Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 34)

Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), có diện tích 5.902,5 km2, chiếm 1,78% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đơng Nam Bộ. Đồng Nai có vị trí địa lý và địa hình hết sức thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội và mở rộng giao lưu thương mại, phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đơng Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp Bình Dương, phía Tây giáp TP. HCM và phía Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu. Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc-Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nằm ở khu vực cửa ngõ của vùng KTTĐPN kết nối ba vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung và Tây Nguyên, có thể giao thương với trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không (khi sân bay Long Thành được xây dựng).

* Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội 5 năm 2005-2009

- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng bình quân 5 năm (2005-2009) là 13,3%/năm; Trong đó: ngành cơng nghiệp, xây dựng tăng bình quân là 14,6%; dịch vụ tăng bình quân là 14,9%; ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình qn là 4,8%. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2009 đạt 60.419 tỷ đồng; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2009 là 24,723 triệu đồng/người (tương đương 1.396 USD/người); GDP bình quân đầu người năm 2009 (theo giá so sánh 1994 quy

- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) tăng bình quân 4 năm (2006- 2009) là 18,7%/năm; Trong đó: khu vực quốc doanh Trung ương tăng bình quân 9,4%/năm, khu vực quốc doanh địa phương tăng bình quân 4,6%/năm, khu vực ngoài quốc doanh tăng bình qn 20,4%/năm, khu vực đầu tư nước ngồi tăng bình quân 21,1%/năm. Giá trị sản lượng xây dựng tăng trưởng bình quân 4 năm 20,5%/năm. Công tác quản lý xây dựng được quan tâm thực hiện theo quy hoạch. Công tác phát triển nhà ở được quan tâm, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, nhà cho người có thu nhập thấp.... Thị trường vật liệu xây dựng phát triển phong phú, đáp ứng nhu cầu xây dựng của xã hội.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (giá cố định 1994) tăng bình quân 5 năm (2005-2009) là 6,2%; trong đó giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng trưởng bình quân 5 năm là 5,5%/năm (trồng trọt tăng 3,6%, chăn nuôi tăng 9,7%); giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân 7,3%/năm; ngành thuỷ sản tăng bình quân 13%/năm.. Cùng với sự quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, đời sống người dân khu vực nông thôn ngày càng ổn định và phát triển.

- Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng bình quân 5 năm là 14,9%/năm; đặc biệt trong năm 2008, có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay tăng 17,7% so với năm 2007. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của tỉnh theo đúng định hướng, cuối năm 2009 chiếm 32,2%GDP. Các loại hình thương mại, dịch vụ chất lượng cao từng bước được đầu tư phát triển, nhiều siêu thị đã được xây dựng và đi vào hoạt động, các cửa hàng tiện ích hình thành và từng bước phát triển; nhiều hình thức thương mại mới như bán hàng đa cấp, nhượng quyền thương mại, cửa hàng tự chọn, cửa hàng thực phẩm an tồn, đại lý giao nhận hàng hố... đã ra đời, đánh dấu sự phát triển, hội nhập sâu của thương mại, dịch vụ trên địa bàn Đồng Nai.

- Tốc độ tăng thu ngân sách 5 năm 2005-2009 bình quân đạt 12,3%/năm, tổng thu ngân sách bình quân chiếm tỷ lệ 24,2% GDP hàng năm. Thu ngân sách đạt cao tạo điều kiện để tăng các khoản chi ngân sách, nhất là chi đầu tư phát triển kinh tế-

xã hội. Bình quân tốc độ tăng chi ngân sách hàng năm là 15%/năm, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm tỷ trọng bình quân hàng năm trên 35,5% tổng chi ngân sách.

- Trong 5 năm 2006-2010 huy động tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 123.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ bình quân 45,1% GDP hàng năm. Trong đó, Vốn NSNN tăng bình quân 6,7%, chiếm tỷ trọng 7,6% trong tổng vốn. Vốn tín dụng tăng bình qn 7,3%, chiếm tỷ trọng 14,4%. Vốn đầu tư các doanh nghiệp nhà nước tăng bình quân 4,6%, chiếm tỷ trọng 3,3%. Vốn dân cư, tư nhân tăng bình quân 32,5%, chiếm tỷ trọng 20,9%. Vốn đầu tư nước ngoài tăng vốn khác bình quân 24,1%, chiếm tỷ trọng 1,4% trong tổng vốn đầu tư.

