2.3. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam 67
- Tuy đã có sự phát triển nhất định trong thời gian vừa qua, nhưng TTCK Việt Nam vẫn chưa hội đủ các yếu tố để có thể được xem là “hàn thử biểu” đúng nghĩa của nền kinh tế.
TTCK chỉ được coi là hàn thử biểu của nền kinh tế khi đo lường được "sức
khỏe" của toàn bộ nền kinh tế, chỉ số của thị trường phải thể hiện chu kỳ phát triển của nền kinh tế, từ đó tạo mối quan hệ chặt chẽ và tương hỗ giữa TTCK và thị
trường tài chính. Điều này thể hiện ở 3 yếu tố chính sau:
Trên thị trường niêm yết hiện nay của chúng ta vẫn chưa có sự quy tụ
đầy đủ các doanh nghiệp lớn tiêu biểu của mọi ngành nghề. Một trong những yếu tố
bắt buộc để TTCK Việt Nam trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế, đó là thị trường phải chứa đựng những doanh nghiệp lớn tiêu biểu cho mọi ngành nghề, đại diện cho
một nền kinh tế. Tuy nhiên, theo thống kê đến hết năm 2009, trên hai sàn có 457 cơng ty niêm yết và chứng chỉ quỹ (sàn TP.HCM 200, sàn Hà Nội 257). Mặc dù tăng khá so với thời điểm khi mới hoạt động cũng như một số thời điểm trước đây
(năm 2007 có 250, năm 2008 có 338), nhưng nếu so với số lượng con số hàng trăm nghìn cơng ty cổ phần hiện hữu ở Việt Nam thì con số này chiếm khơng đáng kể. Mặt khác, tuy số lượng công ty niêm yết tuy đã tăng lên nhưng trong đó, một phần lớn các doanh nghiệp niêm yết thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa thực sự có nhiều doanh nghiệp lớn có sức chi phối nền kinh tế. Các doanh nghiệp điển hình đã niêm yết có giá trị vốn hóa thị trường đạt trên 1.000 tỉ đồng (tức đạt trên 53 triệu
USD) ở cả hai sàn năm 2009 đạt khoảng 65 (chỉ chiếm tỷ lệ 14% tổng số công ty
niêm yết ), trong đó số đạt từ 10 nghìn tỉ đồng trở lên (tức trên 570 triệu USD) mới có 18 (sàn TP.HCM có 16; sàn Hà Nội có 2). Trong đó, cho đến cuối năm 2009 TTCK Việt Nam số lượng cơng ty niêm yết nào có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD mà các nhà đầu tư lớn, cụ thể là nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngồi có thể mua được cổ phần chỉ chưa đến con số 5. Có thể nói, những cổ phần này cho thấy chỉ phù hợp với các quỹ đầu tư nhỏ. Về mức vốn hóa của thị trường, cuối năm 2008, do TTCK suy giảm nhanh, thì mức vốn hoá thị trường cũng giảm đi đáng kể, chỉ cịn khoảng
15,2% GDP. Đến cuối năm 2009, vốn hố của TTCK nước ta đã có cải thiện khá và
đạt mức 37,71%. Trong khi đó, theo kế hoạch Chính phủ đặt ra, tới năm 2010, tỷ lệ
vốn hóa TTCK phải chiếm 50% GDP và con số này phải tăng đến 70% vào năm
2020. Khi đó, quy mơ thị trường mới đủ lớn để có thể đưa TTCK thực sự trở thành hàn thử biểu của nền kinh tế theo đúng nghĩa của nó.
Giá chứng khốn chưa phản ánh một cách tương đối chính xác giá trị thực của doanh nghiệp niêm yết. Một thực tế hiện nay là phần lớn con số tính tốn
về giá trị thực của cổ phiếu đều chỉ sử dụng một cách máy móc những số liệu ghi trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết; chưa thể hiện được đầy đủ giá trị nội tại của doanh nghiệp mà nó phản ánh. Ngồi ra, sự kém minh bạch cịn phổ biến, kèm theo đó là những yếu tố thuộc về tài sản vơ hình của cơng ty (trình độ quản lý, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, chất lượng sản phẩm...) chưa phản
ánh hết trong báo cáo tài chính. Mặt khác, sự thiếu kiến thức và tâm lý đám đông của nhà đầu tư đã và đang tác động mạnh mẽ tới TTCK. Điều đó gây ra hiện tượng tâm lý nhà đầu tư chứ không phải do phương pháp xác định hay hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp quyết định giá chứng khoán.
