.1Điều hành CSTT để kiềm chế lạm phát chưa hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 62)

- Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế nước ta tương đối cao và bước đầu ngăn chặn được lạm phát, từ giai đoạn lạm phát 3 con số (lạm phát phi

mã) của những năm ở thập niên 80, trong 15 năm qua, Việt Nam đã có

nhiều cố gắng và thành công thực hiện mục tiêu kìm hãm và đẩy lùi lạm phát. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao của việc ổn định kinh tế vĩ mô nhằm thực hiện hội nhập kinh tế có hiệu quả, địi hỏi Chính phủ phải kiểm sốt và khống chế lạm phát chặt chẽ hơn nữa.

- Trong những năm gần đây, Chính phủ chưa thật sự kiểm soát được lạm

phát như dự kiến. Các mục tiêu lạm phát đề ra hàng năm so với thực tế thường có sự chênh lệch, nhất là những năm có những diễn biến bất lợi

đối với nền kinh tế, các chính sách kinh tế ln đi sau diễn biến thực tế

mang tính chất khắc phục thiệt hại hơn là chủ động dự đoán để đưa ra các chính sách phù hợp.

- Giai đoạn này điều hành chính sách tiền tệ có hai khiếm khuyết lớn: định hướng thực hiện các giải pháp là đúng nhưng liều lượng, thời gian tiến hành chưa thích hợp, nhuần nhuyễn. Liều lượng quá nhiều, căng thẳng cùng một lúc, trong điều kiện thanh khoản của các ngân hàng đang ở mức thấp vì cho vay dễ dãi từ các năm trước dồn cho bất động sản, chứng

khoán. Đồng thời với đó, các NHTM lại phải mua trái phiếu Ngân hàng

nhà nước, tăng dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu... đã tạo một áp lực lớn, làm tình hình hơi rối và lãi suất tiền gửi cứ đua nhau lên

- Khuyết điểm lớn nhất trong điều hành năm 2008 là đặt ra chính sách phát triển kinh tế nóng. Tháng 11/2007 tuy đã có tiếng nói cảnh báo nhưng Chính phủ vẫn đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP từ 8,5- 9%, tạo việc làm cho 1,7 triệu lao động, xuất khẩu vẫn tăng…Việc đặt chỉ tiêu như vậy đã tạo ra hoàn cảnh khó khăn hơn cho nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2008. Cùng bị tác động mặt bằng giá kinh tế thế giới thì nền kinh tế nước ta khó

khăn hơn do chính sách vĩ mơ khơng dự báo được xu hướng cũng như bối cảnh kinh tế khu vực và thế giới

- Một bài học cũng cần rút ra cho thực thi CSTT, đó là do chưa lường trước

được phản ứng của thị trường, nên các biện pháp CSTT phần nào gây cú

sốc thị trường, làm cho các NHTM có sự chao đảo nhất định trong kinh

doanh. Nhưng cú sốc đó lại là bài học tốt cho các NHTM trong việc nâng cao hơn năng lực quản trị điều hành của mình, tạo đà để các NHTM đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng tồn cầu và NHNN cũng rút được kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, nắm bắt chính xác mức

độ phản ứng của thị trường trước những thay đổi chính sách để có liều

lượng chính sách thích hợp hơn, đạt được hiệu quả cao hơn trong điều

hành, cũng như chủ động hơn trong các quyết sách để trở thành người cầm lái vững chắc trên thị trường tiền tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ việt nam giai đoạn hậu khủng hoảng , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 62)