- Về phát triển các khu cơng nghiệp: Trong giai đoạn 2005-2009 có thêm 10 KCN được thành lập, nâng tổng số KCN được thành lập trên địa bàn tỉnh lên 29 KCN với diện tích 9.076 ha, trong đó diện tích cho thuê là 6.003 ha, đã cho thuê 60% diện tích đất dùng cho thuê (cao hơn so 47% của cả nước và 56% của vùng KTTĐPN. Đến cuối năm 2009, có 8 KCN có nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT) hồn thành 12 KCN có NMXLNT đang xây dựng. Ngồi các khu công nghiệp tập trung trên, cịn có Khu liên hợp cơng nông nghiệp Donataba, Khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học và Khu đô thị công nghệ cao tại Long Thành, Cẩm Mỹ đang triển khai lập quy hoạch và thủ tục đầu tư.

- Thị trường tài chính, thị trường bất động sản được phát triển mạnh nhằm thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Công tác thông tin thị trường, giá cả, quảng cáo được tổ chức tốt.

- Công tác bảo vệ môi trường luôn được tỉnh quan tâm đồng thời với phát triển kinh tế-xã hội, tỷ lệ thu gom xử lý chất thải y tế đạt 90%; thu gom chất thải nguy hại đạt 45%; thu gom xử lý rác thải sinh hoạt đạt 77%.

Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai 5 năm 2005-2009 phát triển tương đối cao so với khu vực và cả nước. Tình hình chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững là những tiền đề cần thiết để tỉnh Đồng Nai tiếp tục phát triển với tốc độ cao, nhằm đạt được mục tiêu năm 2015 tỉnh cơ bản cơng nghiệp hố-hiện đại hố sớm hơn so với cả nước (năm 2020).

2.2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2009.

2.2.1. Tình hình đầu tư vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Nhu cầu về vốn đầu tư XDCB quá lớn nên UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã tìm nhiều giải pháp để triển khai huy động vốn đầu tư bổ sung vào ngân sách và kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển điển hình như các cơng trình giao thơng đường bộ, gồm các hình thức sau:

- Tập trung khai thác quỹ đất: Hàng năm nguồn vốn khai thác quỹ đất cũng đóng góp vào tổng chi đầu tư của tồn tỉnh trung bình từ 600-750 tỷ đồng, nguồn vốn này thu được trên cơ sở bán các khu đất quy hoạch làm khu dân cư, khu thương mại. Nguồn vốn thu được này là nguồn bổ sung lớn cho việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

- Thực hiện kêu gọi nhà đầu tư tự nguyện đóng góp vốn cùng với Ngân sách Tỉnh để đầu tư các cơng trình giao thơng:

+ Đầu tư đường 319B đoạn qua khu công nghiệp Nhơn Trạch: Để sớm có đường giao thông phục vụ nhu cầu thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp và nhu cầu vận chuyển hàng hoá của một số doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã tự nguyện thống nhất đóng góp 30% tổng kinh phí xây dựng cơng trình, tổng vốn đầu tư của DA trên 130 tỷ đồng.

+ DA Cầu qua cù Lao Đại Phước-Nhơn Trạch: Cù lao Đại Phước được quy hoạch với mục tiêu là khu du lịch sinh thái, tuy nhiên về giao thơng cịn hạn chế là chưa có cầu bắt qua nhánh sơng của sông Đồng Nai, các nhà đầu tư vào khu du lịch này đã thống nhất bỏ vốn ra để đầu tư, ngân sách tỉnh hỗ trợ 20% giá trị cơng trình, tổng vốn đầu tư của DA là 100 tỷ đồng, đến nay DA đã xây dựng hoàn thành phần cầu.

- Huy động vốn đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư đường giao thông nông thôn:

+ Hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 40% dự toán xây lắp được duyệt đối với các DA có dự tốn từ 100 triệu trở lên cho các DA vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

+ Hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 30% dự tốn xây lắp được duyệt đối với DA có dự toán từ 150 triệu đồng trở lên thuộc vùng nơng thơn cịn lại.

+ Ngân sách huyện xem xét hỗ trợ thêm cho các DA thuộc diện nói trên để thực hiện.

