2.3. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.3.1. Một số kết quả đạt được của thị trường chứng khoán Việt Nam 66
Trải qua gần mười năm hoạt động với nhiều biến động và qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, thị TTCK Việt Nam đã cho thấy nó có vai trị và những đóng góp khơng nhỏ đối với cơng cuộc phát triển đối với nền kinh tế của đất nước nói
chung. Đó là một thời gian rất ngắn đối với việc phát triển một thị trường, nhưng
TTCK Việt Nam đã có những hiệu quả tích cực nhất định, thể hiện qua một số kết
quả nổi bật sau:
- Qua việc vận hành và phát triển đến một mức độ nhất định của TTCK, thị trường vốn trung và dài hạn trong nước đã bước đầu được hình thành. Trước kia,
nguồn vốn cho doanh nghiệp chủ yếu dựa vào hệ thống ngân hàng thương mại. Trong khi đó, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn trung và dài hạn của các chủ thể kinh tế ngày càng cấp thiết. Vì vậy, khi TTCK ra đời, nó tạo nên một kênh huy động vốn trực tiếp, hiệu quả thu hút nguồn vốn trong dân cư và công chúng đầu tư về cho doanh nghiệp.
- Một thành quả rất quan trọng của TTCK trong thời gian qua nữa là trước
đây khi chưa có thị trường chứng khoán, hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp có
hạn chế lớn là thường thiếu cơng khai, minh bạch và quản trị doanh nghiệp hầu hết
đều yếu kém. Khi TTCK phát triển, thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp
và nhà đầu tư thì tính đại chúng của doanh nghiệp ngày càng cao hơn và u cầu về tính cơng khai, minh bạch, cơng bố thông tin đầy đủ, kịp thời… buộc các doanh
nghiệp phải tính đến việc hồn thiện đội ngũ lãnh đạo và tổ chức hoạt động của
mình. Đây là động lực để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư, bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung.
- Bên cạnh đó, TTCK cũng đã tạo một kênh hiệu quả trong việc thu hút
nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào. Bên cạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thì nguồn vốn gián tiếp cũng đang ngày một tăng. Khả năng tạo và hút nguồn vốn này đã hỗ trợ cho việc cung vốn trong nước, tạo điều kiện tài trợ cho các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế.
hóa doanh nghiệp nhà nước. Thơng qua thị trường này, các cơng ty chứng khốn, tổ chức tư vấn cổ phần hóa đẩy mạnh tiến trình chung; nhiều doanh nghiệp nhà nước
đã được cổ phần hóa và bán cổ phiếu ra công chúng, lên sàn niêm yết. Giá trị này
góp phần thúc đẩy mục tiêu đến năm 2010 cơ bản hồn thành kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
- Ngồi ra, có một giá trị cần được đề cập tới là sự góp phần của TTCK
trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh hơn với thế giới. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, sự hợp tác của các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng với các đối tác nước ngồi khơng chỉ tạo sự hội nhập về nguồn vốn mà còn là kinh nghiệm quản lý, ở khả năng phát triển cơng nghệ, con người… Những điều đó cũng thể hiện ở một góc độ hội nhập của nền kinh tế nói chung.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, TTCK non trẻ của Việt Nam cũng
đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển của mình. Việc nhận thức
và đánh giá đúng đắn những yếu tố này sẽ có ý nghĩa quan trong trong việc nghiên cứu các giải pháp để phát tiếp tục phát huy tối đa vai trị tích cực của TTCK nước ta trong thời gian sắp tới.