Về hiệu quả quản lý dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 61)

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

2.3.4. Về hiệu quả quản lý dự án

Thiết bị các trường học được đầu tư xong, phát huy hiệu quả nhưng không được quan tâm bảo dưỡng, bảo trì hoặc hướng dẫn cách sử dụng đúng, khiến cùng với thời gian, nhiều thiết bị nhanh chóng bị xuống cấp nghiêm trọng, không phát huy hiệu quả được lâu dài.

Lề lối tổ chức quản lý không phù hợp, các cấp có thẩm quyền trong việc quyết định cơ cấu quản lý của DA không thực sự hiểu nội dung và nhu cầu quản lý của DA. Một số đơn vị chủ đầu tư chưa nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật dẫn đến việc thực hiện chưa theo quy định. Cách sắp xếp hồ sơ pháp lý của các DA chưa khoa học nên mỗi lần lấy số liệu thống kê làm báo cáo rất khó khăn.

Hệ thống văn bản pháp luật về ĐTXDCB được ban hành ngày càng đầy đủ, hiệu lực pháp lý cao hơn, đồng thời có rà sốt, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế. Các văn bản luật được ban hành đã góp phần thể chế hố kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về đầu tư phát triển, phục vụ cơng nghiệp hố- hiện đại hố và phục vụ tiến trình hội nhập. Cách thức xây dựng, ban hành văn bản pháp luật đã công khai, minh bạch. Tuy nhiên, qua giám sát cũng cho thấy một số luật và văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ, thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chậm được sửa đổi, bổ sung. Nội dung một số văn bản chưa phù hợp thực tế, chưa được quy định cụ thể. Việc phân công các Bộ ban hành văn bản chưa phù hợp với yêu cầu quản lý chuyên ngành. Bên cạnh đó, có tình trạng khơng thống nhất giữa các văn bản, thường xuyên thay đổi trong thời gian ngắn, tính nhất qn khơng cao, thiếu tính dự báo....

Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị, cũng như để chủ động trong việc chi tiêu, hàng năm các Ban QLDA phải lập dự toán chi tiết cho từng khoản chi và quy chế chi tiêu nội bộ theo NĐ 43/2006/NĐ-CP. Các khoản chi ở Ban QLDA được thể hiện theo nguyên tắc là thanh tốn theo khối lượng hồn thành. Đối với chi phí QLDA theo thơng tư 117/2008/TT-BTC ngày 05/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí QLDA đầu tư của các DA sử dụng vốn ngân sách Nhà nước quy định phương pháp lập, thẩm tra phê duyệt dự

tốn và quyết tốn chi phí QLDA, trong đó tập hợp tất cả các nguồn vốn theo các nội dung chi của DA (như chi phí QLDA được tính theo hướng dẫn của Bộ xây dựng). Ngay từ khi phát sinh DA được thẩm tra tổng dự toán để lập dự tốn chi phí QLDA trong đó Ban QLDA đã phải hoạch định các khoản tư vấn đầu tư xây dựng do chủ đầu tư (Ban QLDA) tự thực hiện hay cần thuê tư vấn để trình UBND duyệt dự toán QLDA (Mẫu số 01/DT.QLDA), do đó khi kiểm sốt thanh tốn chi phí QLDA sẽ khơng phân biệt rõ từng khoản chi chi tiết được sử dụng cho cơng việc gì của DA. Từ đó các hồ sơ chứng từ chi sẽ khơng phù hợp và không phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của DA. Cuối mỗi năm, Ban QLDA quyết tốn chi phí QLDA từ cấp quản lý ngân sách, nhất là với những Ban QLDA quản lý nhiều DA đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau, nhiều cấp ngân sách khác nhau. Ban QLDA huyện Định Quán đầu tiên đã có trụ sở Ban QLDA riêng được xây dựng từ nguồn vốn QLDA tiết kiệm được và năm 2010 đã được UBND huyện phê duyệt dùng nguồn vốn QLDA để xây dựng trường học, kiên cố hoá trường lớp (giai đoạn 2010-2012) trong địa bàn huyện, đã đóng góp một phần vào việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ Ngân sách Nhà nước.

Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí ĐTXDCT được ban hành và đây là cái mốc quan trọng khởi đầu cho công tác đổi mới việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình. Nghị định này đã hài hồ được 2 mục tiêu: Hiệu quả đầu tư và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường. Hay nói một cách khác là Nhà nước thừa nhận các cơng trình xây dựng dân dụng hay giao thông cũng chịu sự tác động của các quy luật của thị trường như bất kỳ loại hàng hố bình thường khác. Theo đó, TMĐT, dự tốn xây dựng cơng trình phải được tính đúng, tính đủ và phù hợp với độ dài thời gian xây dựng cơng trình. TMĐT là chi phí tối đa mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng cơng trình.

Nghị định 99/CP cho phép chủ đầu tư đưa yếu tố dự phòng trượt giá theo độ dài thời gian xây dựng và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại cơng trình, đã giao quyền chủ động cho chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn. Các Bộ, ngành,

UBND cấp tỉnh xây dựng, công bố các định mức xây dựng cơng trình, cơng việc đặc thù của ngành, địa phương. Cách làm này một mặt xã hội hố cơng tác xây dựng định mức, mặt khác phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của cơng nghệ xây dựng, tính đa dạng trong xây dựng cơng trình và khắc phục tính cứng nhắc, phức tạp trong việc điều chỉnh các loại định mức trước đây.

2.3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án XDCB từ NSNN

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai cũng ngày càng được quan tâm thể hiện qua tỷ trọng chi trong tổng chi ngân sách, mức chi năm sau luôn cao hơn năm trước, phần tăng thu ngân sách hàng năm luôn ưu tiên bổ sung chi cho đầu tư, nhiều cơng trình đã hồn thành và phát huy tác dụng…

Trong giai đoạn từ năm 2005-2009, Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án XDCB từ NSNN đạt trung bình 80,99%, do áp dụng những biện pháp linh hoạt trong quản lý vốn đầu tư nên tình hình giải ngân vốn đầu tư từ NSNN so với Sở Kế hoạch & Đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã có những tiến bộ nhất định, hạn chế bớt tình trạng chờ vốn cơng trình.

Bảng 2.10: Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án XDCB từ NSNN

Năm

Vốn kế hoạch hay Tổng vốn đầu

tư (tỷ đồng)

Vốn giải ngân hay Vốn đầu tư thực hiện

(tỷ đồng) Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của dự án XDCB từ NSNN (%) 2005 1.493,210 1.042,028 69,78 2006 1.658,481 1.331,550 80,29 2007 1.796,009 1.353,970 75,39 2008 2.101,863 1.706,072 81,17 2009 2.431,087 2.245.067 92,35 Tổng 9.480,650 7.678,687 80,99

Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai

Tình trạng chậm trễ trong triển khai thực hiện các cơng trình XDCB, tiến độ thực hiện các DA chậm, tình trạng giải ngân vốn chưa đạt 100% so với kế hoạch đã

làm ảnh hưởng đến việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh.

Về mặt kinh tế: Một DA được quyết định đầu tư, bố trí kế hoạch vốn trong năm nhưng chưa được triển khai hoặc tiến độ thi cơng cơng trình chậm trễ, kéo dài làm cho giá thành cơng trình tăng lên, cơng trình chưa đưa vào sử dụng như đúng mục tiêu kế hoạch đề ra có nghĩa là nó chưa phát huy tác dụng phục vụ kinh tế, văn hố, xã hội như các cơng trình xây dựng trường học, đường giao thơng, cấp nước, y tế… chậm trễ đưa vào sử dụng không những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả xã hội của DA. Việc các DA bị kéo dài thời gian sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đời sống người dân. Hiện nay chỉ mới tính tốn các tổn thất tài chính chứ chưa tính tốn các tổn thất xã hội đo đạc thành tiền. Nếu những tốn thất này được lượng hố một cách đầy đủ thì sẽ thành những số tiền rất lớn.

Về mặt xã hội: Việc chậm trễ trong triển khai thực hiện các công trình XDCB cịn làm mất uy tín của cơ quan, cán bộ cơng chức nhà nước công tác trong lĩnh vực XDCB, làm giảm sút niềm tin của nhân dân.

