Các giải pháp về việc hoàn thiện thể chế của thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 88)

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

3.2.1. Các giải pháp về việc hoàn thiện thể chế của thị trường chứng khoán

đẩy mạnh. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức quốc tế các Ủy Ban

Chứng khoán (IOSCO). Với tư cách là thành viên, Việt Nam đã và đang chuẩn bị ký thỏa thuận về việc tuân thủ các quy định chung về thị trường sau năm 2010. Hiện

đã ký thỏa thuận với các cơ quan quản lý TTCK của Malaysia, Singapore, Thái Lan,

Hàn Quốc, Trung Quốc. Ở cấp sở và trung tâm, Việt nam đã ký thỏa thuận hợp tác với SGDCK New York (NYSE), Maylaysia, Hàn Quốc và Singapore (SGX)… Trên cơ sở các hợp tác này, cầu nối trao đổi thông tin quản lý được xây dựng nhằm hỗ trợ cho quá trình tìm hiểu và chấp thuận để các tác nhân kinh tế nước ngoài đầu tư vào TTCK Việt Nam. Ngồi ra, nó cịn hỗ trợ cho việc đào tạo cán bộ và kinh nghiệm vận hành thị trường chứng khốn, tiếp thu kịp thời những thơng tin về sự biến động của TTCK khu vực và thế giới để có giải pháp phịng ngừa và ngăn chặn những “cú sốc” chứng khoán gây ra đổ vỡ thị trường. Đồng thời, hợp tác còn tạo điều kiện

thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra niêm yết tại TTCK nước ngoài, tạo bước phát triển về chất cho TTCK Việt Nam.

Toàn bộ động thái và tiến trình đó của TTCK Việt Nam đã mở ra triển vọng lớn cho cơ hội phát triển cũng như hội nhập của TTCK nước ta trong thời gian tới.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY

3.2.1. Các giải pháp về việc hoàn thiện thể chế của thị trường chứng khoán Việt Nam Việt Nam

Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế và khung pháp lý cho TTCK

Trước hết phải khẳng định rằng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh thị

trường vốn nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng là một đòi khách quan, diễn ra liên tục và thường xuyên. Đối với các quốc gia phát triển, các nguyên tắc điều chỉnh

hoạt động của thị trường vốn đã trở thành tiêu chuẩn hợp lý, mang tính quốc tế và

hệ thống pháp lý đã tương đối hoàn chỉnh. Chúng ta cần tiếp tục xây dựng khuôn

khổ pháp lý sao cho vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, vừa từng bước đáp ứng được yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế để tạo hành làng pháp lý đầy đủ hơn,

và tăng khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực. Một khn khổ pháp lý hồn thiện sẽ tạo được sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật trên thị trường vốn và các văn bản pháp luật khác có liên quan, góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Có được một khn khổ pháp lý hoàn thiện như vậy sẽ tạo tâm lý ổn định, yên tâm cho các tổ chức và cá nhân trong nước cũng như nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường vốn Việt Nam. Hiện nay, một số vấn đề trong pháp luật về chứng khốn và TTCK cần được tiếp tục hồn

thiện như:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai và thực thi những quy định của luật

chứng khốn và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan để nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành, đồng thời rà soát, cập nhật, bổ sung theo hướng thơng thống hơn cho thị trường, đặc biệt, cần chú ý tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ và hiệu quả hơn trong việc quản lý các mặt như niêm yết và phát hành chứng khốn, cơng ty đại chúng, quản lý cấp phép và quản lý hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng

khoán…Cụ thể như sau:

- Sửa đổi bổ sung Luật Chứng khoán, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và TTCK do hiện nay mức xử phạt nhẹ chưa phát huy được tác dụng ngăn ngừa vi phạm, nên hiện tượng phạm luật xảy ra còn khá

nhiều. Việc xử phạt trong thời gian qua chủ yếu gồm hai hình thức là cảnh cáo và phạt tiền, mà chưa có trường hợp nào bị xử phạt hình sự về các vi phạm trong lĩnh vực chứng khốn. Do đó cần thay đổi các vấn đề như: tăng mạnh mức phạt, nâng

mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm cao hơn mức cao nhất 70 triệu đồng hiện nay; phải tịch thu toàn bộ các khoản lợi thu được từ việc thực hiện các hành vi vi phạm; xử lý phạt tù đối với các tội phạm về chứng khoán theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự. Đồng thời, trước mắt, quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền cho các

đối tượng nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình khi thực hiện giao dịch trên

TTCK.

