.1Cơ chế quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 69)

- Đối với NHNN

o Hệ thống luật, chính sách, nghị định… vẫn tỏ ra khá lúng túng

trước yêu cầu của nền kinh tế như Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền, Luật kinh doanh bất động sản, Luật giáo dục, Luật thương

phiếu… đến nay vẫn chưa được hoàn thiện trước yêu cầu hội nhập quốc tế đã gần kề, ngay cả hai bộ luật ngân hàng là Luật Ngân

hàng và Luật các tổ chức tín dụng cũng đã xuất hiện một số nội

dung bất cập so với xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng trước yêu cầu hội nhập.

o Theo Luật NHNN hiện nay, NHNN không độc lập trong việc thiết lập mục tiêu, không độc lập trong xây dựng chỉ tiêu hoạt động và

thậm chí là khơng tự chủ hồn tồn trong việc lựa chọn công cụ

điều hành.

o Mối quan hệ của NHNN và ngân hàng các cấp bị gị bó, chồng chéo và phụ thuộc rất lớn vào các quyết định của Chính phủ, các

quyết định về cung ứng tiền, chính sách tiền tệ thậm chí đến các

thành viên của hội đồng quản trị và điều hành đều nằm dưới sự

kiểm soát và chuẩn y của Chính phủ. - Đối với hệ thống NHTM

o Hệ thống NHTM chưa được đảm bảo triệt để tính cơng bằng, bình

phân biệt đối xử trong kinh doanh, những sự ưu ái về cho vay tái

cấp vốn, về dự trữ bắt buộc, về đấu thầu trên thị trường mở… đều được dành cho các NHTM Nhà nước hay nói cách khác chưa có sự

cạnh tranh bình đẳng trong kinh doanh ngân hàng. Điều này đã làm hạn chế sự phát triển và sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng nội

địa đối với các ngân hàng trong khu vực trong giai đoạn hội nhập

quốc tế.

o Có sự lãng phí ghê gớm trong các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn ODA (PMU18, PCI…). Các dự án xây dựng cơ bản mới được hình thành, chưa được các cấp có thẩm

quyền phê chuẩn nhưng được cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ

đạo triển khai thi công và vay vốn tại các NHTM. Đến khi cơng

trình hồn thành hoặc xây dựng dở dang nhưng không được phân bổ vốn hoặc vốn phân bổ quá chậm, NHTM không được chủ đầu tư thanh toán. Trong thực tế hiện nay, hầu hết vốn đọng lại ở các cơng trình là vốn vay ngân hàng.

2.4.3.2 Năng lực điều hành CSTT của NHNN ở tầm vĩ mơ chưa thật sự linh hoạt, thích ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế

Khi thực hiện hội nhập quốc tế, đòi hỏi NHNN phải có năng lực điều hành tốt để có thể đưa nền kinh tế vượt qua những tác động bất lợi, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường chưa thật sự phát triển đầy đủ ở Việt Nam, thể hiện ở các mặt sau:

- Việc thu thập, phân tích thơng tin ở NHNN cịn chậm.

o Ở Việt Nam nói chung và lĩnh vực tiền tệ ngân hàng nói riêng,

cơng tác thu thập, phân tích thơng tin để đưa ra những dự báo còn chậm so với diễn biến thực tế vì số liệu, thơng tin chưa được công khai, minh bạch ở từng NHTM và ngay cả ở NHNN hệ thống chỉ tiêu đánh giá cũng chưa đồng bộ với thông lệ quốc tế, những số

liệu về nhu cầu vốn khả dụng của hệ thống NHTM, vịng quay

thơng… chưa được cập nhật thường xuyên và thường là diễn ra

chậm hơn so với thực tế, do đó, NHNN thiếu cơ sở để đưa ra những dự báo và xác định khối tiền cần thiết cho nền kinh tế.