2.3.6. Tình hình bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Đồng Nai qua các năm 2005-2009

Việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, thiếu tính tập trung cho các mục tiêu trọng điểm, chưa tập trung cao theo cơ cấu, chưa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch đầu tư phát triển, ghi vốn cho một số DA chưa sát với thực tế dẫn đến điều chỉnh kế hoạch nhiều lần. Trong lựa chọn đầu tư, chưa có phương pháp luận đúng đắn để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của DA kết cấu hạ tầng để từ đó có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các DA một cách thuyết phục. Đánh giá tác động mơi trường nếu có chỉ là hình thức.

Bảng 2.11: Vốn bố trí / dự án qua các năm 2005-2009 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Kế hoạch vốn (trđ) 1.493.210 1.658.481 1.796.009 2.101.863 2.431.087 Tốc độ tăng (%) 18,83 11,07 8,29 17,03 15,66 Số dự án 1.454 1.754 1.961 1.981 2.041 Tốc độ tăng (%) 37,69 20,63 11,8 1,02 3,02 Vốn/dự án (trđ) 1.027 945,5 915,9 1.061 1.191,125

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

Từ năm 2005 đến năm 2009, số DA sử dụng vốn đầu tư tăng lên qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng của vốn đầu tư. Vốn bố trí cho một DA qua các năm có xu hướng giảm dần. Trong năm 2009, Tỉnh đã thực hiện cơng tác bố trí vốn tương đối hợp lý, vốn bố trí trung bình cho một DA đã tăng hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, nếu cứ để tiếp tục tình trạng dàn trải vốn đầu tư xây dựng như các năm trước thì tất yếu sẽ dẫn đến kết quả nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản, vì số vốn bố trí cho một DA kéo dài, nếu DA chỉ được bố trí ở mức vốn từ 20-25% tổng mức vốn ghi trong DA đầu tư được duyệt, như vậy bình quân phải mất một thời gian dài mới hoàn thành xong DA kết thúc đưa vào hoạt động, từ đó dẫn đến số vốn đầu tư trong quá trình thực hiện bị ứ đọng khá lớn ở khâu khối lượng xây dựng dở dang. Tình trạng khối lượng dở dang lớn sẽ kéo dài thời gian thi công sẽ làm tăng rủi ro chênh lệch giá (ảnh hưởng của thị trường vật liệu xây dựng), đẩy giá trị cơng trình tăng lên. Mặt khác, do kéo dài thời gian xây dựng làm chậm khả năng thanh toán vốn cho các nhà thầu, các nhà thầu phải vay các ngân hàng thương mại, đưa đến tình trạng nợ, lãng phí vốn và tài sản của xã hội.

2.3.7. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Những chỉ tiêu đánh giá đầu tư đúng mục đích, cũng là những chỉ tiêu đánh giá đầu tư có kết quả và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư ở mọi khâu, mọi nơi đều an toàn, sử dụng đúng nội dung, đúng đối tượng.

Bảng 2.12: Vốn đầu tư thực hiện của một đơn vị tài sản cố định huy

động trong kỳ qua các năm 2005-2009

Năm

Giá trị TSCĐ được huy động trong kỳ hay giá trị đã quyết

toán (tỷ đồng)

Vốn giải ngân hay Tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ

(tỷ đồng)

Vốn đầu tư thực hiện của một đơn

vị tài sản cố định huy động trong kỳ 2005 467,234 1.042,028 2,23020585 2006 698,754 1.331,550 1,905606265 2007 853,461 1.353,970 1,586446247 2008 994,787 1.706,072 1,715012359 2009 1.041,924 2.245,067 2,154732015 Tổng 4.056,160 7.678,687 1,893092728

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư và Kho bạc Nhà nước tỉnh Đồng Nai

Trong giai đoạn này, chỉ tiêu này chứng tỏ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng mở rộng và việc triển khai các kết quả của hoạt động đầu tư được thuận lợi, tạo điều kiện phát huy hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Đặc biệt sự tăng giá thép đột biến như thời điểm năm 2008, 2009 làm nhiều cơng trình bị chậm thực hiện hoàn thành đưa vào sử dụng, kéo dài thời gian thi công.

