TIỀN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 87 - 88)

KHOÁN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Việc Đảng và Nhà nước ta kiên trì đường lối xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam theo mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện to lớn cho TTCK phát triển. Nhà nước đã tích cực tạo lập các chủ thể thị

trường đa dạng và có chất lượng tốt bằng cách thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa

doanh nghiệp nhà nước, minh bạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp cổ phần hóa; nâng cao chất lượng hoạt động doanh nghiệp thơng qua q trình sắp xếp, đổi mới tổ chức doanh nghiệp; hình thành các tập đồn kinh tế mạnh hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con…. Trong thời gian tới, kế

hoạch cổ phần hóa sẽ tiếp tục được thực hiện, trong đó sẽ có nhiều doanh nghiệp

lớn, đã và đang dẫn đầu ngành về quy mô và hiệu quả hoạt động. Tất cả những tiến trình trên đều tác động tích cực đến sự phát triển và mở rộng TTCK vì đây khơng chỉ tạo tiền đề cho nền kinh tế thị trường phát triển, mà trực tiếp tạo tiền đề cho

TTCK mở rộng. Nó khơng chỉ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nguồn cung

hàng hóa trên thị trường chứng khốn, mà cịn tạo điều kiện để kích thích vào lượng cầu tiềm năng trong xã hội, thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi tồn tại dưới hình thức sinh lời khác vào hoạt động trên thị trường chứng khoán. Trong tiến trình hồn thiện cơ chế điều tiết nền kinh tế thị trường thì việc hồn thiện các thể chế quản lý TTCK cũng ngày càng đạt mức độ cao hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc tạo lập được cơ bản và đồng bộ các cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hình thành thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường sức lao động...; phát triển ngày càng nhiều các tổ chức tài chính trung gian như cơng ty chứng khốn, công ty quản lý quỹ… đã tạo lập ngày một đầy

mạnh của mình.

Cho đến nay, nước ta đã là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các tổ chức như APEC, ASEM…; ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia lớn. Nhờ đó việc hội nhập của TTCK Việt Nam vào thị trường tài chính quốc tế đã được

đẩy mạnh. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức quốc tế các Ủy Ban

Chứng khoán (IOSCO). Với tư cách là thành viên, Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký thỏa thuận về việc tuân thủ các quy định chung về thị trường sau năm 2010. Hiện

đã ký thỏa thuận với các cơ quan quản lý TTCK của Malaysia, Singapore, Thái Lan,

Hàn Quốc, Trung Quốc. Ở cấp sở và trung tâm, Việt nam đã ký thỏa thuận hợp tác với SGDCK New York (NYSE), Maylaysia, Hàn Quốc và Singapore (SGX)… Trên cơ sở các hợp tác này, cầu nối trao đổi thông tin quản lý được xây dựng nhằm hỗ trợ cho quá trình tìm hiểu và chấp thuận để các tác nhân kinh tế nước ngoài đầu tư vào TTCK Việt Nam. Ngồi ra, nó cịn hỗ trợ cho việc đào tạo cán bộ và kinh nghiệm vận hành thị trường chứng khốn, tiếp thu kịp thời những thơng tin về sự biến động của TTCK khu vực và thế giới để có giải pháp phịng ngừa và ngăn chặn những “cú sốc” chứng khoán gây ra đổ vỡ thị trường. Đồng thời, hợp tác còn tạo điều kiện

thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra niêm yết tại TTCK nước ngoài, tạo bước phát triển về chất cho TTCK Việt Nam.

Toàn bộ động thái và tiến trình đó của TTCK Việt Nam đã mở ra triển vọng lớn cho cơ hội phát triển cũng như hội nhập của TTCK nước ta trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)