- Đối với vấn đề phát hành và niêm yết, đến nay, thị trường của ta đã có

thời kỳ “tạo hàng” đáng ghi nhận. Các công ty đại chúng đã thấy được vai trị của

TTCK và có sự quan tâm đáng kể để được niêm yết và được phát hành chứng khốn trên thị trường chính thức. Vì vậy, hiện nay chúng ta có thể nâng cao điều kiện phát hành và điều kiện niêm yết. Chẳng hạn, muốn được phát hành hoặc niêm yết, công ty phải có 2-3 năm liên tục gần nhất có lợi nhuận (hiện nay đối với việc phát hành là 1 năm) và tỷ suất lợi nhuận phải đạt một tỷ lệ phần trăm nào đó so với vốn điều lệ (hiện nay chưa có điều kiện này). Hoặc, đối với điều kiện chào bán chứng khốn ra cơng chúng có thể bổ sung điều kiện yêu cầu các cơng ty có kế hoạch và cam kết

đưa cổ phiếu giao dịch trên thị trường tập trung (SGDCK hoặc UPCoM) trong thời

hạn nhất đinh kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khốn ra cơng chúng. Việc

này nhằm thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường có tổ chức và để phù hợp với

điều kiện, năng lực quản lý đối với giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng và

phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, điều kiện phát hành và niêm yết càng khắt khe, chứng khoán trên thị trường càng có chất lượng, thì thị trường càng an tồn và phát triển bền vững.

- Đối với các công ty đại chúng, cần tăng cường quản lý và cần thiết sẽ bổ

sung các quy định liên quan đến việc đăng ký lưu ký tập trung và công bố thông tin của các công ty này như tăng cường hình thức và mức độ xử phạt vi phạm (đặc biệt

đối với vấn đề công bố thông tin và kiểm tốn); đăng tải thơng tin về các cơng ty

chưa tuân thủ trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo áp lực đối với các

công ty này; xem xét không cho phép các công ty đại chúng chưa đăng ký lưu ký

được thực hiện phát hành thêm cổ phiếu; hoặc có thể ưu đãi phí quản lý cơng ty đại

chúng trong thời gian đầu; có chính sách khuyến khích các cơng ty niêm yết trên thị trường UPCoM…

- Tăng cường đảm bảo tính nghiêm túc và tiến độ chấp hành các quy định

việc tách bạch tiền gửi hoàn toàn khỏi cơng ty chứng khốn phải được thực hiện

triệt để. Song song đó, quy định về việc tách riêng lưu ký tới từng nhà đầu tư các cổ phiếu cần có cũng nên sớm được triển khai chính thức và đồng bộ thay vì quản lý thơng qua tài khoản tổng của các thành viên lưu ký (CTCK) như thời gian qua. Chỉ có vậy thì nếu bất cứ cơng ty chứng khốn nào phá sản hoặc sát nhập, tài sản của nhà đầu tư mới được bảo đảm khơng bị mất mát và tránh tình trạng chứng khốn có thể bị lợi dụng vì lợi ích của thành viên lưu ký.

