2.1. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 28
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và tổ chức hoạt động của thị trường
2.1. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và tổ chức hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam chứng khốn Việt Nam
2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
- Sau khi chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc thành lập và phát triển TTCK bắt đầu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và được xem như là một
khách quan kinh tế đối với Việt Nam. Đến năm 1996, Nghị Quyết Đại hội lần thứ
VIII của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển thị trường vốn bằng nhiều hình thức thu hút
tiền gửi trung, dài hạn qua ngân hàng và các cơng ty tài chính để cho vay đầu tư phát triển. Mở rộng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu và xúc tiến chuẩn bị về thể chế, cán bộ và điều kiện cần thiết cho việc thiết lập TTCK và bảo đảm sự hoạt động lành mạnh của thị trường này”. Chủ trương này là tư tưởng chỉ đạo cho sự ra đời của TTCK của Việt Nam.
- Các nghiên cứu xây dựng đề án thành lập TTCK đã được một số cơ quan nhà nước như: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương... bắt tay thực hiện. Bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc Ngân hàng Nhà nước thành lập
Ban nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn, với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện thành lập TTCK ở Việt Nam.
- Ngày 29-06-1995, thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 361/QĐ-TTg về thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chuẩn bị các
điều kiện cần thiết cho việc tổ chức TTCK ở Việt Nam.
- Sau quá trình chuẩn bị các tiền đề cơ bản, ngày 28/11/1996, Đảng và
khốn và TTCK, đó là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK. Chủ trương này phù hợp với điều kiện xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam vì nó vừa tạo lập tiền đề cho sự ra đời, vừa khắc phục được những khiếm
khuyết trong hoạt động của TTCK như một số nước đã gặp phải.
- Ngay từ khi ra đời, UBCKNN đã xây dựng đề án tổ chức cho các chủ thể kinh tế gia nhập TTCK và quản lý sự vận hành các cơ cấu tài chính trung gian như: cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, các tổ chức lưu ký chứng khoán... Để hiện thực hoá các đề án, UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, các Ngân hàng thương mại,... để q trình này diễn ra thuận lợi.
Ngồi ra, việc đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động của TTCK cũng là một nhân
tố quan trọng để thị trường vận động trơi chảy. Do đó, UBCKNN đã sớm thành lập Trung tâm nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ về chứng khoán và TTCK (SRTC) vào năm 1997 với nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo chuyên gia, phổ cập tri thức kinh doanh về chứng khoán.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tiền đề nêu trên, ngày 11/07/1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK và
Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng
khoán trực thuộc UBCKNN: TTGDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội (tiền thân của SGDCK TP.HCM và Hà Nội hiện nay), đây là những văn bản pháp lý rất quan trọng cho việc đưa TTGDCK TP.HCM vào hoạt động, chính thức đánh dấu sự ra đời của TTCK Việt Nam. Ngày 20/07/2000, TTGDCK TP.HCM đã chính thức khai
trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. Ban đầu, trên Trung tâm chỉ có 4 cơng ty chứng khốn thành viên và 2 công ty niêm yết với giá trị cổ phiếu mới đạt 270 tỷ đồng (theo mệnh giá). Song, sự kiện này đã đánh dấu bước phát triển về chất của thị trường tài chính Việt Nam.
- Ngày 19/02/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP về việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính. Đây là bước đi hợp lý trong giai đoạn này nhằm mục tiêu thực hiện cải tổ bộ máy quản lý hành chính nhà nước về chứng
khốn theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
- Sau gần 5 năm kể từ ngày thành lập TTGDCK TP.HCM, ngày 08/03/2005, Trung tâm tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội chính thức khai trương và đi vào hoạt động với các dịch vụ ban đầu là đấu giá cổ phần và đấu thầu trái
phiếu. Sau đó, hoạt động giao dịch thứ cấp đã được triển khai với phương thức giao dịch thoả thuận và báo giá trung tâm.
- Sau 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, TTGDCK TP.HCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết định số 599/QĐ- TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành SGDCK TP.HCM. Ngày 08/08/2007,
SGDCK TP.HCM đã chính thức được khai trương
- Đến ngày 24/06/2009 vừa qua, dựa trên Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg
ngày 02/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại
TTGDCK Hà Nội, SGDCK Hà Nội đã được khai trương cùng với sự ra mắt và đi
vào hoạt động chính thức của thị trường đăng ký giao dịch dành cho chứng khốn
cơng ty đại chúng chưa niêm yết (còn gọi là thị trường UPCoM) với 10 doanh nghiệp đầu tiên đăng ký giao dịch. Trên cơ sở đó, SGDCK Hà Nội sẽ phát triển theo mơ hình một Sở giao dịch, ba thị trường dựa trên nền tảng công nghệ giao dịch từ xa tiên tiến, hiện đại.
