1.4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LỚN TRÊN
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán của một số quốc gia
chuyển đổi và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
TTCK Nga và Trung Quốc tuy không phải là hai TTCK phát triển điển hình
như các thị trường được giới thiệu trên đây. Tuy nhiên, do đây là hai thị trường với
đặc điểm về chuyển đổi nền kinh tế có nhiều nét tương đồng với nền kinh tế Việt
Nam nên việc lựa chọn và đúc kết kinh nghiệm từ việc phát triển hai TTCK này sẽ có ý nghĩa thiết thực hơn đối với việc nghiên cứu phát triển TTCK nước ta.
1.4.2.1. Kinh nghiệm của Liên bang Nga
Để xoá bỏ cơ sở tồn tại của nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, tạo lập
tiền đề cho kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế phương Tây, Chính phủ Nga đã thực hiện “liệu pháp sốc” bằng một làn sóng tư hữu hố các doanh nghiệp
lập và thúc đẩy hoạt động của TTCK được thể hiện ở các nội dung cơ bản sau: Một là, tư hữu hố các doanh nghiệp nhà nước. Làn sóng tư nhân hoá ở Liên bang Nga được bắt đầu từ năm 1991 với ba hình thức cơ bản: cho vay đổi lấy cổ
phần, bán đấu giá công khai sở hữu nhà nước, chuyển sở hữu nhà nước thành sở hữu tập thể cơng nhân. Đến năm 1996, có 77,2% số doanh nghiệp lớn và vừa của Nga thực hiện xong cổ phần hố, chiếm khoảng 88,3% tổng sản lượng cơng nghiệp của cả nước. Tư hữu hoá tài sản nhà nước không chỉ đơn thuần là việc dịch chuyển quyền tài sản thuộc nhà nước sang tư nhân, mà còn tạo ra sự tách rời quyền sở hữu khỏi quyền kinh doanh (sử dụng), biến tư liệu sản xuất thuộc cơng hữu tồn tại dưới hình thức máy móc, thiết bị, nhà xưởng, tài nguyên... thành tư bản tồn tại cả dưới hình thức các chứng chỉ có giá, cổ phần, được gọi chung là chứng khoán, nằm trong tay các chủ thể khác nhau và chúng được trao đổi, mua bán như những hàng hoá trên thị trường, từ đó TTCK ra đời.
Hai là, để chủ động cung cấp hàng hố có khả năng bán được và tính thanh
khoản cao, lợi nhuận thu được chắc chắn, ngày từ năm 1994, Chính phủ Nga đã phát hành ra thị trường sơ cấp một lượng chứng khoán khổng lồ thông qua chứng chỉ những khoản nợ nhà nước dài hạn gồm chứng chỉ tư nhân hoá, cổ phần, trái phiếu, tín phiếu của các ngân hàng và xí nghiệp, cổ phần doanh nghiệp của tập thể. Hơn nữa, để kích thích sự hồi phục nhanh có tính bùng phát của TTCK trong điều kiện cổ phần và trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành có thu nhập cao bị các khoản nợ nước ngoài và lạm phát làm cho trở thành những “tờ giấy lộn” thì chính phủ đã phát hành các trái phiếu ngắn hạn dưới hình thức phi vật chất với lãi suất cao (trái phiếu nợ Liên bang “OPJ”, nợ tín dụng nhà nước, nợ ngoại tệ...).
Bốn là, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thị trường chứng khoán. Để
đảm bảo cho TTCK hoạt động, Chính phủ Nga đã đầu tư lớn cho việc thiết lập cơ
sở hạ tầng, thành lập hệ thống điều khiển nhà nước đối với TTCK gồm: cơ cấu lại
hệ thống ngân hàng hai cấp, trong ngân hàng trung ương có bộ phận kiểm soát kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng thương mại; Bộ tài chính hình thành bộ phận kiểm tra các thể chế tài chính phi ngân hàng; Thành lập Cục Cơng sản, Uỷ Ban
Chứng khốn Nhà nước, Quỹ Tài sản Liên bang, Các tổ chức tự quản của các nhà
đầu tư hoạt động trên TTCK. Đồng thời tiến hành xây dựng và phát triển thị trường
giao dịch tập trung (trung tâm giao dịch tập trung) và phi tập trung (OTC) thông qua hệ thống thơng tin và nối mạng vi tính tồn cầu hiện đại.
Năm là, để hội nhập vào thị trường tài chính tồn cầu, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX, trên thị trường vốn thế giới đã lưu hành các khoản nợ của Nga bằng trái phiếu chính phủ phát hành bằng những đơn vị ngoại tệ Châu Âu. Từ năm 1996, Nga đã cho phép các cơng ty tài chính nước ngồi đầu tư vào thị trường vốn trong nước, đặc biệt là đầu tư vào thị trường trái phiếu chính phủ.
