độ các dự án chưa khởi công hoặc mới khởi công.

- Ba là, bảo đảm cân đối cung cầu đối với các loại vật tư quan trọng như: Xăng dầu, điện, xi măng, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu và các hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm…

- Bốn là, tăng cường các biện pháp quản lý thị trường giá cả, không cho đầu cơ tăng giá, đặc biệt là các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng, lương thực, phân bón.

- Năm là, thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu và giảm nhập siêu, nhất là đối với các ngành hàng Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế như: Thủy sản, dệt may, giầy da… tập trung tháo gỡ ngay các khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhất là việc chuyển ngoại tệ thành VNĐ và tình trạng thiếu vốn tín dụng…cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

- Sáu là, tháo gỡ mọi khó khăn vướng mắc, bảo đảm cho đầu tư và sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, nhất là

chăn nuôi.

- Bảy là, thực hiện các giải pháp, chính sách hỗ trợ người nghèo bị thiệt hại do thiên tai và do giá tăng đột biến trong thời gian qua; tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp hỗ trợ nông dân bị thiệt hại; hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn cho sản xuất, đời sống nhân dân do điều chỉnh tăng giá,

tộc thiểu số và các vùng khó khăn khác; biến khó khăn thành các thời cơ thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

- Tám là, các cấp các ngành, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải tích cực triển khai thực hiện tốt các chính sách và giải pháp chống lạm phát, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống đầu cơ tăng giá. Các phương tiện thông tin đại chúng phải đưa thơng tin chính xác, tạo niềm

tin, khí thế trong nhân dân về các tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội bền vững của nước

2.3.1.2 Thực hiện 5 chính sách nhằm ngăn chặn nền kinh tế trượt dốc, duy trì kinh tế tăng trưởng và bảo đảm phúc lợi xã hội

- Một là, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó, có chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cho những người trực tiếp sản xuất, nhất là đối tượng nông dân, người nghèo, về chính sách thuế, vay vốn ngân hàng, hoãn nợ, giãn nợ ngân hàng, hỗ trợ về cây, con giống…Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại,

mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Hai là, kích cầu đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản, trong đó cần khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, điện, xi măng… Kích cầu tiêu dùng, thực hiện các biện pháp phát triển

mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa để cung cấp các mặt hàng vật tư tiêu dùng thiết yếu.

- Ba là, thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt hiệu quả nhằm thúc

đẩy sản xuất-kinh doanh, xuất khẩu. Chính phủ sẽ thực hiện các giải pháp để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh

nghiệp. Tiếp tục hạ lãi suất cơ bản và cho phép các tổ chức tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Chính phủ sẽ điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ theo nguyên tắc linh hoạt, nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Chính phủ cũng giao Ngân hàng Phát triển đứng

ra bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ thực hiện miễn, giảm, giãn một số loại thuế để tạo

điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời kéo

dài thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu để giảm bớt khó khăn về vay vốn - Bốn là, tiếp tục thực hiện sâu rộng chính sách an sinh xã hội. Ngay từ đầu

năm 2009 cần khẩn trương rà sốt, xây dựng, và thực hiện các chính sách hỗ trợ, đầu tư cho 61 huyện nghèo nhất; triển khai bảo hiểm thất nghiệp; khơng để tình trạng thiếu đói ở những vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. - Năm là, quyết liệt, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả trong tổ chức chỉ đạo,

điều hành cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó, tập trung vào việc chủ động về cơng tác dự báo, phân tích; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

liên quan đến đầu tư, xây dựng, giải phóng mặt bằng, nộp thuế, thủ tục hải quan; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty Nhà nước

2.3.2 Các giải pháp và chính sách cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 49 - 51)