Hòan thiện chính sách quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)

2.4.3 .4Tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh tốn cịn q lớn

3.9 Hòan thiện chính sách quản lý ngoại hối

Trong tiến trình hội nhập quốc tế địi hỏi cơ chế quản lý ngoại hối được

tiếp tục đổi mới theo xu hướng tự do hóa giao dịch vãng lai và từng bước thực hiện tự do hóa trên tài khoản vốn để kích thích luân chuyển ngoại tệ, cải thiện

cán cân thanh toán, tạo điều kiện để từng bước biến đồng Việt Nam thành đồng

tiền chuyển đổi. Tuy nhiên, trong xu hướng hội nhập để tránh nguy cơ khủng

hoảng tài chính- tiền tệ như các nước trong khu vực, tự do hóa quản lý ngoại hối phải đi kèm với các giải pháp kiểm soát bằng các công cụ gián tiếp.

- Xây dựng chiến lược phát triển kiều hối. Lượng kiều hối hàng năm gửi vào Việt Nam, theo ước tính khoảng 3 tỷ USD, trong khi kiều bào ở nước ngoài khoảng 3 triệu người, như vậy, tính bình qn, hàng năm chỉ có khoảng 1.000 USD/ người, lượng này rất thấp so với tiềm năng. Muốn xây dựng chiến lược phát triển, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện nhiều chủ trương thơng thống hơn nữa cho q trình lưu thơng kiều hối như mở rộng đối tượng Việt kiều, ngoại kiều được mua nhà cửa, đất đai… tại Việt Nam; có chính sách khuyến khích, thu hút vốn của

Việt kiều để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng đất nước; tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ kiều hối với chi phí thấp, an

tồn và thuận lợi cho khách hàng.

- Khuyến khích thanh tốn qua ngân hàng (kể cả nội tệ và ngoại tệ). Cần cải thiện các dịch vụ ngân hàng với chi phí thấp, chất lượng cao bằng cách cải thiện hoạt động hệ thống thanh toán bù trừ, thanh tốn điện tử, phát triển các hình thức giao dịch không dùng tiền mặt hoặc phát hành

đa dạng các loại thẻ để thanh toán tại những nơi công công, siêu thị

hoặc cửa hàng lớn…

- NHTM cần có hạn mức riêng của mình về tín dụng ngoại tệ. Các NHTM cần cẩn thận trong việc mở rộng cho vay bằng ngoại tệ và nên có các biện pháp phòng ngừa rủi ro, nên ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ còn đối với các khoản vay trả nợ nước ngồi NHTM cần có hạn mức riêng của mình và thẩm định hồ sơ tín dụng chặt chẽ hạn chế phát sinh nợ xấu.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư nước ngoài từng bước phù

hợp với thông lệ quốc tế; ưu tiên cho lĩnh vực cải tạo cơ sở hạ tầng,

phát triển đô thị, ngành, nghề, sản phẩm phù hợp chiến lược cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong từng thời kỳ.

- Tạo điều kiện thuận lợi, đơn giản các thủ tục, thúc đẩy các hoạt động

hỗ trợ, xúc tiến đầu tư, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được

chuyển tiền về nước khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính.

- Xây dựng chính sách đầu tư ra nước ngoài, áp dụng chung cho các doanh nghiệp đủ điều kiện, đó phải là những doanh nghiệp lớn, có

nguồn thu ngoại tệ ổn định và có lợi thế cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển ở nước ngoài.

- Xây dựng hạn mức vay nợ nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với các chỉ tiêu an toàn để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, kế hoạch sử dụng vốn có hiệu quả và kế hoạch thu hồi vốn để trả nợ theo đúng lộ trình cam kết với các nước chủ nợ.

- NHNN cần tăng cường kiểm soát đối với các luồng vốn vay ngắn hạn bằng cách nối mạng với hệ thống NHTM để biết được các khoản vay

nợ nước ngoài của các doanh nghiệp thông qua các NHTM, khống chế tỷ lệ nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo hạn mức được chính

phủ phê duyệt, quản lý có hiệu quả việc vay thương mại nước ngoài theo các cơ chế, quy định an toàn của NHNN, đồng thời cân đối giữa việc quản lý chặt chẽ về mở và bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm của doanh nghiệp và các NHTM với nhu cầu trong nước.

- Nâng cao dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối phải tương ứng với nhịp độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Muốn vậy, NHNN cần chủ động

mua ngoại tệ từ nguồn cung ngoại tệ do thặng dư cán cân thanh toán và các nguồn khác, để làm tăng dự trữ quốc gia, trong đó, kiều hối là một trong những nguồn mà trước mắt Việt Nam có tiềm năng lớn nhất cần huy động. Từ nguồn dự trữ dồi dào, sức đề kháng của nền kinh tế sẽ

- Xác định cơ cấu ngoại tệ hợp lý. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ mạnh trong dự trữ ngoại hối phù hợp với nhu cầu thanh toán quốc tế, xu thế biến động của từng loại ngoại tệ trên thị trường để phân tán rủi ro về tỷ giá, giảm bớt sự phụ thuộc của nội tệ vào USD.

- Tập trung dự trữ ngoại hối về một đầu mối quản lý là NHNN. Đối với nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô: Để thực hiện tốt chức năng quản lý tiền tệ, ngoại hối, tỷ giá, dự trữ ngoại hối cần tập trung, theo đó, nguồn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu thơ, Bộ Tài chính cần linh hoạt bán cho NHNN, không nên găm giữ trên tài khoản ngoại tệ, trong khi NHNN vẫn phải bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu xăng dầu của cả nước. Điều này làm cho dự trữ ngoại hối của nền kinh tế luôn trong trạng thái căng thẳng và NHNN thiếu lượng ngoại tệ cần thiết để can thiệp vào thị trường ngoại hối.

- Các nguồn thu từ ODA, thuế và các nguồn thu khác của Ngân sách cần bán cho NHNN để tăng dự trữ.

- Hạn chế tình trạng tạm ứng ngoại tệ từ dự trữ ngoại tệ cho Ngân sách, tuân thủ nguyên tắc hoàn trả trong năm ngân sách, thực hiện quyền độc lập của NHNN đối với Chính phủ để NHNN thực hiện tốt chức năng quản lý tiền tệ cực kỳ phức tạp trong giai đoạn hội nhập.

- Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và các nghiệp vụ mới trong giao dịch ngoại hối.

- Phát triển các hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở các NHTM: Các

NHTM cần được trang bị kỹ thuật hiện đại cũng như đào tạo chuyên

viên về hoạt động ngoại hối để có cơ sở vật chất và nghiệp vụ cần thiết phân tích và giao dịch kịp thời với thị trường ngoại hối trong và ngoài nước. Muốn vậy, về mặt tổ chức, các NHTM cần có bộ phận chuyên trách về kinh doanh ngoại tệ với quy mơ thích hợp để có thể thực hiện giao dịch tức thời và nâng dần các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối cho bộ phận chuyên trách này.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện cơ chế tự do hóa thị trường

ngoại hối, bãi bỏ những quy định mang tính chất hành chính như bỏ giới hạn quy định mang ngoại tệ ra nước ngoài phải khai báo cho các công dân Việt Nam khi học tập, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)