Xét ở mức độ tương đối và trong nhiều thời điểm, diễn biến của TTCK Việt Nam chưa phản ánh tương đối chính xác sự biến động của nền kinh tế. Các năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến những bước thăng trầm của TTCK Việt Nam. Biến động điển hình nhất có thể chỉ ra là khoảng thời gian từ ngày 8/11/2006, VN- Index xuất phát với mức 525,99 điểm, chỉ 4 tháng sau (ngày 12/3/2007) VN-Index
đã leo lên tới đỉnh 1.170,67 điểm, để rồi sau đó VN-Index đã quay trở lại ở mức
trên dưới 300 điểm vào thời điểm cuối năm 2008. Việc lên xuống là chuyện bình
thường của thị trường, nhưng lên xuống với biên độ lớn trong thời gian ngắn có thể nhận thấy là có những yếu tố bất thường. Và điều này cho thấy thị trường chưa phản ánh chính xác sự biến động của nền kinh tế. Dễ dàng nhận thấy, có những thời điểm từ cuối năm 2007 đến nay, VN-Index đã giảm quá sâu, bất chấp những thông tin rất tốt về hiệu quả sản xuất - kinh doanh của đại đa số công ty niêm yết trên sàn, bất chấp nỗ lực chống lạm phát đã có kết quả bước đầu của Chính phủ. Hai năm trở lại
đây, diễn biến của thị trường có phần đồng điệu với biến động của nền kình tế hơn. Đó là do tác động chung mang tính tồn cầu của cuộc khủng hoảng kinh tế cũng
như các chính sách hỗ trợ kinh tế quyết liệt trong nước của Chính phủ và khi đó, TTCK Việt Nam khơng thể khơng bị ảnh hưởng theo cùng hướng. Những tháng đầu năm 2010, TTCK nước ta gần như đi ngang, VN-Index xoay quanh mức 500 điểm, không thể hiện rõ xu hướng vận động theo sự chi phối của tình hình kinh tế mà vẫn còn chịu sự điều chỉnh đáng kể của các hiện tượng tiêu cực như phát hành cổ phiếu ra công chúng không báo cáo, giao dịch cổ đông nội bộ không công bố thông tin,
giao dịch nội gián... với những vi phạm điển hình trên thị trường chứng khoán được phát hiện thời gian qua như trường hợp vi phạm chào mua công khai và công bố thông tin đối với cổ phiếu VTV vào tháng 02/2010, trường hợp giao dịch bất thường bị xử phạt đối với cổ phiếu SQC của Công ty Cổ phần Khống sản Sài Gịn - Quy
Nhơn tháng 01/2010 và nhiều vi phạm trong giao dịch với các cổ phiếu khác trong năm như HCT, HT1, TLC…). Nếu đơn giản chỉ nhìn vào TTCK, có thể nói chưa thấy được thực tế bức tranh khái quát của toàn bộ nền kinh tế.
- Quy mô TTCK Việt Nam vẫn còn khá nhỏ bé so với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới.
0.28% 0.34% 0.48% 0.39% 0.63% 1.21% 22.70% 40.00% 19.76% 37.71% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 T ỷ tr ọ ng /G D P
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ vốn hóa cổ phiếu trên GDP của Việt Nam qua các năm Nguồn: UBCKNN và Vneconomy.vn
Tính theo giá đóng cửa ngày 31/12/2009, tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên cả 2 sàn đạt khoảng hơn 620.551 tỷ đồng (495.172 tỷ
VND tại SGDCK TP.HCM và 125.379 tỷ VND tại SGDCK Hà Nội), tương đương 32,7 tỷ USD và chiếm 37,71% GDP. Đây cùng là năm có mức vốn hóa cao nhất của TTCK Việt Nam từ khi thành lập tính đến cuối năm này. Đây thực sự là giá trị vốn hóa quá nhỏ so với các TTCK nhỏ khác ở châu Á, như thị trường Indonesia với giá trị vốn hóa khoảng 79 tỷ USD, hay thị trường Philippines với giá trị vốn hóa 98 tỷ USD (theo báo cáo HSBC). Hay theo số liệu từ Công ty Tư vấn tài chính Singapore (ICH), vốn hóa thị trường năm 2007 của SGX là 631 tỷ USD với sự góp mặt của 900 định chế tài chính, 1.786 NĐT chuyên nghiệp; vốn hố TTCK Mỹ cùng thời điểm đạt mức 17,99 nghìn tỷ USD, tương đương với 132% GDP; vốn hoá TTCK
Nhật Bản đạt khoảng 122% GDP, tương đương 13,72 nghìn tỷ USD; tỷ lệ vốn hóa của TTCK của Ấn Độ là khoảng 170%, Trung Quốc khoảng 160%. Điều này cùng
chế sức hút và sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư lớn thực sự, đặc biệt là các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các tổ chức đầu tư có tầm cỡ của nước ngồi.
- Số lượng và cơ cấu các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam còn chưa đủ điều kiện để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của thị trường.
Theo thống kê, xét về khối lượng tài khoản chứng khoán, mặc dù trong năm 2009 số lượng tài khoản chứng khốn trên TTCK chính thức tăng gần 50% so với năm 2008 và đạt mức gần 800.000 tài khoản, nhưng con số này chỉ chiếm 0,9% tổng dân số của Việt Nam. So với Trung Quốc hay Đài Loan thì đây là con số khá nhỏ bé. Trung Quốc hiện có hơn 95 triệu tài khoản giao dịch, tương đương với với 7% dân số của nước này đầu tư vào TTCK, và Đài Loan có 10% dân số đang sở hữu tài khoản giao dịch chứng khốn (theo thuchanhchungkhoan.com). Thêm vào đó, thực tế cho thấy số tài khoản thường xuyên hoạt động (tài khoản active) chỉ đạt mức 40 - 50% do nhiều nguyên nhân khác nhau như: hạn chế trong quy định của UBCK về việc không được phép mở quá 1 tài khoản để giao dịch trên TTCK, khi đó, dù
khơng được dùng tên của mình để mở nhiều tài khoản, nhà đầu tư có thể mở tài
khoản dưới tên của người quen với quyền quyết định vẫn là của họ, hay do sự cạnh
tranh trong việc mở tài khoản cho khách hàng tại các CTCK… Ngoài ra, trong số các tài khoản này, nếu như ở các nước, nhà đầu tư tổ chức (bao gồm các quỹ đầu tư, công ty chứng khốn có mảng tự doanh... trong nước cũng như nước ngồi) chiếm khoảng 2/3, cịn nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 1/3 (theo cafef.vn), thì trên TTCK Việt Nam các con số trên đã ngược lại hay có thể nói đây là những đặc điểm hồn tồn trái ngược với thơng lệ quốc tế.. Chính tỷ trọng đảo ngược này cộng với nguồn vốn còn phụ thuộc lớn từ nguồn vay ngân hàng của các nhà đầu tư cá nhân, nên tính đầu tư theo phong trào cịn khá nặng, dễ làm cho thị trường dễ biến động mạnh mà hậu quả làm cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ dễ bị thua thiệt. Cũng như các nhà
đầu tư cá nhân ở nhiều TTCK Đông Nam Á khác, họ có xu hướng đầu tư mang tính đầu cơ ngắn hạn, thiếu chuyên nghiệp và ít quan tâm đến các chiến lược đầu tư dài
hạn hơn trên cơ sở những hiểu biết căn bản về hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này dễ gây những biến động mạnh về giá và giảm độ tin cậy của thị trường,
nhất là trong bối cảnh tính cơng khai, minh bạch của thị trường chưa thực sự được đảm bảo.
Một TTCK lý tưởng nên bao gồm nhiều loại nhà đầu tư, trong đó, nên bao gồm nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp, sử dụng các chiến lược đầu tư đa dạng để vừa tạo ra một tập hợp phong phú hơn các đối tượng tham gia vừa đảm bảo sự bền vững hơn của thị trường.
- Sự phát triển của các tổ chức trung gian trên TTCK, cụ thể là các công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư vẫn chưa hợp lý về số lượng, quy mô và chất lượng hoạt động.
Sự phát triển vượt bậc của TTCK Việt Nam kể từ cuối năm 2006 tới nay đã kéo theo sự ra đời của một loạt các định chế tài chính trung gian mà tiêu biểu và
đơng đảo nhất là các CTCK. Tính đến cuối năm 2009, số CTCK đã được cấp giấy
phép thành lập và hoạt động đã là 105. Những khoản lợi nhuận khổng lồ mà các
CTCK thu được trong thời gian thị trường sôi động đã làm cho nhiều doanh nghiệp muốn nhảy vào kinh doanh chứng khoán. Đến nay, so về quy mơ thị trường thì số lượng các CTCK của nước ta là quá nhiều, ngang bằng với số lượng CTCK của Trung Quốc, một nền kinh tế khổng lồ trong khu vực. Trong khi về mức vốn hóa thị trường thì TTCK nước ta cịn q nhỏ so với các TTCK trong khu vực, như đã đề cập phần trên. Được biết những TTCK lớn hơn nhiều như Thái Lan chỉ có khoảng 41 CTCK, Malaysia có 37 và Đài Loan có 31 CTCK. Việc có quá nhiều CTCK tham gia cung cấp dịch vụ trong khi quy mô thị trường còn nhỏ đã và đang tạo ra
một số hậu quả tiêu cực. Thực tế, trong bối cảnh TTCK suy giảm mạnh như thời gian qua, giá trị giao dịch xuống thấp, đã có khá nhiều CTCK gặp khó khăn, đặc
biệt là những cơng ty ra đời sau. Một trong những nguyên nhân là do lượng khách hàng hiện vẫn tập trung chủ yếu tại các CTCK lớn có tuổi đời và thương hiệu lớn
trên thị trường. Thông thường, nguồn thu chủ yếu của các CTCK là từ hoạt động
môi giới, bảo lãnh, tự doanh... Khi có sự phân bổ lệch lạc về thị phần môi giới như trên, để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận, phần lớn các CTCK nhỏ và mới trên thị
vấn, phát triển các dịch vụ gia tăng... Thế nhưng, việc UBCKNN quản lý cấp phép thành lập cho các CTCK chưa thực sự chặt chẽ trong thời gian dài đã làm xuất hiện nhiều các CTCK nhỏ không đảm bảo về hệ thống hạ tầng và công nghệ, khơng có mạng lưới, khơng có khách hàng (thị phần nhỏ), khơng có sản phẩm nổi trội, khơng có thương hiệu, khơng có đủ vốn hoạt động, khơng có nguồn nhân sự giỏi để cạnh
tranh các nghiệp vụ này trên một thị phần đã bị chia quá nhỏ như vậy... Trong khi
đó, trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty, đặc biệt là khi các CTCK 100%
vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam theo cam kết WTO và trước yêu cầu hiện nay về các giao dịch hiện đại và tiên tiến ngày càng cao, CTCK nào chưa
đủ năng lực để đáp ứng được những yêu cầu về giao dịch điện tử, khơng cung cấp được những dịch vụ tiện ích, hiện đại sẽ khó tránh khỏi nguy cơ bị “đào thải”. Nếu
cơ quan nhà nước khơng có các định hướng chiến lược, về dài hạn thì xu hướng giải thể hay sáp nhập của các CTCK là không thể tránh khỏi và theo một số ý kiến dự báo trên TTCK thì tới năm 2010 sẽ có thể chỉ còn lại khoảng dưới 1 nữa CTCK tồn tại.
Bên cạnh đó, một loại hình định chế tài chính khác là cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán vẫn chưa thực sự đông đảo. Đến cuối năm 2009, thị trường gồm 46 công ty quản lý quỹ lớn và nhỏ với tổng số vốn điều lệ là gần 1.835 tỷ đồng (theo vneconomy.vn), quản lý 20 quỹ đầu tư chứng khốn (4 quỹ cơng chúng và 16 quỹ
thành viên) với tổng số vốn huy động là 12.757 tỷ đồng. Thời gian qua cũng cho
thấy, loại hình định chế này chưa ổn định về chất lượng hoạt động và các loại hình sở hữu đối với loại hình này chưa da dạng (phần lớn là cơng ty TNHH vốn nước
ngồi) . Song song đó, số lượng và quy mô các quỹ đầu tư chứng khốn cịn khá nhỏ trên, thị trường như trên vẫn chưa tạo được nhiều lựa chọn cho các nhà đầu tư nhỏ, các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào TTCK thơng qua góp vốn vào các quỹ
đầu tư này.
- Vẫn còn những hạn chế liên quan đến khuôn khổ pháp lý và năng lực quản lý, giám sát thị trường của cơ quan nhà nước.
thị trường như vấn đề chất lượng niêm yết và kiểm toán, cũng như việc cải thiện cơ chế giao dịch trên thị trường hiện nay; chế tài xử lý vi phạm; xử lý vấn đề thua lỗ,