Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 31 - 34)

1.5. Kinh nghiệm và bài học về sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các

1.5.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ năm 2009, Trung Quốc sẽ đầu tư 7-9 tỉ USD để giúp nước này xây dựng cơ sở hạ tầng ở các hạng mục giao thơng chính, xây dựng hệ thống mạng lưới điện quốc gia và hệ thống dẫn nước sạch.

Qua những kinh nghiệm của Trung Quốc với những sự kiện quan trọng mang tầm cỡ thế giới đã có có hoạch triển khai thì chỉ định thầu không phải là biện pháp để đẩy nhanh tiến độ, mà quan trọng là cách thực hiện có kế hoạch chứ khơng phải là một sự "sắp đặt có kế hoạch" để đẩy tiến độ dự án vào thế "cấp bách". Hầu hết các cơng trình được đấu thầu rộng rãi, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Việc triển khai xây dựng cơng trình cần được cải tiến để bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội. Cần khuyến khích việc thành lập các tổ chức tư vấn, giám định các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để bảo đảm chất lượng, chi phí hợp lý và triển khai đúng tiến độ.

phủ trong từng lĩnh vực, trên cơ sở tổng kết và rút ra bài học từ các chủ trương, như đổi đất lấy hạ tầng, đấu giá quyền sử dụng đất, giao khoán xây dựng từng khu phố mới cho các nhà thầu; đồng thời tham khảo kinh nghiệm quốc tế để hình thành mơ hình thích hợp trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Khu vực cơng cần đảm nhiệm vai trị điều tiết các hoạt động, đồng thời cần khuyến khích sự tham gia của dân chúng vào tiến trình lập các dự án đầu tư cho đến giám sát việc thực hiện; phải bảo đảm bằng các quy định của Chính phủ về quyền của người dân được tiếp cận thông tin các dự án, tính cơng khai và minh bạch về thông tin, mọi dự án phải được công bố trước khi thực hiện và người dân được quyền đưa ra ý kiến phản kháng. Điều đó sẽ kích thích sự tham gia của cơng chúng trong quá trình xây dựng và lôi kéo mọi công dân thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Thứ nhất: Điều chỉnh lại quy mô đầu tư từ NSTƯ và cơ cấu chi NSNN. Trọng điểm chi NSNN năm 2006 thiên về sự nghiệp xã hội, tăng cường mức độ đảm bảo đối với những khâu yếu kém trong phát triển xã hội. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã tăng chi ngân sách cho các vùng khó khăn nhằm thu hẹp khoảng cánh giữa các vùng, miền.

Thứ hai: Tăng cường đầu tư cho hạ tầng cơ sở nông thôn, thúc đẩy phát triển

tồn diện nơng nghiệp nơng thơn. Tỷ lệ đầu tư cho xây dựng mới ở nông thôn năm 2006 lên tới 48%.

Thứ ba: Bước đầu cải cách phân loại thu chi của Chính phủ, hoàn thiện hệ

thống cơ chế, luật pháp về tài chính. Đây được xem là điều chỉnh lớn nhất trong hệ thống tài chính Trung Quốc kể từ năm 1949 đến nay nhằm minh bạch hố quy mơ thu chi của Chính phủ theo các chức năng trọng yếu. Lần cải cách này tương đối phức tạp với nhiều khâu, trên diện rộng đi từ điều chính chế độ kế tốn, chuyển đổi số liệu, đưa ra mục lục ngân sách mới đến đào tạo nhân sự v.v… nhằm tạo điều kiện để năm 2007 lập dự toán ngân sách theo mục lục mới. Đồng thời, năm 2006, Trung Quốc đã mở rộng phạm vi chi tập trung qua Kho bạc Nhà nước đặc biệt với các khoản mua sắm của Chính phủ, giúp việc quản lý được tiền mặt của

NSTƯ, đưa hoạt động mua sắm của Chính phủ vào quy củ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng chủ trương đẩy mạnh kích cầu trong nước, duy trì tốc độ tăng đầu tư đi đôi với tăng tiêu dùng, để tạo sự cân bằng giữa đầu tư và tiêu dùng.

Kết luận chương 1

Nêu những vấn đề lý luận cơ bản về đầu tư cơng nói chung, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cơ bản từ Ngân sách Nhà nước nói riêng và kinh nghiệm về sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các nước khác. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cơ bản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó làm tốt cơng tác kiểm sốt, thanh toán vốn đầu tư sẽ hạn chế thất thốt cơng quỹ Nhà nước;.v.v; những đặc điểm, điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi nước nói chung, mỗi tỉnh nói riêng là yếu tố quyết định. Từ cơ sở lý luận trên, luận văn tiến hành phân tích thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước những năm vừa qua trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)