- Vay vốn đầu tư từ nguồn nhàn rỗi của KBNN Trung Ương: UBND tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho vay từ nguồn vốn nhàn rỗi KBNN Trung Ương 300 tỷ đồng để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị thành phố Biên Hồ-khu trung tâm hành chính Thành phố, hiện nay thành phố Biên Hoà đang tập trung xây dựng các khu tái định cư để thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng làm cơ sở triển khai các DA.

Đầu tư XDCB từ NSNN cịn có một tác động rất quan trọng là thúc đẩy đầu tư tư nhân vì việc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ công cộng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, dễ dàng hơn cho đầu tư tư nhân, làm giảm đáng kể chi phí đầu tư… và do vậy làm cho nhiều DA đầu tư tư nhân trở nên khả thi hơn.

Bảng 2.1: Tỷ trọng các nguồn vốn trong việc huy động vốn đầu tư phát

triển (giá hiện hành)

Năm (Kế hoạch)

Đầu tư từ nguồn vốn NSNN cấp ĐT từ nguồn vốn tín dụng ĐT từ vốn các DN Nhà nước Tổng vốn đầu tư phát triển Tổng số (tỷ đồng) Tỷ trọng /Tổng vốn ĐTPT (%) Tổng số (tỷ đồng) Tỷ trọng /Tổng vốn ĐTPT (%) Tổng số (tỷ đồng) Tỷ trọng /Tổng vốn ĐTPT (%) Tổng số (tỷ đồng) Tỷ trọng /Tổng vốn ĐTPT (%) 2005 1.493,210 11,52 2.355,2 18,17 594 4,58 12.959,1 100 2006 1.658,481 10,69 2.686,7 17,32 643,8 4,15 15.515,6 100 2007 1.796,009 8,78 3.500 17,11 770 3,76 20.463 100 2008 2.101,863 7,72 3.700 13,59 900 3,31 27.230 100 2009 2.431,087 8,53 3.700 12,99 800 2,81 28.485 100 Tổng 9.480,650 9,06 15.941,9 15,23 3.707,8 3,54 104.652,7

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai

Tỷ trọng vốn NSNN trong tổng vốn đầu tư phát triển có xu hướng giảm dần. Cụ thể, năm 2005 chiếm tỷ trọng 11,52%; năm 2006 chiếm tỷ trọng 10,69%; năm 2007 chiếm tỷ trọng 8,78%; năm 2008 chiếm tỷ trọng 7,72%; do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu, năm 2009 chiếm tỷ trọng 8,53% tăng hơn năm 2007, chứng tỏ vốn NSNN ngày càng thực hiện đúng vai trò dẫn xuất-làm vốn mồi cho các DA đầu tư, tạo điều kiện để thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn khác tham gia vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cho tỉnh nhà.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong giai đoạn 2005-2009 đạt khoảng 104.652,7 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN cấp 9.480,65 tỷ đồng (chiếm 9,06%), vốn tín dụng 15.941,9 tỷ đồng (chiếm 15,23%), vốn của các DNNN 3.707,8 tỷ đồng (chiếm 3,54%).

2.2.2. Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Bảng 2.2: Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN theo

ngành

Ngành

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2005-2009

VCP (tr.đồng) Tỷ trọng (%) VCP (tr.đồng) Tỷ trọng (%) VCP (tr.đồng) Tỷ trọng (%) VCP (tr.đồng) Tỷ trọng (%) VCP (tr.đồng) Tỷ trọng (%) TỔNG VCP (tr.đồng) Tỷ trọng (%) Giao thông 383.561 39,08 397.785 34,59 305.948 24,73 562.397 38,24 793.176 37.2 2.442.867 35,05 Quản lý nhà nước 110.518 11,26 131.976 11,48 108.374 8,76 98.259 6,68 201.517 9.46 650.644 9,33 Cơng trình cơng cộng + hạ tầng khác 87.435 8,91 81.960 7,13 109.899 8,88 95.236 6,48 163.943 7.7 538.473 7,73 Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi 19.591 2,00 18.414 1,60 30.176 2,44 46.127 3,14 79.631 3.74 193.939 2,78 Cấp nước 23.320 2,38 75.544 6,57 50.677 4,10 27.562 1,87 31.216 1.47 208.319 2,99 Văn hoá, thể thao, xã hội 80.320 8,18 87.544 7,61 111.329 9,00 38.207 2,60 54.770 2.57 372.170 5,34 Giáo dục- Đào tạo 171.638 17,49 289.962 25,21 312.176 25,24 337.958 22,98 430.649 20.2 1.542.383 22,13 Y tế 32.787 3,34 5.644 0,49 89.844 7,26 135.389 9,21 194.86 9.15 458.524 6,58 An ninh quốc phòng 17.503 1,78 17.290 1,50 47.868 3,87 44.897 3,05 70.183 3.29 197.741 2,84 Nhà ở 38.118 3,88 16.720 1,45 40.414 3,27 53.079 3,61 57.723 2.71 206.054 2,96 Nghiên cứu khoa học 3.787 0,39 9.414 0,82 9.744 0,79 9.529 0,65 21.157 0.99 53.631 0,77 Quy hoạch 12.930 1,32 17.838 1,55 20.456 1,65 21.920 1,49 31.293 1.47 104.437 1,5 Tổng 981.508 100 1.150.091 100 1.236.905 100 1.470.560 100 2.130.118 100 6.969.182 100 Nguồn: KBNN tỉnh Đồng Nai

Từ phân tích bảng này, ta thấy vốn đầu tư bình quân cho ngành giao thông trong giai đoạn 2005-2009 là 35,05%, trong khi đó tỷ trọng này ở Thành phố Hồ Chí Minh là 42,34%, Long An là 36%. Điều này chứng tỏ ngành giao thông ở Đồng Nai luôn dành được sự quan tâm hàng đầu cũng như các tỉnh thành khác. Tổng số vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông từ năm 2005-2009 là 2.442.867 triệu đồng. Qua đó, tỉnh Đồng Nai ngày càng chú trọng đầu tư các cơng trình giao thơng, xây mới đường, cầu, tạo điều kiện vận chuyển liên lạc giữa thành phố và các huyện được

sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, thuận lợi trong việc vận chuyển hàng, tiêu thụ sản phẩm tạo sự cạnh tranh cho các sản phẩm; hệ thống giao thông đường bộ được đầu tư hồn chỉnh sẽ tạo mơi trường sống xanh, sạch, đẹp, giảm thiểu ô nhiễm do bụi, tiếng ồn. Sự thuận lợi trong giao thông sẽ sớm hình thành các tour du lịch, các chuyến tham quan để trao đổi văn hoá hoặc học tập kinh nghiệm giữa nơi này với nơi khác.

Đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư vào tư bản con người, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong thời kỳ phát triển khoa học công nghệ và trong giai đoạn chuyển biến từ nền kinh tế vật chất sang nền kinh tế tri thức. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển: con người xây dựng cơ chế chính sách, con người thực thi chính sách, con người tổng kết kiểm tra thực hiện chính sách,… chất lượng của quy trình này tốt sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển; kinh tế xã hội phát triển thì đời sống con người sẽ được nâng cao. Chính vì vậy cần phải chú trọng đầu tư cho giáo dục, xem đây là một quốc sách hàng đầu nhằm đáp ứng cho yêu cầu phát triển trước mắt cũng như sự phát triển lâu dài. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển con người nhằm xây dựng được một đội ngũ lao động có đủ phẩm chất và trình độ kỹ thuật, phục vụ cho cơng cuộc CNH-HĐH đất nước. Đối với Đồng Nai một tỉnh nằm trong vùng KTTĐPN, có tốc độ phát triển nhanh về cơng nghiệp và dịch vụ, nhất là những ngành công nghiệp với kỹ thuật hiện đại, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao đã trở thành một nhu cầu cấp thiết phải đi trước một bước.

Trong giai đoạn này, ngành giáo dục đào tạo với mục tiêu tiếp tục thực hiện đề án kiên cố hoá trường lớp giai đoạn năm 2008-2012 theo số 20/2008/QĐ-TTg (01/02/2008) phổ cập hoá tiểu học, trung học cơ sở, mầm non; nhằm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất trường, lớp học của ngành giáo dục: xố phịng học ca 3, thay thế các phòng học đã xuống cấp xây dựng từ năm 1975-1980,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)