.2Mối tương quan giữa cung tiền và tỷ lệ lạm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)

Tỷ lệ tăng cung tiền tệ và tỷ lệ lạm phát hàng năm được thể hiện như sau : (Đvt : %/năm)

(Nguồn : Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của NHNN và nguồn khác.)

Hình 2.2 : Tỷ lệ tăng tổng phương tiện thanh toán và tỷ lệ lạm phát hàng năm

Số liệu ở hình 2.3 cho thấy quan hệ giữa cung tiền và tỷ lệ lạm phát như sau:

- Tỷ lệ lạm phát chịu tác động mạnh của môi trường kinh tế vĩ mơ trong và ngồi nước, chính sách chung của NHNN là chỉ đạo điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thực tế, nhằm đảm bảo sự kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, NHNN thực hiện CSTT mở rộng, gia tăng cung tiền để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

- Một điều dễ nhận thấy là sự gia tăng lạm phát là do sự gia tăng M2 của năm trước đó. Năm 2007, lượng cung tiền tăng đến 46.12%, và thế là lạm phát của năm 2008 đã tăng hơn 28%. Các tổ chức tài chính nước ngồi đã nhận ra và cảnh báo vấn đề này ngay đầu năm 2008, từ đó dẫn đến hàng loạt các hoạt đồng

ngừng đầu tư, rút vốn của các tổ chức nước ngồi. Rõ ràng, chính sách tài chính tiền tệ của ta vẫn chưa đủ mạnh, chưa có chiến lược dài hơi, hợp lý để khắc phục các tác động bất lợi của nền kinh tế.

2.1.2 Thực trạng chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng trong những năm qua hướng vào thực hiện các nội dung cơ bản sau:

1/ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cho vay của hệ thống Ngân hàng thương mại.

Các NHTM, các TCTD mở rộng hình thức huy động vốn như phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, đồng thời mở rộng các hình thức cho vay như cho vay có bảo lãnh, thế chấp, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, cho vay trả góp hàng tiêu dùng… đối với các thành phần kinh tế. Trong sử dụng vốn, ngân hàng chủ yếu tập trung vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển nông nghiệp và các tổ chức kinh tế then chốt, hỗ trợ vốn để thực hiện các dự án quốc gia.

Về tình hình huy động và sử dụng vốn của hệ thống NHTM được phản ánh trong hình 2.4.

Đvt : % năm

(Nguồn : Tổng hợp từ các Báo cáo thường niên của NHNN và nguồn khác.)

Hình 2.3 : Tỷ lệ tăng vốn huy động và cho vay.

2/ Lãi suất đã từng bước sát với cung, cầu vốn trên thị trường.

Từ ngày 1/6/2002, NHNN thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất đối với nội

tệ, theo đó, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng

ngân hàng, các TCTD xác định lãi suất bằng VND trên cơ sở cung cầu vốn và mức độ tín nhiệm đối với khách hàng. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố chỉ

Như vậy, sau một năm thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất cho vay ngoại tệ, NHNN đã thực hiện tự do hóa lãi suất nội tệ. Đây là bước phát triển mới trong việc điều hành CSTT theo cơ chế thị trường, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

3/ Nâng cao hiệu quả tín dụng, đổi mới cơ cấu tín dụng.

- NHNN ngày càng hồn thiện chính sách tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng và nâng cao hiệu quả của tín dụng, thể hiện:

+ Nâng cao tính tự chủ của các NHTM trong kinh doanh, các NHTM

được toàn quyền quyết định trong quá trình tổ chức cho vay, tự quyết định lãi

suất cho vay cho từng đối tượng khách hàng có hoặc khơng có tài sản bảo đảm. + Mở rộng tín dụng đến những đối tượng và những lĩnh vực kinh

doanh mà pháp luật không nghiêm cấm, người đi vay thuộc mọi thành phần kinh tế, khơng chỉ trong nước mà cịn mở rộng đối pháp nhân và cá nhân nước ngoài

kể từ ngày 1/2/2002.

+ Phương thức cho vay đa dạng, ngoài cho vay thông thường, cho vay theo hạn mức, cho vay dự án đầu tư, trả góp, cho th tài chính, bảo lãnh còn cho phép thực hiện chiết khấu, thấu chi, cho vay hạn mức tín dụng dự phịng.

- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng, từng bước chuyển cơ cấu tín dụng

ngắn hạn sang trung, dài hạn, mở rộng tín dụng đối với các thành phần kinh tế,

tăng dần tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng cịn được chuyển dịch theo hướng, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp có chiều hướng

giảm dần tương ứng dư nợ tín dụng cho cơng nghiệp và dịch vụ tăng lên. Việc

đẩy mạnh cho vay các ngành sản xuất, các vùng, các lĩnh vực kinh tế trọng điểm

thể hiện nội dung của chính sách tín dụng nhằm hướng đến xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng CNH – HĐH.

2.1.3 Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối

Mục tiêu đặt ra cho chính sách quản lý ngoại hối là tăng khả năng quản lý và kiểm sốt ngoại tệ của Chính phủ, thu hẹp dần phạm vi hoạt động của ngoại tệ tự do, góp phần ổn định tiền tệ, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu,

can thiệp vào thị trường ngoại hối khi cần thiết. Chính sách ngoại hối tiếp tục

được đổi mới theo hướng nới lỏng các giao dịch vãng lai, thể hiện:

+ NHNN khuyến khích thu hút nguồn ngoại tệ vào Việt Nam bằng con

đường kiều hối, cho phép cá nhân được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ không kể

nguồn gốc tại các tổ chức tín dụng được phép, được hưởng lãi suất bằng ngoại tệ,

được rút cả vốn lẫn lãi bằng ngoại tệ, tăng đối tượng vay ngoại tệ , bán ngoại tệ

cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và bên nước ngoài tham gia hợp

đồng hợp tác kinh doanh.

+ Các doanh nghiệp được quyền tự xem xét và quyết định về các khoản

vay nước ngoài. Đối với doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài đầu tư được mở tài khoản, chuyển vốn ra nước ngoài, chuyển thu nhập hợp pháp và vốn đầu tư về nước.

+ Phát triển thị trường ngoại hối theo hướng mở cửa, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế trong việc thực hiện các giao dịch hối đoái nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường ngoại hối Việt

2.1.4 Thực trạng sử dụng các công cụ của CSTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 32)