o Đối với hệ thống thông tin nội bộ của ngành Ngân hàng, trong năm

2005 đã có bước chuyển biến căn bản để hình thành kho dữ liệu

của NHNN. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ tin học phục vụ cho cơng tác thống kê cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới trong cơng tác thống kê. Thêm vào đó, hiện nay, NHNN mới áp dụng một phương pháp thống kê duy nhất là yêu cầu báo cáo, thiếu phương pháp thống kê qua khảo sát. Mặt khác, mẫu thống kê cũng chưa đồng nhất giữa các năm nên cũng còn hạn chế nhiều

trong việc cung cấp đầy đủ thông tin cho việc phân tích và dự báo cũng như xác định cơ chế truyền tải

o Thiếu dự báo và quản lý vốn khả dụng của NHTM một cách kịp thời, việc điều hành CSTT của NHNN gặp nhiều khó khăn trong q trình điều tiết lượng cung tiền phù hợp với nhu cầu xã hội nhằm khắc phục những tác động bất lợi từ bên ngoài nền kinh tế. - Sự phối hợp các công cụ, các giải pháp chưa thật sự mang lại hiệu quả

cao.

o Thực tế điều hành CSTT hiện nay của NHNN cho thấy, năng lực điều hành CSTT và lãi suất của NHNN cịn hạn chế, qui mơ và

hiệu quả của các công cụ gián tiếp của CSTT cịn hạn chế (tổng giao dịch của các cơng cụ tái cấp vốn gián tiếp còn thấp xa so với tổng khối lượng tiền tệ, hoạt động của thị trường liên ngân hàng

chưa phát triển, chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong việc trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau giữa các TCTD...).

o CSTT hiện nay của NHNN hiện còn phải theo đuổi nhiều mục tiêu, không chỉ theo đuổi mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế sự gia tăng về giá cả và lạm phát mà còn phục vụ và theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế ngắn hạn của đất nước.

o Sự phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong quản lý vĩ mô chưa

được chặt chẽ làm cho công tác quản lý kém hiệu quả

o Việc sử dụng các công cụ của CSTT hiện nay mang tính chất giải pháp tạm thời.

2.4.3.3 Năng lực kinh doanh của NHTM chưa cao

Trong những tồn tại nêu trên thì sự yếu kém trong năng lực kinh doanh của hệ thống NHTM cũng là một nguyên nhân, sự yếu kém này xuất phát từ nguyên nhân điều kiện nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam có điểm xuất phát thấp về trình độ phát triển, do đó, đa số các hoạt động ngân hàng chưa được tiêu chuẩn hóa theo thơng lệ quốc tế, thể hiện:

- Chưa đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, vốn tự có quá

nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực: Ở Việt Nam, ngân hàng có vốn tự có lớn nhất là Ngân hàng Đầu tư – phát triển chỉ khoảng 177 triệu USD, trong khi các ngân hàng trong khu vực, vốn tự có bình qn khoảng 1 tỷ USD (gần gấp 6 lần vốn tự có của các NHTM Việt Nam). Vì vốn tự có thấp nên các NHTM khó có thể trang bị những cơng nghệ hiện đại, gia

tăng các dịch vụ ngân hàng, mở rộng tín dụng và khả năng chống đỡ rủi ro, nói chung là hạn chế năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

- Các dịch vụ ngân hàng còn đơn điệu, nặng về các nghiệp vụ truyền thống: Các dịch vụ phổ biến ở các NHTM hiện nay là cho vay, nhận tiền gửi, các dịch vụ mới như giao dịch qua ngân hàng, môi giới kinh doanh, tư vấn dự án, quản lý danh mục đầu tư, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác … chưa phát triển. Theo số liệu thống kê của NHNN, các NHTM Việt Nam mới chỉ cung ứng khoảng 300 sản phẩm, trong khi con số này bình quân trên thế giới là 6.000 sản phẩm. Trong quá trình hội nhập, các NHTM trong nước với sản phẩm đơn điệu cùng với công nghệ ngân hàng lạc hậu, nếu khơng có sự cải tiến sẽ bị mất dần khách hàng vào tay các NH nước ngoài với chất lượng dịch vụ cao, giá rẻ.

- Cơ chế quản lý ngân hàng cịn nhiều bất cập: Các mơ hình quản lý tài sản nợ, tài sản có, quản lý rủi ro, cách tính nợ quá hạn, thực hiện bảo hiểm tiền gửi, hệ thống kế toán … chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 69)