.1Thực hiện khá tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 57)

- Trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ, các nước trong khu vực suy thối trầm trọng, thậm chí có những nước tỷ lệ tăng trưởng âm như Hàn Quốc, Thái Lan…, nước ta không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng tỷ lệ tăng trưởng giảm đi cũng là điều dễ hiểu. Sau giai đoạn đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

hồi phục và cứ năm sau cao hơn năm trước , điều này đã các tổ chức tài chính tiền tệ đánh giá cao và dành cho Việt Nam những ưu đãi đáng kể để tài trợ cho phát triển kinh tế.

- Trong giai đoạn gần đây, các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế luôn được

đặt ra ở mức khá cao (năm 2003: 7-7,5%; 2004: 7,5-8%; 2005: 8,5%;

2006: 8%, 2007: 8.5%, 2008: khoảng 6.5%), trong khi diễn biến trên thị trường thế giới và trong nước có nhiều phức tạp. Trước tình hình đó, NHNN đã phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ các cơng cụ của chính sách tiền tệ để hạn chế tác động bất lợi của thị trường, ổn định tiền tệ, góp phần

thực hiện mục tiêu hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

- Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều cơng cụ chính sách tiền tệ để chặn lạm

phát bao gồm: Tăng tỷ lệ bắt buộc; phát hành tín phiếu; tăng lãi suất; nới lỏng biên độ tỷ giá để VNĐ tăng giá so với USD... Các công cụ này triển khai nhằm hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường.

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên đến 60 tỷ USD. Chưa bao giờ

một nền kinh tế có quy mơ khoảng 80 – 90 tỉ USD lại thu hút được một lượng vốn FDI đăng ký lên tới 60 tỉ USD trong vòng một năm. Dù còn nhiều vấn đề phải bàn về con số này nhưng về đại thể, vẫn có thể coi đây là một thành công của Việt Nam trong năm 2008

- Qua một năm đầy sóng gió nhưng hoạt động của hệ thống Ngân hàng đã góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu, duy trì tăng trưởng kinh tế, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, bảo đảm an toàn cho nền kinh tế. Thị trường tiền tệ giữ được bình ổn. Lãi suất, tỷ giá biến

động ở mức hợp lý. Khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng được đảm bảo. Tín dụng tăng trưởng ở mức phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu

vốn cho tăng trưởng kinh tế. Hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn đảm bảo an tồn và có bước phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 57)