- Tính đến ngày 31/12/2009, TTCK Việt nam đã có khoảng 105 cơng ty
chứng khốn đăng ký làm thành viên giao dịch và có tổng cộng 255 loại chứng khoán các loại được niêm yết (trên cả hai SGDCK), trong đó có 457 cổ phiếu,
chứng chỉ quỹ đầu tư với tổng khối lượng niêm yết là 13.035,41 triệu đơn vị và tổng giá trị vốn hóa đạt hơn 620.551 ngàn tỷ đồng (tương đương 37,7% GDP). Thị
trường trái phiếu đã có 30 thành viên, trong đó có 14 NHTM là thành viên đặc biệt và 16 CTCK là thành viên thông thường, gồm 588 trái phiếu các loại được niêm yết với tổng giá trị trên 161 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,8% GDP.
2.1.1.2. Tổ chức hoạt động của thị trường chứng khốn Việt Nam
Ở Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và Thị
hiện quản lý nhà nước về chứng khốn và TTCK và có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển thị trường chứng khốn;
Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Chỉ đạo UBCKNN thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát
triển TTCK và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính,
được thành lập theo Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996, có trách nhiệm giúp Bộ
trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị
trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và TTCK theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của UBCKNN
đã được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan, trong đó bao gồm việc
quản lý, giám sát hoạt động của SGDCK, TTGDCK, Trung tâm lưu ký chứng
Có thể nói rằng, với việc thành lập và tổ chức của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, nó cho thấy đây là mơ hình cơ quan quản lý nhà nước về chứng khốn mang tính chun nghiệp và phản ánh sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào thị trường với tư cách là nhà quản lý vĩ mô.
Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán: Sau
khi TTGDCK Hà Nội chuyển đổi thành SGDCK Hà Nội, thì hiện nay, các hoạt động giao dịch chứng khốn chính thức tại Việt Nam chủ yếu được tổ chức và quản
lý tập trung trên hai SGDCK là SGDCK TP.HCM (gọi tắt là HOSE) và SGDCK Hà Nội (gọi tắt là HNX). Theo quy định chung của pháp luật hiện hành, SGDCK tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của tổ chức phát hành đủ
điều kiện niêm yết tại SGDCK; TTGDCK tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán
cho chứng khốn của tổ chức phát hành khơng đủ điều kiện niêm yết tại SGDCK (tuy nhiên hiện nay TTCK Việt Nam khơng cịn TTGDCK). Hai SGDCK này này chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp của UBCKNN.
- Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (tên viết tắt là HSX):
đây là thị trường giao dịch lớn nhất và điển hình cho TTCK Việt Nam. Hiện nay
SGDCK này là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật
Doanh nghiệp, Điều lệ của SGDCK và các quy định khác của pháp luật có liên
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của SGDCDK TP.HCM
Theo quy định hiện nay, SGDCK TP.HCM tổ chức giao dịch đối với
các loại chứng khoán sau khi đã đáp ứng các điều kiện niêm yết quy định, gồm: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khốn và trái phiếu. Ngồi ra, các loại chứng
khốn khác (hiện nay chưa có) có thể được phép tổ chức giao dịch trên SGDCK
TP.HCM sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN.
Chứng khốn niêm yết tại SGDCK TP.HCM được giao dịch thông qua hệ thống giao dịch của SGDCK TP.HCM (ngoại trừ một số trường hợp như: giao dịch lô lẻ; chào mua công khai; cho, biếu, tặng, thừa kế…)
Các giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch được thực hiện
thông qua thành viên, là các công ty chứng khốn có đủ điều kiện quy định, và chỉ
đại diện giao dịch của thành viên mới được nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của
SGDCK. Hiện nay, hệ thống giao dịch không sàn đã được triển khai, theo đó nó cho phép các lệnh mua, bán chứng khoán của nhà đầu tư từ các CTCK được chuyển thẳng vào hệ thống giao dịch của SGDCK.
SGDCK TP.HCM tổ chức giao dịch chứng khoán từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ các ngày nghỉ theo quy định) thông qua hệ thống giao dịch qua 3 phiên và theo các phương thức:
9:00) và phiên đóng cửa (từ 10:15 đến 10:30) của ngày giao dịch để xác định giá
mở cửa và giá đóng cửa của chứng khốn trong phiên giao dịch tương ứng.
Khớp lệnh liên tục: được sử dụng trong phiên giữa của phiên mở
cửa và phiên đóng cửa (từ 9:00 đến 10:15) của ngày giao dịch.
