2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.2.3. Một số chính sách tác động đến việc tổ chức và hoạt động của thị
trường chứng khoán đã được ban hành và áp dụng từ khi thành lập đến nay
Kể từ khi đưa TTCK chính thức đi vào hoạt động đến nay, các cơ quan quản lý TTCK của Việt nam đã liên tục thực hiện các chính sách và đưa ra các biện pháp có tính chất cả ngắn và dài hạn nhằm điều tiết và kiểm soát thị trường trong suốt hơn 8 năm hoạt động vừa qua. Một số chính sách, biện pháp đó cụ thể như sau:
- Ngay khi SGDCK TP.HCM chính thức đi vào hoạt động vào ngày
28/07/2000, thay vì áp dụng biên độ giá 5% theo quy định, SGDCK TP.HCM linh hoạt sử dụng mức biên độ 2%, với mục đích ưu tiên sự an toàn của các nhà đầu tư.
Đây là lần thay đổi biên độ giá đầu tiên trước khi phiên giao dịch đầu tiên diễn ra.
Vào thời điểm đó, thị trường bắt đầu từ mốc 100 điểm của chỉ số VN-Index, một
tuần giao dịch 3 phiên.
Qua việc điều chỉnh biên độ này, thị trường đã tăng dễ dàng do biên độ nhỏ,
tạo ra tâm lý phấn chấn đối với nhà đầu tư và càng làm cho thị trường tăng lên
nhanh chóng hơn. Và trong vịng gần một năm sau đó, VN-Index đã tăng lên mức cao 571 điểm.
- Ngày 13/06/2001, SGDCK TP.HCM quyết định thay đổi biên độ giá từ
2% lên 7%, nhằm tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hành vi đầu tư của các nhà đầu tư. Sau lần điều chỉnh này, thị trường thị trường tiếp tục tăng nóng từ mốc gần 430 điểm lên mức 571 điểm trong vòng 6 phiên giao dịch sau đó. Thế nhưng, sau khi đạt đỉnh điểm này, VN-Index bắt đầu thời kỳ tụt giảm liên tục và xuống
mức thấp kỷ lục 203 điểm ngày 12/10/2001.
- Ngày 10/10/2001, SGDCK TP.HCM giảm biên độ dao động giá từ 7%
xuống 2%, như một trong những giải pháp hãm tốc độ giảm giá, ổn định thị trường. Lần thay đổi biên độ thứ ba này diễn ra khi nhiều nhà đầu tư khơng cịn chấp nhận nổi việc giá cổ phiếu rớt đều 7%/phiên. Nhà đầu tư hoảng loạn và rút ra khỏi thị
trường khi TTCK rớt giá liên tục trong 1 tuần. Sau việc điều chỉnh này, thị trường liên tục tăng 19 phiên giao dịch liên tiếp lên sát mốc 300 điểm (28/11/2001) trước khi tụt giảm trở lại.
- Ngày 07/03/2002, SGDCK TP.HCM tăng số phiên giao dịch từ 3 phiên
lên 5 phiên/1 tuần giúp tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán, đáp ứng nhu
cầu giao dịch của nhà đầu tư. Trước và sau thời điểm này, thị trường vẫn giao dịch
ở mức trên dưới 200 điểm.
- Ngày 01/08/2002, SGDCK TP.HCM tăng biên độ dao động giá từ 2% lên
3%, khẳng định vai trò điều tiết thị trường khi mức cung cổ phiếu tăng nhanh do có thêm các cơng ty niêm yết. Thị trường không phản ứng rõ rệt mà vẫn trong giai đoạn suy giảm.
- Ngày 01/01/2003, SGDCK TP.HCM tăng biên độ dao động giá từ 3% lên
5%, nhằm tăng sức hút thị trường. Tăng biên độ từ 3% lên 5% nhằm tăng tính hấp dẫn cho thị trường, tăng khả năng thanh khoản trong điều kiện cầu yếu hơn cung. Tuy nhiên, thị trường vẫn trong xu thế suy giảm trong suốt năm 2003.