Bảng 2.13: Mức vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động ở cuối kỳ so với

toàn bộ vốn đầu tư thực hiện

Năm Giá trị TSCĐ được huy động trong kỳ hay giá trị đã quyết toán (tỷ đồng) Vốn giải ngân hay Tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ (tỷ đồng) Vốn đầu tư thực hiện trong các kỳ trước nhưng chưa được huy động (tỷ đồng) Mức vốn đầu tư thực hiện chưa được huy động ở cuối kỳ so với toàn bộ vốn đầu tư thực hiện 2005 467,234 1.042,028 1.933,176 1,855205426 2006 698,754 1.331,550 2.565,972 1,927056438 2007 853,461 1.353,970 3.066,481 2,264807197 2008 994,787 1.706,072 3.777,766 2,214306313 2009 1.041,924 2.245,067 4.980,909 2,218601494 Tổng 4.056,160 7.678,687 16.324,304 2,125923872

Năm 2005, 2006, 2007 tăng dần do rất nhiều ngun nhân trong đó có cơng tác quyết tốn dự án chưa được quan tâm nhiều và đã có thơng tư hướng dẫn quyết tốn DA hồn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước.

Năm 2008 giảm so với 3 năm trước, do cơng tác quyết tốn dự án được quan tâm nhiều hơn và đã có thơng tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quyết tốn DA hồn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước, chứng tỏ việc thi công dứt điểm và nhanh chóng huy động các cơng trình đối tượng xây dựng được chú ý, giảm ứ đọng vốn.

Bảng 2.14: Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố

định huy động trong kỳ nghiên cứu

Năm

Giá trị TSCĐ được huy động trong kỳ hay giá trị đã quyết

toán (tỷ đồng) GDP theo giá hiện hành (tỷ đồng) Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá

trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu

2005 467,234 30.897,200 11,04928152 2006 698,754 36.558,200 8,10156364 2007 853,461 43.036,000 7,590036334 2008 994,787 53.855,500 10,87619762 2009 1.041,924 61.993,000 7,8100706 Tổng 4.056,160 226.339,900 40,51785433

Năm 2006, 2007 ta chưa thấy được hiệu quả đầu tư của Tỉnh, do cơng tác quyết tốn chậm, hơn nửa TSCĐ huy động chưa phát huy hết hiệu quả trong kỳ của DA đó. Đến năm 2008, các DA đã phát huy hiệu quả kinh tế của nó, 1 đơn vị TSCĐ huy động trong kỳ đã tạo ra được mức tăng cao nhất của tổng sản phẩm quốc nội cho Tỉnh trong 5 năm qua. Do ảnh hưởng lạm phát chung của cả nước, khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2009 chỉ số mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố định huy động giảm nhưng vẫn cao hơn năm 2007, đã làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần một phần tăng trưởng kinh tế của Tỉnh.

2.4. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ĐTXDCB từ NSNN

Tỉnh Đồng Nai nằm trong khu vực KTTĐPN có vai trị quan trọng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

2.4.1. Tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải chưa khắc phục có hiệu quả

Chỉ tiêu trong bảng 2.15 chứng tỏ tình trạng đầu tư xây dựng cơ bản phân tán, tràn lan chưa được khắc phục có hiệu quả.

Bảng 2.15: Mức huy động tài sản cố định so với vốn đầu tư thực hiện còn

tồn đọng cuối kỳ

Năm

Giá trị TSCĐ được huy động trong kỳ hay giá trị đã quyết toán (tỷ đồng) Vốn giải ngân hay Tổng vốn đầu tư thực hiện trong kỳ (tỷ đồng) Vốn đầu tư thực hiện trong các kỳ trước nhưng chưa được huy động (tỷ đồng) Mức huy động tài sản cố định so với vốn đầu tư thực hiện còn tồn đọng cuối kỳ 2005 467,234 1.042,028 1.933,176 0,241692427 2006 698,754 1.331,550 2.565,972 0,27231552 2007 853,461 1.353,970 3.066,481 0,27831935 2008 994,787 1.706,072 3.777,766 0,263326792 2009 1.041,924 2.245,067 4.980,909 0,209183504

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quản sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)