Phương thức thoả thuận: được thực hiện sau phiên đóng cửa của
ngày giao dịch (từ 10h30 đến 11h).
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư được giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thoả thuận. Trái phiếu được giao dịch theo phương thức thoả thuận.
Đối với hoạt động giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư:
Nhà đầu tư chỉ được có một tài khoản giao dịch chứng khốn và chỉ
được mở tại một cơng ty chứng khốn.
Nhà đầu tư không được phép đồng thời đặt lệnh mua và bán đối với một loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trong cùng một ngày giao dịch. Khi đặt
lệnh bán hoặc mua chứng khoán, số dư chứng khoán (số dư tiền) trên tài khoản của khách hàng mở tại thành viên phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ ký quỹ chứng
khoán (tiền), hiện nay tỉ lệ này là 100%.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức
và cá nhân) có thể mua hoặc bán chứng khốn trên SGDCK. Trước đây, quyền sở hữu (tổng quyền sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài) ở một công ty niêm yết chỉ giới hạn đến 30%. Tuy nhiên, từ tháng 09/2005 đến nay, tỷ lệ này được nới lỏng lên tối đa 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). Ngoài ra, khi tham gia vào TTCK
Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài phải đăng ký qua một tổ chức lưu ký đã được cấp phép hoạt động theo đúng quy định (có thể là cơng ty chứng khốn hoặc ngân
hàng thương mại).
Ngồi ra, SGDCK TP.HCM cịn quy định chi tiết về nguyên tắc khớp lệnh giao dịch; về lệnh giao dịch áp dụng cho các giao dịch; đơn vị giao dịch và đơn vị yết giá; giá tham chiếu...
- Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (tên viết tắt là HNX): ra đời trên cơ
127/1998/QĐ-TTg ngày 11 tháng 07 năm 1998), chuyển từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà
nước, với vốn điều lệ ban đầu là 1.000 tỷ đồng.
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức SGDCK Hà Nội
Theo mơ hình phát triển chung, SGDCK Hà Nội sẽ hoạt động theo hướng một Sở giao dịch và 3 thị trường, gồm: thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt, thị trường giao dịch chứng khoán theo tiêu chuẩn niêm yết và thị trường đăng ký giao dịch (UPCoM).
Hiện nay, tổ chức và quản lý các hoạt động giao dịch chứng khoán niêm yết tại SGDCK Hà Nội cũng gần giống như các quy định tại SGDCK TP.HCM như đã nêu trên ngoài một số khác biệt quan trọng như sau:
SGDCK Hà Nội tổ chức giao dịch đối với các loại chứng khoán, gồm cổ phiếu, trái phiếu, nhưng hiện không quy định về việc tổ chức giao dịch đối với
chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán như trên SGDCK TP.HCM.
phương thức: khớp lệnh liên tục và thoả thuận. Lệnh giao dịch được áp dụng trong suốt phiên giao dịch là lệnh giới hạn.
SGDCK Hà Nội hiện nay tổ chức giao dịch chứng khoán của thị trường UPCoM từ 8h30 đến 15h00 (thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h30) với 2 phương thức giao dịch: thỏa thuận thông thường và khớp lệnh liên tục (được chính thức áp dụng từ ngày 19/7/2010 thay thế phương thức thỏa thuận điện tử trước đây).
Ngoài ra, do định hướng phát triển của Nhà nước ta đối với SGDCK TP.HCM và SGDCK Hà Nội có những đặc thù riêng, nên điều kiện để niêm yết cổ phiếu đối với các công ty trên SGDCK TP.HCM nhìn chung được quy định với tiêu chuẩn cao và chặt chẽ hơn so với yêu cầu niêm yết trên SGDCK Hà Nội. Các tiêu chuẩn niêm yết cụ thể đã được quy định trong Luật Chứng khoán ban hành năm
2006 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Trung tâm lưu ký chứng khoán: Ban đầu, Trung tâm lưu ký chứng
khoán được tổ chức theo mơ hình là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Uỷ ban
Chứng khốn. Ngày 18/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
171/2008/QĐ-TTg về việc thành lập TTLKCK Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại TTLKCK sang hoạt động theo mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của Nhà nước theo quy định của Luật Chứng khoán.
Trước đây, các chức năng đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán của thị trường được thực hiện bởi TTGDCK TP.HCM và TTGDCK Hà Nội. Trong hoạt động, hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán của hai tổ chức này được vận
hành độc lập với nhau mà khơng có sự liên kết. Bên cạnh đó, phạm vi dịch vụ do hệ thống cung cấp mới chỉ giới hạn ở các nhóm dịch vụ cơ bản là lưu ký, bù trừ thanh