Sáu là, để hội nhập TTCK quốc gia vào thị trường tài chính Châu Âu, chính phủ Nga đã chọn mơ hình điều tiết kiểu Châu Âu, trong đó mọi q trình phát hành và kinh doanh trên TTCK đều phải qua hệ thống ngân hàng. Để vận hành hệ thống này, chính phủ ban hành Luật chứng khốn và sàn giao dịch, kiện tồn các định chế
điều hành tương ứng trong các cơ quan: Bộ Kinh tế Liên bang, Bộ Tài chính Liên
bang, Ngân hàng Trung ương, Uỷ ban nhà nước về chống độc quyền...
Tuy nhiên, vào thời kỳ tái lập TTCK ở Liên bang Nga, dung lượng chứng khốn khơng lớn, tính thanh khoản kém, cơng nghệ giao dịch, hệ thống lưu ký, thanh toán, kế toán, kiểm toán thiếu đồng bộ. Vai trò điều tiết của nhà nước còn yếu do mục đích phát triển TTCK chưa vì phát triển nền kinh tế - xã hội, mà chủ yếu nhằm xoá bỏ cơ sở kinh tế của chế độ xã hội chủ nghĩa, nên hậu quả tác động đến
xã hội rất nặng nề. Chỉ khi nền kinh tế Nga bước vào hoạt động ổn định dưới thời Tổng thống V. Putin thì hoạt động của TTCK Nga mới làm được chức năng cơ bản của nó.
1.4.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Khác với Liên bang Nga, Trung Quốc chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao
cấp của mình sang nền kinh tế thị trường bằng giải pháp từng bước thận trọng. Theo cách thức này, một bộ phận sở hữu nhà nước đã được chuyển sang sở hữu tư nhân hoặc hỗn hợp, có những khu vực kinh tế giữ nguyên sở hữu nhà nước kích thích phát triển sở hữu tư nhân, từ đó tạo ra trong nền kinh tế bao gồm cả hai loại hình
doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh. Bên cạnh đó,
với việc chấp nhận “một nhà nước hai chế độ” để thu hồi lại Hồng Kông, Ma Cao và sử dụng hai vùng lãnh thổ này như là cầu nối kinh tế thị trường đại lục với kinh tế thế giới. Nhờ chủ trương, giải pháp mềm dẻo và thận trọng như vậy, Trung Quốc
đã phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, tạo tiền đề tái lập TTCK trong điều kiện
vẫn giữ và phát triển được “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc” ở khu vực kinh tế chuyển đổi. Công cuộc phát triển TTCK ở Trung Quốc có những nét đặc thù cơ bản sau:
Thứ nhất, để tái lập và hội nhập TTCK vào thị trường tài chính quốc tế, Chính phủ Trung Quốc phát hành trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp để dân cư làm
quen với giao dịch chứng khoán bằng cổ phiếu loại “A” (cổ phiếu chỉ bán cho người dân Trung Quốc). Đồng thời, để nhằm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngồi vào nền kinh tế, Chính phủ đã phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường Tây Âu và Nhật Bản bằng đồng yên (JPY). Sau đó, Trung Quốc cho phép thành lập thị trường cổ phiếu “B”- cổ phiếu bán cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường nội địa, sau đó được mở rộng bán cho cả dân cư; cổ phiếu “H” cho TTCK
Hồng Kông; cổ phiếu “N” cho thị trường New York, London, Tokyo…
Thứ hai, xây dựng hệ thống các sàn giao dịch chứng khoán để phát triển TTCK tập trung và OTC thí điểm sau đó mở rộng ra thành một hệ thống. Đặc biệt hồn
thiện thị trường OTC theo mơ hình Mỹ, trong đó hiện đại hố hệ thống giao dịch
chứng khốn tự động Trung Quốc (STAQS) và hệ thống giao dịch chứng khốn điện tử quốc gia (NETs) theo mơ hình NASDAQ của Mỹ. Gắn TTCK đại lục với
TTCK Hồng Kông (SEHK) để thu hút vốn. Phần lớn các cuộc IPO của doanh nghiệp Trung Quốc đều tập trung ở SEHK.
Thứ ba, xác lập và hoàn thiện các thể chế và thiết chế điều tiết TTCK như ban hành Luật công ty, Quy chế về cổ phiếu đầu tư nước ngồi của các Cơng ty cổ phần hữu hạn niêm yết ra nước ngoài, Quy định tạm thời cấm các hành vi lừa dối về chứng khoán... Các đạo luật và đặc biệt là các văn bản dưới luật về điều tiết TTCK luôn được điều chỉnh kịp thời theo sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với đó là
thiết lập các định chế điều tiết nhà nước trên TTCK như: thành lập Uỷ ban chứng khoán nhà nước (năm 1989) và các bộ phận chức năng ở các Bộ liên quan như Bộ
Tài chính, Bộ kế hoạch...