- Song song đó, tiếp tục nghiên cứu tạo lập các quy định pháp lý phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm từng bước hướng việc tổ chức và điều hành TTCK theo đúng chuẩn mực quốc tế, tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam có khả

năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực. Chẳng hạn, cần có chính sách khuyến khích, hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực quốc tế về kế toán và kiểm tốn đối với các cơng ty niêm yết, cơng ty đại chúng hay cơng ty quản lý quỹ, từ đó nâng cao tính minh bạch, hiệu quả kinh doanh và khả năng hấp dẫn của các công ty này đối với nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngồi. Đồng thời, đó là một bước chuẩn bị cần thiết cho việc niêm yết của các doanh nghiệp Việt Nam trên TTCK nước ngoài trong thời gian tới.

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của thị trường giao dịch trái phiếu chuyên

biệt tại SGDCK Hà Nội để tạo ra cơ cấu phù hợp giữa cổ phiếu và trái phiếu trên

TTCK, tạo điều kiện cho các kênh đầu tư nước ngồi duy trì ổn định tại Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể thấy, số lượng CTĐC chưa niêm yết là rất lớn, trong khi nhân lực của cơ quan quản lý là UBCK lại có hạn. Đến nay, thị trường UPCoM chính

thức đi vào hoạt động được 1 năm, song mới chỉ có một số lượng chưa lớn doanh nghiệp đăng ký giao dịch. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện việc quy hoạch, tổ chức lại các thị trường giao dịch cổ phiếu hiện hành, chẳng hạn: sớm thành lập một trung tâm giao dịch riêng để vận hành UPCoM tách khỏi HNX như hiện nay. Tất cả những CTĐC chưa niêm yết hoặc đã niêm yết nhưng khơng cịn đáp ứng được điều kiện niêm yết sẽ được giao dịch tại thị trường UPCoM một cách minh bạch, khoa học và có trách nhiệm hơn. Hoặc, cơ quan quản lý có thể xem xét khả năng nhập 2

SGD thành một, giao dịch các loại chứng khoán niêm yết có vốn từ 80 hoặc 100 tỷ

đồng trở lên và có một thị trường UPCoM giao dịch các loại chứng khoán chưa

niêm yết, theo nguyên tắc đấu giá cạnh tranh. Đồng thời, từng bước thực hiện cổ phần hóa SGD, bán cổ phần cho các CTCK thành viên, để các CTCK vừa là người chủ sở hữu vừa là thành viên thị trường, từ đó nâng cao quyền hạn và ý thức trách

nhiệm của các CTCK với thị trường…

- Nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sự ổn định, tránh những biến động lớn và đột ngột của thị trường, ngay từ bây giờ, các cơ quản quản lý cần nhanh chóng hồn tất xây dựng cơ chế hoạt động Quỹ bình ổn thị trường. Như trên thị trường

xăng dầu trong nước, vừa qua, Bộ Tài chính vừa ban hành thơng tư số 56/2009 hướng dẫn việc thành lập, sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đối với Quỹ bình ổn TTCK, có thể tham khảo mơ hình của một số nước như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Theo đó, các nước này hình thành Quỹ bình ổn thị trường trên cơ sở vốn góp của Nhà nước và của các thành viên cũng như các quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường. Khoản tiền này có thể được tung ra để bình ổn thị trường

trong những lúc biến động quá dữ dội, qua đó giúp các nhà đầu tư khỏi bị sốc. Quỹ có thể cũng sẽ được dùng để đầu tư sinh lợi và sử dụng lại cho các hoạt động có lợi cho giới đầu tư. Về nguyên tắc hoạt động, quỹ này sẽ mua vào khi thị trường rất

thấp và giá trị cổ phiếu đã hấp dẫn, kết hợp với việc mua vào của các tổ chức lớn nhằm chặn đà suy giảm của cổ phiếu. Khi thị trường hồi phục, bán ra thanh lý quỹ hoặc Nhà nước chuyển nhượng lãi cổ phần cho khu vực tư nhân…

- Đối với việc điều tiết thị trường chứng khoán, chỉ có Luật chứng khốn

thơi thì chưa đủ, vì thị trường này liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc đời sống kinh tế - xã hội như sở hữu, quan hệ vay mượn, quan hệ kinh tế của các chủ thể… Do đó cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành, bổ sung, sửa đổi Bộ Luật dân sự, Luật thương mại, các luật thuế, Luật chống rửa tiền, Luật ngân hàng, Luật kế toán, Luật thống kê... để tạo tính đồng bộ trong điều chỉnh hoạt động của TTCK.