- Ngày 20/05/2003, SGDCK TP.HCM giảm lô giao dịch từ 100 cổ phiếu
xuống 10 cổ phiếu; áp dụng lệnh ATO; tăng số lần khớp lệnh từ 1 lên 2 lần/1 phiên (đợt 1 từ 9h đến 9h20, đợt 2 từ 10h đến 10h30); từ 10h30 đến 11h dành cho giao dịch thỏa thuận; giảm tỷ lệ ký quỹ từ 100% xuống 70%; nhằm góp phần đa dạng
hóa các cơ hội, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường. VN-Index sau thời điểm này vẫn dao động ở mức thấp và xoay quanh
mốc 150 điểm cho đến cuối năm.
- Ngày 17/07/2003, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định
146/2003/QĐ-TTg về việc cho phép tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài trong một tổ chức niêm yết từ 20% tăng lên 30% tổng số cổ phiếu niêm yết, và tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngồi trong một cơng ty quản lý quỹ đầu tư từ 30% tăng lên 49% vốn điều lệ.
- Ngày 28/11/2003, Thủ tướng Phan Văn Khải ký ban hành Nghị định
144/2003/NĐ-CP về TTCK thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP ban hành ngày 11/07/1998, nhằm đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an tồn, cơng khai,
công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư.
động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy TTCK phát triển, ngày 19
tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển
UBCKNN vào Bộ Tài chính.
- Ngày 08/03/2005, SGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động với
nhiệm vụ ban đầu là đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu, đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK Việt Nam.
- Ngày 14/07/2005, SGDCK Hà Nội khai trương Sàn giao dịch chứng
khoán thứ cấp với 3 phiên giao dịch trong tuần vào các ngày thứ 2, thứ 4 và thứ 6 từ 9h-11h theo quyết định 244/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, từng bước cụ thể hóa mơ hình hoạt động của SGDCK Hà Nội.
- Ngày 29/09/2005, Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg được ban hành thay
thế Quyết định 146/2003/TTg nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên 49% nhằm thu hút đông đảo nhà đầu tư nước ngoài đến với thị trường
Việt Nam.
- Ngày 03/05/2006, Trung tâm Lưu ký Chứng khốn chính thức đi vào
hoạt động theo Quyết định số 189/2005/QĐ-TTg ký ngày 27/07/2005 nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của TTCK nói chung và hệ thống lưu ký, thanh tốn bù trừ nói riêng.
- Ngày 14/06/2006, SGDCK TP.HCM chuyển từ giao dịch 2 đợt thành 3
đợt/1ngày, trong đó đợt 1 giao dịch từ 8h40 đến 9h10, đợt 2 từ 9h20 đến 9h50, đợt 3
từ 10h-10h30, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua bán chứng khoán của nhà đầu tư. - Ngày 31/06/2006, SGDCK Hà Nội tăng số phiên giao dịch từ 3
phiên/tuần lên 5 phiên/tuần giúp tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán, đáp
ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư.
- Ngày 01/01/2007, Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ban hành ngày
12/07/2006 bắt đầu có hiệu lực thi hành, thay thế Nghị định 144/2003/NĐ-CP của
Chính phủ, tạo ra mơi trường pháp lý ổn định, góp phần thúc đẩy TTCK phát triển nhanh và bền vững.
theo đó quy định tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi khơng vượt
quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
- Ngày 01/07/2007, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN ban hành ngày 28/05/2007
bắt đầu có hiệu lực thi hành, quy định giới hạn các tổ chức tín dụng cho vay vốn
cầm cố bằng cổ phiếu để đầu tư chứng khoán dưới 3% tổng dư nợ (kèm theo văn
bản hướng dẫn hạn cuối cùng để giảm xuống tỷ lệ đó là ngày 31/12/2007) với mục
đích hạn chế tăng trưởng nóng của TTCK, ngăn ngừa rủi ro của hệ thống ngân hàng
thương mại. Chính sách này đã tác động mạnh đến thị trường và góp phần đáng kể làm mạnh thêm đà sụt giảm đang diễn ra trên thị trường lúc này.
