Chính sách tín dụng liên quan đến huy động vốn trung và dài hạn đã được xây dựng và triển khai từ năm 1994 với nhiều hình thức nhưng trong q trình thực hiện vẫn cịn những hạn chế sau :
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn trung, dài hạn và khả năng huy động vốn của ngân hàng. Để duy trì tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong nhiều năm, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển là rất lớn, trong khi đó, nguồn vốn từ ngân sách dành cho đầu tư còn hạn chế chỉ đáp ứng khoảng 8% so với
GDP, vốn tự tích lũy của các doanh nghiệp hết sức nhỏ. Do vậy, khi cần vốn cho đầu tư phát triển, các doanh nghiệp đều trơng mong vào tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng. Nhưng việc huy động vốn trung, dài hạn của ngân hàng hiện nay cũng gặp rất nhiều những khó khăn, trở ngại.
- Đầu tư trung, dài hạn của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhu
cầu lớn nhưng các doanh nghiệp lại thiếu những dự án khả thi để phát triển sản xuất, tình hình sản xuất bất ổn, hàng hóa kém sức cạnh tranh trên thị trường điều này đã làm hạn chế khả năng hấp thụ vốn vay của ngân
- Thị trường bất động sản đóng băng trong nhiều năm gây khó khăn cho các NHTM trong việc cho vay vốn để đầu tư trung, dài hạn vào các dự án đất
đai, khu dân cư mới, mua nhà, các giao dịch bất động sản qua ngân hàng
cũng chựng lại.
- Việc xử lý nợ tồn đọng của các tổ chức tín dụng cịn nhiều khó khăn. - Hiệu quả đầu tư từ các nguồn vốn FDI, ODA khơng cao thì việc huy động
vốn quá mức hấp thụ của nền kinh tế cũng không tạo nên sự tăng trưởng bền vững. Với dòng vốn ngắn hạn, Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài, kể cả cá nhân tham gia thị trường chứng khoán mà đây là luồng vốn rất dễ đảo chiều gây ảnh hưởng kinh tế vĩ mơ. Do vậy, dịng vốn nước
ngồi đổ vào Việt nam tăng mạnh trong năm 2007 và giảm đáng kể trong năm 2008. Điều này sẽ gây khó khăn cho NHNN trong điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá