Kết quả đầu tư từ ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 54 - 56)

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

2.3.1. Kết quả đầu tư từ ngân sách

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng, ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm: Cơ cấu kinh tế năm 2005, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57%; ngành dịch vụ chiếm 28%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 15%. Đến năm 2009, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,9%; ngành dịch vụ chiếm 32,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 9,9%.

Nguồn gốc để huy động vốn đầu tư là từ tăng trưởng kinh tế, hay nói một cách cụ thể hơn là trong tổng sản phẩm do toàn xã hội làm ra bên cạnh phần tiêu dùng sẽ có một phần được tiết kiệm và dùng để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Đầu tư từ ngân sách có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống kinh tế xã hội vì nó góp phần phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng, tạo tiền đề vật chất cho sản xuất, thu hút vốn đầu tư tư nhân, thu hút lao động, giảm thất nghiệp và ổn định đời sống xã hội. Do vậy không một quốc gia nào không quan tâm đến việc đầu tư xây dựng cơ bản và nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Vốn để đầu tư xây dựng cơ bản có tác động thúc đẩy đầu tư phát triển, đóng vai trị quyết định đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời là

cơng cụ hữu hiệu trong chính sách tài khố của Nhà nước đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế.

Trong giai đoạn 2005-2009 vốn đầu tư của Tỉnh đã tăng rõ rệt về quy mô tuyệt đối: năm 2005 tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn là 12.959,1 tỷ đồng, đã tăng lên 15.515,6 tỷ đồng trong năm 2006, năm 2007 tổng vốn đầu tư phát triển là 20.463 tỷ đồng, đặc biệt đến năm 2008 là 27.230 tỷ đồng, năm 2009 tổng vốn đầu tư phát triển đã giảm xuống do ảnh hưởng kinh tế tồn cầu chỉ cịn 28.485 tỷ đồng. Tỉnh Đồng Nai luôn coi trọng công tác đầu tư xây dựng nhằm tạo cơ sở vật chất cho kinh tế xã hội một cách vững chắc thể hiện qua việc cố gắng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển.

Bảng 2.8: Vốn đầu tư phát triển tỉnh Đồng Nai

Đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đồng 12.959,1 15.515,6 20.463 27.230 28.485

Tốc độ tăng vốn đầu tư % 10,78 19,73 31,89 33,07 4,61

GDP theo giá hiện hành Tỷ đồng 30.897,2 36.558,2 43.036 53.855,5 61.993

Tỷ lệ đầu tư trên GDP % 41,94 42,44 47,55 50,56 45,95 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng đã tăng rõ rệt qua các năm. Nếu so với GDP thì năm 2005 chỉ chiếm 41,94%, năm 2006 là 42,44%, năm 2007 là 47,55%, năm 2008 là 50,56% và năm 2009 tổng mức đầu tư trên địa bàn Tỉnh đã chiếm đến 45,95%. Điều này đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của Tỉnh trong thời gian qua.

Mức độ đầu tư so với tổng sản phẩm quốc nội thể hiện mức độ tiết kiệm dùng cho đầu tư của nền kinh tế và cho phép đánh giá khả năng huy động thêm vốn đầu tư từ nội tại nền kinh tế hay phải sử dụng đến các nguồn bên ngồi thơng qua kêu gọi đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vay vốn nước ngoài, nhận các khoản viện trợ đối với quy mô của quốc gia, đối với quy mơ của một địa phương cịn có thể huy động thêm từ nguồn hỗ trợ trực tiếp từ trung ương.

Bảng 2.9: Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm một đơn vị tổng sản

phẩm quốc nội (ICOR)

Năm Vốn kế hoạch (tỷ đồng) hay Tổng vốn đầu tư trong kỳ

GDP theo giá hiện hành ICOR 2005 1.493,210 30.897,200 0,045835625 2006 1.658,481 36.558,200 0,029194665 2007 1.796,009 43.036,000 0,021230665 2008 2.101,863 53.855,500 0,028268774 2009 2.431,087 61.993,000 0,040457634 Tổng 9.480,650 226.339,900 0,042894408

Nghĩa là chỉ tiêu ICOR cho biết 1 đơn vị tổng sản phẩm quốc nội tăng thêm 1 đơn vị giá trị cần bao nhiêu vốn đầu tư. Năm 2005, 2006, 2007 việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản không mang lại hiệu quả cao nhưng đến năm 2008 trở đi thì hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB cao hơn, cũng đóng góp một phần vào việc phát triển nền kinh tế của Tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 54 - 56)