- Ngày 30/07/2007, SGDCK TP.HCM thực hiện giao dịch khớp lệnh liên
tục ở đợt 2 (từ 9h đến 10h), nhằm tăng khả năng khớp lệnh của thị trường và tăng tính độc lập của nhà đầu tư trong việc đưa ra mức giá giao dịch hợp lý.
- Ngày 08/08/2007, TTGDCK TP.HCM chuyển thành SGDCK TP.HCM
theo Quyết định số 599/2007/QĐ-TTg ban hành ngày 11/05/2007 nhằm đảm bảo đáp ứng kịp các yêu cầu của sự phát triển và quy mô ngày càng tăng nhanh của
TTCK Việt Nam.
- Ngày 20/11/2007, Quốc hội thơng qua Luật Thuế thu nhập cá nhân trong
đó quy định thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 20%, hoặc 0,1%
giá trị mỗi lần bán chứng khốn. Luật bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/01/2009,
nhưng hiện nay vẫn đang trong giai đoạn tạm hỗn trước tình hình chung của nền kinh tế và thị trường chứng khốn khơng thật thuận lợi.
- Ngày 01/02/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố thay thế Chỉ
thị 03/2007/CT-NHNN bằng Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN theo đó quy định tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư và kinh doanh chứng khốn
khơng vượt q 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
- Ngày 03/03/2008, SGDCK TP.HCM chính thức điều chỉnh nới rộng thời
gian giao dịch của đợt khớp lệnh liên tục từ 9h – 10h15 và thu hẹp thời gian giao dịch của đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa từ 10h15 – 10h30, nhằm tăng tính hiệu quả của phương thức khớp lệnh liên tục.
Cùng thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số
34/2008/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia. Ủy ban
này có chức năng tham mưu, tư vấn trong hoạt động điều phối và giám sát thị
trường tài chính (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm).
- Ngày 06/03/2008, thị trường kết thúc chuỗi 7 ngày sụt giảm liên tiếp nhờ
thông tin SCIC công bố mua vào một số cổ phiếu như một trong những giải pháp hỗ trợ thị trường của Chính phủ.
- Ngày 27/03/2008, trước sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường,
UBCKNN quyết định giảm biên độ dao động giá chứng khoán tại HOSE từ +/-5%
xuống +/-1%, tại HNX từ +/-10% xuống +/-2%. Sau đó, để tăng cường tính thanh khoản cũng như các yếu tố tích cực của thị trường khi tâm lý nhà đầu tư đã dần dần
ổn định hơn, biên độ lần lượt nới dần lên +/-2% và +/-3% từ ngày 7/4; lên +/-3% và
+/-4% từ ngày 19/6 và lên +/-5% và +/-7% từ ngày 18/8. Đây là tần suất điều chỉnh biên độ chưa từng có trong lịch sử, mặc dù phía sau đó là những nhận định khác
nhau về hiệu quả của biện pháp can thiệp này.
- Ngày 27/04/2009, SGDCK Hà Nội ra quyết định 159/QĐ-TTGDHN ban
hành quy chế Quản lý thị trường đăng ký giao dịch (UpCOM) tại SGDCK Hà Nội,
từng bước mở rộng thị trường giao dịch chứng khốn có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do. Đến nay thị trường UpCOM đã hoạt động được gần một năm và thu hút một lượng công ty niêm yết và nhà đầu tư nhất định.
Các chính sách, biện pháp kiểm sốt và điều chỉnh thị trường trong thời gian qua đã có những ý nghĩa nhất định trong việc đảm bảo sự vận hành liên tục và ổn
định hơn của TTCK của nước ta. Đồng thời, nó cũng góp phần giúp thị trường vượt
qua những thời điểm nhạy cảm do đặc thù của lịch sử phát triển còn khá non trẻ
này. Mặt khác, việc xem xét và đánh giá lại hiệu quả, ý nghĩa và mức độ tác động của các biện pháp này trong từng giai đoạn cũng là việc làm cần thiết để làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu để đề ra các giải pháp phát triển TTCK trong thời gian tới.