Thứ tư, để đảm bảo cho khu vực kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo,
nhà nước giữ cổ phiếu tuyệt đối trong các lĩnh vực then chốt như: cơng trình qn sự, điện lực, dầu mỏ, điện tín, than đá, hàng khơng dân dụng...
1.4.2.3. Những bài học gợi ý cho Việt Nam:
Từ thực tế quá trình phát triển và hoạt động của một số TTCK điển hình trên
thế giới và đặc biệt là kinh nghiệm của Liên Bang Nga và Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học sau cho Việt Nam:
Thứ nhất, khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, việc tạo điều kiện để TTCK phát triển, hoàn thiện và hoạt động ổn định là một khách quan kinh tế. Song việc tạo lập các tiền đề ra đời và phát triển của
nó khơng thể nóng vội hoặc quá thận trọng mà phải căn cứ vào mục tiêu: phát triển
được nền kinh tế, tạo ra sức mạnh cạnh tranh để hội nhập thành công vào thị trường
quốc tế mà vẫn giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa, để tìm ra lộ trình và bước đi thích hợp trong phát triển TTCK.
Thứ hai, Nhà nước phải là tác nhân chủ yếu trong tạo lập các thành tố và điều kiện cho sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của TTCK, trong đó tạo điều kiện cung
ứng các hàng hố chứng khốn có chất lượng và đa dạng, thiết lập cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh và tạo lập các thể chế và thiết chế điều chỉnh đồng bộ.
Thứ ba, do đặc thù của TTCK là nơi giao dịch của các loại hàng hoá phi vật thể, một loại tư bản giả, nên muốn sử dụng nó có hiệu quả trong thu hút và phân phối các nguồn vốn vào nền kinh tế, cần phải có các phương án và giải pháp định hướng phát triển kịp thời, phù hợp để hạn chế sự vận động và phát triển tự phát của thị trường. Đặc biệt, phải có các định chế và các quy định dưới luật ngăn ngừa sự lũng đoạn của các nhà đầu tư nước ngồi mà vẫn níu giữ được các nhà đầu tư lớn
dài hạn.
hội nhập TTCK quốc gia vào nền tài chính tồn cầu trở nên tất yếu và cấp bách. Do
đó, ngay từ đầu q trình phát triển cần tạo ra các sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế
và có giải pháp gắn TTCK trong nước với thị trường toàn cầu để thu hút các nguồn tài chính từ các trung tâm tài chính thế giới vào phát triển nền kinh tế quốc gia.
Thứ năm, phát triển TTCK không phải bằng mọi giá mà phải dựa trên cơ sở sử dụng nó như một cơng cụ để đem lại lợi ích cho đất nước, mà trước tiên là lợi ích
của người lao động chứ khơng thể biến TTCK thành công cụ hợp pháp để tước đoạt của người lao động, làm giàu cho một số ít người, biến người lao động thành tay trắng và tạo điều kiện cho những kẻ đầu cơ chứng khoán thành tầng lớp thực lợi
mới trong xã hội. Và hơn nữa, chứng khoán của các doanh nghiệp thuộc các ngành, các lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế không thể lưu thơng tồn phần và tự do dịch chuyển trên TTCK.
Thứ sáu, sự phát triển ổn định của TTCK luôn gắn liền với sự ổn định của các bộ phận khác của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản và tổng thể nền kinh tế thị trường nói chung. Do đó, sự hình thành các thể chế và định chế điều tiết TTCK cũng như các giải pháp điều chỉnh hoạt động của nó phải đồng bộ và có khả năng phối hợp rộng rãi mới đảm bảo thành công.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Thị trường chứng khoán là nhân tố cơ bản của nền kinh tế thị trường. TTCK
đã trở thành một định chế tài chính khơng thể thiếu được trong đời sống kinh tế của
những nước theo nền kinh tế thị trường. Ở Việt Nam, trong quá trình đổi mới nền
kinh tế theo định hướng thị trường, thì TTCK cũng đã từng bước được tạo lập và
phát triển trong gần một thập kỷ qua.
Để có thể xem xét và đánh giá mơ hình phát triển và hoạt động của thị trường
chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua và làm cơ sở để định hướng phát triển
cho thị trường trong giai đoạn hiện nay, trong chương I, người viết đã tập trung
trình bày những lý luận căn bản quan trọng về thị trường chứng khốn nói chung như: khái niệm, phân loại, đặc điểm; bản chất và chức năng của TTCK; các nguyên
tắc hoạt động của TTCK...
Đồng thời, chương này cũng giới thiệu về TTCK của một số nước điển hình
trên thế giới cũng như những kinh nghiệm phát triển thực tế của những quốc gia có một số đặc điểm phát triển nền kinh tế tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc và Liên Bang Nga. Qua đó, các bài học kinh nghiệm quý báu để xây dựng và phát triển TTCK cũng được rút ra để giúp TTCK còn non trẻ của Việt Nam có bước phát triển mới trong thời gian tới phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội riêng của mình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA