Sở Kế hoạch và Đầu tư và Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai
Năm
Giá trị TSCĐ được huy động trong kỳ hay giá trị đã quyết toán (tỷ đồng) Vốn giải ngân (tỷ đồng) hay Tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ Vốn đầu tư thực hiện trong các kỳ trước nhưng chưa được huy động(tỷ đồng) Hệ số huy động TSCĐ 2005 467,234 1.042,028 1.933,176 0,157042677 2006 698,754 1.331,550 2.565,972 0,179281605 2007 853,461 1.353,970 3.066,481 0,193071024 2008 994,787 1.706,072 3.777,766 0,181403426 2009 1.041,924 2.245,067 4.980,909 0,144191456 Tổng 4.056,160 7.678,687 16.324,304 0,168985607
Chỉ tiêu hệ số huy động TSCĐ hàng năm là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư được tập trung hay phân tán? Hệ số huy động TSCĐ trong giai đoạn năm 2005-2007 cao phản ánh mức độ đầu tư được tập trung cao, thực hiện đầu tư dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong thi cơng. Kết quả trực tiếp của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN đã được thực hiện của Tỉnh tăng lên hàng năm. Chỉ có năm 2008, 2009 giảm do ảnh hưởng tình hình lạm phát chung cả nước dẫn tới giá vật tư nguyên liệu, nhiên liệu tăng mạnh, làm cho nhiều cơng trình phải dãn tiến độ thi công, một số nhà thầu sau khi nghiệm thu cơng trình bàn giao nhưng khơng triển khai các cơng việc tiếp tục theo quy định như hồn chỉnh hồ sơ hồn cơng phục vụ cho quyết tốn DA.
Tỉnh Đồng Nai, trong công tác khảo sát thiết kế, nhiều cơng trình do các đơn vị khi thiết kế không khảo sát thực tế hiện trường. Điều này làm cho hiện trường thực tế thi công không đúng với hồ sơ thiết kế được duyệt dẫn đến tình trạng nhà thầu không thể thi công được hoặc nếu thi công sẽ làm phát sinh nhiều khối lượng, vượt dự toán được phê duyệt (trường TCN 26/3). Từ đó q trình tổ chức đầu tư hoặc tổ chức thi cơng phải dừng lại để tính tốn, điều chỉnh bổ sung đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gây chậm tiến độ thực hiện, cơng tác nghiệm thu thanh quyết tốn vốn đầu tư chậm.
Thời gian lập báo cáo quyết tốn DA hồn thành được tính từ ngày ký biên bản bàn giao đưa vào sử dụng; những DA có mức vốn đầu tư cao theo qui định cần phải mời kiểm toán độc lập. Thời gian kiểm tốn tính từ ngày hợp đồng kiểm tốn có hiệu lực; thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết tốn tính từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định tại Mục III, Phần II của Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài Chính.
Cơng tác quyết tốn vốn đầu tư DA hoàn thành là khâu cuối cùng trong dây chuyền quản lý vốn đầu tư. Nhiều DA sau khi làm báo cáo quyết toán, thẩm tra báo cáo quyết toán trước khi phê duyệt quyết toán đã phát hiện một số khoản thanh toán sai định mức, đơn giá không phù hợp với chế độ nhà nước quy định trong các thời
kỳ... cần phải thu hồi của các nhà thầu. Nên không thực hiện cơng tác quyết tốn hoặc quyết tốn thấp sẽ gây lãng phí, thất thốt lớn về vốn và tài sản của nhà nước, gây tổn thất xã hội.