Nâng cao hơn nữa vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với TTCK

thiệp linh hoạt, nhạy bén đối với thị trường chứng khoán. Nhà nước thực hiện điều chỉnh, điều tiết thị trường thơng qua các chính sách, cơng cụ kinh tế, tài chính, tiền tệ như chính sách thuế, lãi suất, đầu tư và các cơng cụ tài chính khác trên cơ sở tôn trong các quy luật vận động của thị trường và hạn chế tối đa việc can thiệp quá sâu, dễ gây hậu quả khơng tốt cho thị trường. Ngồi ra, việc hoàn thiện và phát huy hơn nữa vai trị Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (thành lập từ năm 2008) trong lĩnh vực tài chính nói chung và TTCK nói riêng là cần thiết. Ủy ban này không hoạt động như một cơ quan thanh tra, mà đơn thuần là cơ quan giám sát vĩ mô, chủ yếu

giám sát từ xa, giám sát để tư vấn, cảnh báo giúp Thủ tướng Chính phủ điều hành nền kinh tế linh hoạt, chính xác và có hiệu quả hơn.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban chứng khoán nhà nước với các cơ quan hữu quan trong việc hồn thiện khn khổ pháp lý, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý TTCK. Chẳng hạn: tăng

cường phối hợp giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính để ban hành và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến các vấn đề về chính sách phí, lệ phí, các chính sách về thuế cho các nhóm đối tượng trên thị trường chứng khoán; hay phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước để cải thiện quy trình trong việc chào bán chứng khốn ra cơng chúng của các tổ chức bảo hiểm, ngân hàng thương mại…

- Xây dựng và áp dụng các nền tảng và tiêu chí giám sát hoạt động của

TTCK; phát triển kỹ năng giám sát thích hợp để kiểm tra được các giao dịch bất

thường, nâng cao kỹ năng điều tra chuyên sâu các giao dịch nội gián, thao túng giá cả trên TTCK. Cụ thể như việc tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm giám sát giao dịch chứng khoán. UBCKNN và các sở giao dịch chứng khoán cần khẩn trương phối hợp xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ công tác giám sát giao dịch (như phần mềm lưu trữ và khai thác dữ liệu trong ngắn hạn và hệ thống giám sát giao dịch tự động dài hạn). Hệ thống giám sát giao dịch tự động khi được các

SGDCK đưa vào vận hành sẽ có khả năng phát hiện các dấu hiệu giao dịch bất

đồng thời có khả năng đánh giá lại giao dịch trong quá khứ, giúp bộ phận giám sát

giao dịch dễ dàng phát hiện, phân tích các dấu hiệu bất thường của giao dịch chứng khốn nhằm nhanh chóng phát hiện các vi phạm.

- Tăng cường phối hợp giữa công tác giám sát và công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trường và áp dụng nghiêm các chế tài dân sự, hình sự đối với các hành vi thao túng chứng khoán và TTCK của các nhà

đầu tư trong và ngoài nước. Cụ thể, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cần hoàn thiện

cơ chế giám sát đến tài khoản của từng nhà đầu tư để tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động thị trường bằng việc đẩy mạnh thực hiện công tác giám sát,

thanh tra, xử lý một số thành viên thị trường và cá nhân vi phạm. UBCKNN sẽ thực hiện công tác kiểm tra định kỳ và bất thường đối với các Sở GDCK, Trung tâm Lưu ký Chứng khốn. Bên cạnh đó cịn tăng cường kết hợp giám sát giữa các đơn vị

thuộc UBCKNN, các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, cũng như tăng cường phân cấp, ủy quyền công tác giám sát, kiểm tra thành viên đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường chứng khoán việt nam hiện nay (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)