Các đơn vị thực hiện cơng tác quyết tốn chưa đảm bảo theo quy định tại Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính, một phần chưa có ràng buộc trách nhiệm, ràng buộc về kinh tế của chủ đầu tư và các cơ quan quản lý khác như KBNN, nhà thầu, cơ quan chủ quản, đơn vị sử dụng khi hồn thành cơng trình, đưa vào sử dụng, họ đã được thanh tốn tồn bộ theo khối lượng hồn thành. Do đó, khơng ai thấy cần phải tiến hành triển khai các công việc tiếp tục theo quy định như hồn chỉnh hồ sơ hồn cơng, v.v… kéo dài thời gian theo dõi trên sổ sách vốn đầu tư, dẫn đến việc xác định tài sản cố định mới, việc hạch toán kế toán, tất toán DA đối với các đơn vị sử dụng gặp khó khăn, tạo điều kiện cho lãng phí, thất thốt và tham nhũng trong xây dựng cơ bản. Ngoài ra, các chủ đầu tư (Ban QLDA) chỉ quan tâm đến việc rút vốn thanh tốn sao cho nhanh, mà khơng xem trọng việc hoàn tất các thủ tục pháp lý có liên quan. Nhiều cơng trình đã hồn thành song thủ tục nghiệm thu, thanh quyết tốn cịn chậm, một số DA khơng quyết tốn được do chưa được phê duyệt tổng dự toán điều chỉnh, quy mơ đầu tư một số hạng mục cơng trình thay đổi so với DA được duyệt.
Trước tình hình biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng qua các năm 2007, vào đầu năm và giữa năm 2008, năm 2009, năm 2010 giá vật tư cũng tăng cao làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện DA. Đã có cơng văn hướng dẫn chênh lệch giá rõ ràng, khi ký hợp đồng có điều chỉnh giá, chủ đầu tư và đơn vị thi cơng sẽ thống nhất được cách tính bù giá chênh lệch vật tư xây dựng theo thực tế. Công văn số 872/UBND-CNN ngày 04/02/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về xử lý điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư các DA khi thực hiện quyết tốn DA hồn thành góp phần thúc đẩy đưa DA vào hoạt động tăng tài sản cố định, phát huy hiệu quả kinh tế-xã hội. Căn cứ thơng tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết tốn DA hồn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo:
+ Đối với các DA thuộc diện phải kiểm tốn quyết tốn trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán: Chủ đầu tư (Ban QLDA) tiến hành thuê kiểm toán để xác định giá trị đề nghị quyết toán của DA, làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư (nếu có) trước khi trình quyết tốn DA.
+ Đối với các DA khơng thuộc diện phải kiểm tốn quyết tốn trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán: Chủ đầu tư (Ban QLDA) gửi hồ sơ quyết toán đến cơ quan thẩm tra quyết toán để kiểm tra và thống nhất số liệu quyết tốn, làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh tổng mức vốn đầu tư (nếu có) trước khi trình quyết tốn DA.
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bàn tỉnh Đồng Nai
2.3.1. Kết quả đầu tư từ ngân sách
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm: Cơ cấu kinh tế năm 2005, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57%; ngành dịch vụ chiếm 28%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 15%. Đến năm 2009, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,9%; ngành dịch vụ chiếm 32,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 9,9%.
Nguồn gốc để huy động vốn đầu tư là từ tăng trưởng kinh tế, hay nói một cách cụ thể hơn là trong tổng sản phẩm do toàn xã hội làm ra bên cạnh phần tiêu dùng sẽ có một phần được tiết kiệm và dùng để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Đầu tư từ ngân sách có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống kinh tế xã hội vì nó góp phần phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng, tạo tiền đề vật chất cho sản xuất, thu hút vốn đầu tư tư nhân, thu hút lao động, giảm thất nghiệp và ổn định đời sống xã hội. Do vậy không một quốc gia nào không quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ bản và nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
Vốn để đầu tư xây dựng cơ bản có tác động thúc đẩy đầu tư phát triển, đóng vai trị quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời là
cơng cụ hữu hiệu trong chính sách tài khố của Nhà nước đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2005-2009 vốn đầu tư của Tỉnh đã tăng rõ rệt về quy mô tuyệt đối: năm 2005 tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn là 12.959,1 tỷ đồng, đã tăng lên 15.515,6 tỷ đồng trong năm 2006, năm 2007 tổng vốn đầu tư phát triển là 20.463 tỷ đồng, đặc biệt đến năm 2008 là 27.230 tỷ đồng, năm 2009 tổng vốn đầu tư phát triển đã giảm xuống do ảnh hưởng kinh tế tồn cầu chỉ cịn 28.485 tỷ đồng. Tỉnh Đồng Nai luôn coi trọng công tác đầu tư xây dựng nhằm tạo cơ sở vật chất cho kinh tế xã hội một cách vững chắc thể hiện qua việc cố gắng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển.